Những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1929 1933.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 38 - 47)

1933 đối với nền kinh tế Việt Nam.

2.3.1. Những biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1929 - 1933. 1933.

Nền kinh tế Việt Nam gắn chặt với kinh tế Pháp và thị trƣờng thế giới thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì thế, khi giá hàng hóa trên thị trƣờng thế giới sút giảm, ngoại thƣơng đình trệ đã dẫn tới nền sản xuất ở trong nƣớc bị suy giảm theo. Việt Nam nói riêng và Đông Dƣơng nói

chung không thể thoát ra khỏi ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, bởi lẽ “Nó đã thoát ra khỏi hoàn cảnh cô lập của những nền kinh tế cổ sơ. Do những món hàng xuất cảng gạo, cao su, than, quặng của nó. Đông Dương chiếm một địa vị rất quan trọng trên thị trường quốc tế để chịu ảnh hưởng những biến loạn đang diễn ra trên thị trường thế giới” [15,23].

Đồng thời với việc thực hiện những chính sách nhằm giảm bớt hậu quả của khủng hoảng (nhƣ đã nêu ở phần trên), Pháp tiếp tục thi hành ở Đông Dƣơng những chính sách bóc lột thuộc địa. Đó là các chính sách về thuế quan, tiền tệ và thuế.

Chính sách liên hợp thuế quan đối với các thuộc địa của Pháp có nguồn gốc từ “thỏa ước thực dân” (1892). Theo đó mọi thuộc địa của Pháp phải chịu những điều kiện ngặt nghèo về quan thuế nhƣ sau:

- Cấm thuộc địa buôn bán với các quốc gia khác ngoài Pháp và thuộc địa khác của Pháp.

- Cấm thuộc địa vận tải hàng hóa bằng tàu nƣớc khác (ngoài nƣớc Pháp).

- Thuộc địa không đƣợc sản xuất những mặt hàng có thể cạnh tranh với hàng hóa của Pháp

- Pháp chỉ mua những mặt hàng đặc biệt (nông sản và những sản phẩm nhiệt đới khác) trong các thuộc địa của mình [33, 38].

Chính sách liên hợp thuế quan dựa trên cơ sở Đạo luật thuế quan ban hành ngày 1/11/1892 và Đạo luật thuế quan ban hành ngày 13/4/1928. Theo đó, mọi vấn đề về thuế quan của Đông Dƣơng phải tuân thủ ba nguyên tắc sau :

Sản phẩm thuộc địa nhập khẩu vào nƣớc Pháp chia làm hai loại: loại một phải trả thuế suất tối thiểu của biểu thuế nhập khẩu của nƣớc Pháp, loại thứ hai phải trả một nửa thuế suất ấy, loại thứ ba đƣợc miễn thuế.

Sản phẩm ngoại quốc nhập khẩu vào thuộc địa của Pháp phải chịu thuế quan nhƣ nhập vào nƣớc Pháp [33, 87].

Pháp tăng thuế xuất khẩu hàng hóa từ Đông Dƣơng sang các nƣớc khác (trừ Pháp và thuộc địa của Pháp) lên tới 45% [51, 15], đánh thuế nặng các loại hàng hóa nhập khẩu vào Đông Dƣơng (50% - 100% giá hàng). Đặc biệt hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc phải chịu mức thuế từ 100% đến 1000% [25, 22-23] (Xem bảng 2.6).

Với mức thuế nặng nhƣ vậy, tất yếu lƣợng hàng nhập khẩu từ các nuớc (trừ Pháp) vào Việt Nam sụt giảm mạnh. Điều đó tạo thuận lợi cho hàng hoá Pháp độc chiếm thị trƣờng Đông Dƣơng mặc dù giá hàng nhập cảng ngày càng tăng (giá hàng Pháp cao hơn các nƣớc khác 15%) [34, 327]. Nhờ bán đƣợc hàng với giá cao, Pháp đã thu đƣợc nhiều nguồn lợi từ thuế: Năm 1930, thuế thƣơng chính Pháp thu đƣợc ở Đông Dƣơng là 18.652.000 đồng Đông Dƣơng, tăng hơn 6.000.000 đồng Đông Dƣơng so với năm 1928 (tức 12.500.000 đồng Đông Dƣơng). Theo cách tính của Paul Bernard, thuế thƣơng chính năm 1930 xấp xỉ bằng 1/8 ngân sách Đông Dƣơng [15, 107]

