Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến đời sống của các tầng lớp xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 61 - 72)

sống của các tầng lớp xã hội Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 không chỉ ảnh hƣởng đến các nƣớc tƣ bản mà còn ảnh hƣởng nặng nề tới các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc do chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang thuộc địa.

Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng không nằm ngoài ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng này. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam bắt đầu từ kinh tế rồi lan sang các lĩnh vực chính trị - xã hội.

Mọi giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam đều chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 với những mức độ khác nhau. Không những thế, mỗi giai cấp, tầng lớp phải đối mặt với những khó khăn riêng của mình. Điều này dẫn tới mức độ phản kháng khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội với các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đƣợc áp dụng ở thuộc địa trong thời gian này.

- Giai cấp địa chủ

Trƣớc chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cƣ dân nông thôn Việt Nam, chiếm 50% diện tích canh tác. Cùng với quá trình đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ “càng phát triển hơn về số lượng và quy mô sở hữu, càng đa dạng hơn về thành phần, về cách thức tích tụ ruộng đất và bóc lột giai cấp nông dân” [40,25-26].Vào thời điểm sau chiến tranh, trên cả ba kỳ có đến 6.550 đại địa chủ sở hữu trên 50 ha ruộng đất [23,76-77].

Những thống kê của Yves Henry và Pierre Gourou cho thấy đến trƣớc năm 1930 ở Việt Nam có đến 7.780 đại địa chủ sở hữu từ 50 ha (hoặc mẫu, tuỳ theo xứ) trở lên, tức chỉ chiếm 0,41% so với tổng số 1.874.059 điền chủ của cả nƣớc. Có đến 1.355.000 ha ruộng đất trên tổng diện tích 4.300.000 ha đất canh tác của cả nƣớc thuộc quyền sở hữu của các đại địa chủ, tƣơng ứng 31,5% (kể cả công điền). Nếu so sánh với diện tích canh tác tƣ hữu, thì ruộng đất của tầng lớp đại địa chủ chiếm đến 35,84% [40, 25-26]

Giai cấp địa chủ có thành phần xuất thân khác nhau: Từ địa chủ “truyền thống”, địa chủ “nhà quê” đến số địa chủ mới vƣơn lên nhờ quá trình tích lũy ruộng đất tƣ (bao gồm các thƣơng gia, viên chức, thầu khoán, quân nhân, giáo sỹ…). “Mọi thành phần xã hội đều có khuynh hướng địa chủ hoá”. Tuy nhiên “Do tình trạng khác nhau về lợi ích nghề nghiệp, mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong tầng lớp địa chủ cũng có những nhận thức khác nhau đối với thời cuộc và thể hiện thái độ khác nhau đối với phong trào dân tộc” [40, 30].

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những tác động nhiều mặt tới giai cấp địa chủ, đặc biệt là các địa chủ vừa và nhỏ. Giá cả nông sản hạ dẫn tới chi phí cho sản xuất lớn hơn giá thành sản phẩm. Tình trạng thua lỗ trong sản xuất xảy ra liên tục dẫn tới việc nhiều địa chủ hoặc bỏ hoang ruộng đất hoặc phải đi vay để duy trì sản xuất. Số tiền mà các địa chủ Nam Kỳ vay từ quỹ Hội nông tín tƣơng tế bản xứ Nam Kỳ (SICAM) liên tục tăng trong những năm diễn ra khủng hoảng kinh tế. Năm 1929, số tiền mà SICAM cho vay là 9,489 triệu đồng Đông Dƣơng, đến năm 1930 lên tới 12,086 triệu, năm 1931 là 11,172 triệu, năm 1932 là 12,002 triệu [44, 274].

Các khoản nợ của một số địa chủ Bắc và Trung Kỳ vay từ Nông phố ngân hàng (CPA) cũng liên tục tăng.