Bảng 2.6: Giá thuế quan đánh vào hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Đông Dương từ năm 1929 trở đi [25, 22-23]

(Đơn vị: Francs)

Tên hàng Giá thuế cũ (đánh vào 100 kg hàng)

Giá thuế từ năm 1929 trở đi

Thuốc lá 350 1.000 Sợi mây miễn thuế 30 Rau khô, rau ƣớp 30 130

Dấm 40,80 144

Si - dầu, sang sáo 17,00 300

Chè 353,60 600 Đồ sứ trắng 66,15 160 Đồ sứ có men màu 117,60 300 Đồ sành trơn 68,00 400 Đồ sành có men màu 135,00 1.200 Sợi gai 382,50 1.000 Tơ 340,00 12.000 Vải 680,00 1.600 Mũ vải, bớ tất 3.825,00 20.000 Áo nịt 3.825,00 10.000 Lụa 1.360,00 6.000đến 70.000 Hàng thêu 3.400,00 3.200 Liễn (giấy bồi làm

câu đối) 76,50 1.400 Dù bằng giấy 76,50 2.200 Quạt giấy 76,50 1.360 Dép rơm 25,50 100 Pháo 204,00 1.600 Gối 92,20 2.100

Bên cạnh chính sách thuế quan, Pháp cònáp dụng chính sách tiền tệ,

theo đó Sắc lệnh ngày 31/5/1930 quy định:

“Điều 1: Đồng bạc, đơn vị tiền tệ của Đông Dương được biểu hiện bằng 655mg vàng, thanh sắc 900/1000, tức trị giá tương đương với 10 frs theo luật ngày 25/6/1928 ấn định”

“Điều 2: Ngân hàng Đông Dương phải đảm bảo đổi giấy bạc ra vàng cho người mang giấy bạc, theo qui định 655mg vàng với thanh sắc 900/1000, cho mỗi đồng bạc, tại Sài Gòn hoặc Paris theo sự lựa chọn của người có giấy bạc, và người có giấy bạc đổi phải chịu phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm từ Sài Gòn đến Paris. Ngân hàng Đông Dương chỉ tiến hành nghiệp vụ chuyển đổi này với những món tiền nhỏ mà mức sẽ do Bộ trưởng Bộ tài chính và Bộ thuộc địa thoả thuận với Ngân hàng Đông Dương…” [47, 34-35].

Chính sách tiền tệ năm 1930 gắn đồng Đông Dƣơng với bản vị vàng (thay bản vị bạc), qui định 1 đồng Đông Dƣơng ăn 10 francs làm cho đồng Đông Dƣơng cao giá (vì vàng và đồng Francs vẫn giữ giá ở mức cao). Chính sách đó một mặt “duy trì và củng cố quyền thống trị của tư bản tài chính Pháp ở các thuộc địa” [33,52], mặt khác gây ảnh hƣởng xấu đến nền thƣơng mại của Đông Dƣơng trong giai đoạn này.

Cùng với các chính sách thuế quan và chính sách tiền tệ, thực dân Pháp còn áp dụng ở Việt Nam chính sách thuế 45% đối với gạo, khiến cho gạo của Việt Nam không thể bán cho các nƣớc khác ngoài Pháp và thuộc địa của Pháp [43, 410].

Có thể nói, các chính sách thuế quan, tiền tệ và thuế của thực dân Pháp đã khiến cho nền kinh tế Đông Dƣơng phụ thuộc chặt chẽ hơn vào nền kinh tế Pháp. Đồng thời, các chính sách này làm trầm trọng hơn những

tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Việt Nam. Những tác động đó đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

- Sự giảm giá các mặt hàng xuất khẩu.

Giá 1 tạ gạo loại 1 tại Sài Gòn năm 1931 là 6,6 đồng, năm 1932 là 5,4 đồng, năm 1933 là 3,2 đồng [64, 14].

Giá 1 tạ ngô tại Sài Gòn năm 1929 là 6,89 đồng, năm 1930 là 5,56 đồng, năm 1934 là 4,28 đồng [25, 22].

Giá 1kg cao su năm 1928 là 22 francs, năm 1932 là 3 francs [18, 9]. Giá trung bình 1 tạ than các loại năm 1929 là 28 đồng, năm 1935 là 6,62 đồng [22, 68].

Các số liệu trên cho thấy các loại nông sản chủ yếu đều bị giảm giá, trong đó cao su có mức giảm mạnh nhất. Việc giảm giá các mặt hàng nói trên ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tổng giá trị xuất khẩu và toàn bộ nền kinh tế bởi gạo, ngô, cao su là những mặt hàng xuất khẩu chính - chiếm 69,7% tổng giá trị xuất khẩu [1, 197] của Việt Nam thời kỳ đó.

- Sự phá sản của các công ty tư bản.

Sự sụt giá của các mặt hàng xuất khẩu không những ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của những công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu mà còn gây ra những hậu quả nặng nề cho các công ty sản xuất, kinh doanh ở trong nƣớc. Trƣớc khi xảy ra khủng hoảng, các công ty này phải vay vốn của ngân hàng để duy trì hoạt động. Khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, giá cả sụt giảm mạnh, hàng hoá ứ đọng, nợ ngân hàng không trả đƣợc khiến họ lâm vào tình trạng phá sản hàng loạt.

Từ năm 1930 đến năm 1934, ở Việt Nam có 69 công ty bị giảm vốn, với tổng số vốn bị giảm bớt là gần 500 nghìn francs [33, 64 - 65] và 112 công ty tƣ bản bị phá sản.

Bảng 2.7 : Tình hình các công ty bị phá sản trong các năm 1930 - 1934 [33, 62]

Năm Số công ty phá sản Số tư bản (francs)

1930 17 42.966 1931 26 108.657 1931 26 108.657 1932 24 37.635.000 1933 26 49.920.000 1934 19 32.274.000

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng. Trong đó chủ yếu là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, xây dựng, thƣơng mại…

Bảng 2.8 : Số công ty thuộc các lĩnh vực kinh tế bị phá sản trong hai năm 1930 - 1931 [33, 62]

Năm Nông lâm ngư nghiệp Mỏ hầm đá Công nghiệp chế biến Công trình xây dựng Vận

tải Thương mại động Bất sản Ngân hàng - bảo hiểm Tổng 1930 2 6 2 1 - 5 - 1 17 1931 3 4 9 - 1 9 - - 26 Nói về sự phá sản của hàng loạt các công ty tƣ bản thời kỳ này, toàn quyền Pièrre Pasquier nhấn mạnh:“Bây giờ đây mọi sự đóng cửa cơ sở, mọi sự phá sản (của những công ty lớn còn lại sau cuộc cạnh tranh) là một trở ngại mới, nó ngăn chặn con đường phục hồi vì nó bẻ gẫy các luồng thương mại, vì nó đình chỉ những mối quan hệ kinh doanh khó phục hồi (tức những quan hệ kinh doanh giữa bọn tư bản lớn với nhau)” [33, 64].

Sự phá sản hàng loạt các công ty, các doanh nghiệp dẫn tới hiện tƣợng sáp nhập giữa các công ty tƣ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và khai mỏ.

Trong những năm khủng hoảng, Công ty Pháp Mỏ than Bắc Kỳ thôn tính, mua lại với giá chỉ bằng 50% giá trị thực của hai Công ty than Kế Bào và Công ty than gầy Bắc Kỳ. Năm 1933, Công ty Đồn điền trà Đông Dƣơng đƣợc thành lập do sự sáp nhập của ba đồn điền cũ. Năm 1935, Công ty Société Indochine de Plantation d’hévéas đƣợc thành lập từ sự tập trung của bốn công ty trồng cây cao su [1,189].

Tại các công ty tƣ bản lớn, quá trình tập trung tƣ bản diễn ra mạnh mẽ. Ngân hàng Đông Dƣơng năm 1931 tăng tƣ bản từ 72 triệu francs lên 120 triệu francs. Công ty Cao su Đông Dƣơng năm 1931 tăng tƣ bản từ 15 triệu francs lên 20 triệu francs, năm 1932 tăng từ 22,5 triệu francs lên 28 triệu francs. Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ tăng từ 38 triệu francs lên 39 triệu francs trong năm 1933. Công ty Điện Nƣớc Đông Dƣơng tăng từ 22,5 triệu francs lên 57 triệu francs [33, 64].

- Sự thay đổi khối lượng và xu hướng đầu tư của nguồn vốn tư bản tư nhân Pháp vào Việt Nam.

Vốn đầu tƣ tƣ nhân chiếm khoảng trên 2/3 tổng số đầu tƣ của Pháp vào Đông Dƣơng. Theo các thống kê của Pháp, từ khi hoàn thành việc chinh phục thuộc địa cho tới năm 1940, tổng số vốn đầu tƣ các loại của Pháp vào Đông Dƣơng là 52 tỷ francs (5,2 tỷ đồng Đông Dƣơng), trong đó vốn tƣ nhân lên tới 38,458 tỷ francs (tức 3,845 tỷ đồng Đông Dƣơng) - chiếm hơn 73,9 % tổng số vốn. Từ năm 1931 đến năm 1935, vốn đầu tƣ tƣ nhân chỉ còn 512 triệu francs (bằng 1/8 so với thời kỳ 1924 - 1930) [32, 56].

Nguồn vốn tƣ nhân từ năm 1924 đến năm 1930 tập trung chủ yếu cho nông nghiệp (33,3%), tiếp đến là ngân hàng, bất động sản (19,5%), mỏ

(17,1%), công nghiệp (15,8%), thƣơng mại (0,95%), cuối cùng là vận tải (0,46%) [41, 124].

Từ năm 1931, tỷ lệ vốn đầu tƣ tƣ nhân vào các ngành kinh tế có sự thay đổi rõ rệt. Mỏ đá và công nghiệp đƣợc ƣu tiên (44,5%), kế tiếp là thƣơng mại, vận tải, công ty bất động sản, ngân hàng (34%), cuối cùng là nông nghiệp và khai thác rừng (chiếm 21,5% tổng số vốn đầu tƣ) [2, 63]. Sự thay đổi này xuất phát từ chính sách kinh tế của chính quyền thực dân Pháp và diễn biến của các ngành kinh tế trong từng thời kỳ.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919 - 1929), toàn quyền Đông Dƣơng Albert Sarraut cho rằng nông nghiệp phải đƣợc coi là mục tiêu khai thác hàng đầu:

Kể từ nay chúng ta không thể bằng lòng với việc sử dụng những sản phẩm tự nhiên của đất đai hay những thực phẩm do việc khai thác gần như mọi rợ những đất đai mà người bản xứ cấy trồng. Thời kỳ này phải được kế tiếp bằng một thời kỳ khác gọi là: Thời đại nông nghiệp có nghĩa là khai thác đất đai bằng người bản xứ dưới sự hướng dẫn của các điền chủ có nhiều vốn và những hiểu biết mang tính thực tiễn” [41, 127].

Nông nghiệp đƣợc ƣu tiên về vốn so với các ngành kinh tế khác với tỷ lệ 23,64% tổng số vốn (1.272,6 triệu francs trong tổng số 5.380 triệu fancs). Đến thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, giá nông sản xuất khẩu hạ, diện tích gieo trồng giảm mạnh, nông nghiệp trở thành ngành kinh tế ít lợi nhuận nhƣng lại chịu rủi ro cao, vì thế tỷ lệ vốn đầu tƣ vào nông nghiệp đã giảm đi và tập trung vào các ngành kinh tế khác nhƣ đã đƣợc trình bày ở trên.

Trong khi đó, ngành khai thác mỏ xuất hiện một nghịch cảnh là các chỉ số kinh tế khác nhƣ giá cả sản phẩm, sản lƣợng khai thác, giá trị sản xuất đều giảm thì số lƣợng các nhƣợng địa và diện tích các nhƣợng địa lại tăng lên.

Bảng 2.9: Số lượng nhượng địa, diện tích nhượng địa than của Đông Dương từ 1929 - 1934 [5,125-127].

Năm Số nhượng địa Diện tích (ngàn ha)

1929 134 1930 149 170 1930 149 170 1931 169 184 1932 179 193 1933 181 190,5 1934 178 185,7

Hiện tƣợng này phản ánh xu hƣớng của chủ mỏ giảm đầu tƣ vào sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)