Bảng 3.1: Số nợ trễ hạn của các địa chủ tại Thanh Hoá, Hải Dương giai đoạn 1929 - 1933

(Đơn vị: Đồng Đông Dương) [44, 375-377].

Năm Thanh Hóa Hải Dương

1929 528,0

1930 695,60 47.238 1931 9.246,60 193.937 1931 9.246,60 193.937 1932 91.316,30

1933 46.963,90

Nhiều địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ, bị phá sản hàng loạt, ruộng đất và tài sản bị tịch biên, thậm chí nhiều ngƣời bị truy tố do không trả đƣợc nợ. Tại Nam Kỳ, trong quý II năm 1932 có 159 địa chủ bị truy tố và số ruộng bị tịch thu lên tới 13.055 héc ta [44, 275]. Tại Bắc Kỳ. Với nhiều địa chủ không có khả năng thanh toán số nợ vay từ quỹ CPA cũng xảy ra tình trạng tƣơng tự.

- Giai cấp tư sản Việt Nam

Giai cấp tƣ sản Việt Nam chủ yếu xuất thân từ những ngƣời buôn bán nhỏ (trên 50%) và một phần từ giai cấp địa chủ (chủ yếu ở Nam Kỳ). Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên phạm vi hoạt động nhỏ, vốn ít, luôn bị tƣ sản Pháp, tƣ sản Hoa Kiều cạnh tranh, chèn ép.

Giai cấp tƣ sản Việt Nam trƣởng thành nhanh chóng về cả số lƣợng và tiềm lực kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, đồng thời sự phân hóa thành hai bộ phận: tƣ sản dân tộc và tƣ sản thân Pháp (tƣ sản mại bản) diễn ra sâu sắc hơn. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ghi nhận sự tham gia nhiều hơn và vai trò tích cực hơn của bộ phận tƣ sản dân tộc trong nền kinh tế.

Trong những năm 1923 - 1927, Bắc Kỳ đã có 449 nhà thầu khoán ngƣời Việt nhận thầu trong lĩnh vực công chính với tổng số tiền là 4.356.417 đồng; trong lúc đó chỉ có 155 thầu khoán Tây đƣợc tuyên bố trúng thầu các công trình công cộng với số tiền là 1.857.990 đồng [40, 45]. Nhiều công ty thƣơng mại lớn đƣợc thành lập, nhiều nhà máy xay xát gạo, các xƣởng cơ khí, các hãng vận tải, các công ty mỏ… của ngƣời Việt mở rộng quy mô sản xuất.

Bƣớc sang những năm 30, cùng với các giai cấp và tầng lớp khác, giai cấp tƣ sản Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933.

Nhiều nhà tƣ sản Việt Nam bị thua lỗ, nợ nần, bị khánh tận và phá sản hàng loạt. Nguyễn Chiêu Thông (chủ nhà máy xay loại lớn nhất Sài Gòn) mắc nợ hơn 500.000 đồng (trên số vốn 750.000) đã bị khánh tận tài sản; Nguyễn Thành Điểm (chủ hãng xe hơi lớn nhất ở Vĩnh Long) bị mắc nợ hơn 300.000 đồng (trên số vốn 600.000) đã bị phá sản [7, 42]. Nhà cự phú Bạch Thái Bƣởi buộc phải bán Công ty đóng và sửa chữa tàu biển “Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty” cho Công ty vận tải đƣờng sông và đƣờng biển Đông Dƣơng [50, 25].

Tại Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, toà án thƣơng mại Đông Dƣơng đã xử tới 502 vụ khánh kiệt tài sản và 160 vụ phát mại tài sản. Trong đó có một số nhà tƣ bản lớn nhƣ: Bùi Quang Chiêu (với công ty nông nghiệp), Nguyễn Duy Hinh và Trần Văn Hữu góp cổ phần với số vốn năm 1930 là 600.000 đồng [37,107].

Số vụ án khánh tận và phát mại tài sản của các nhà tƣ sản trong cả ba kỳ liên tục tăng trong những năm diễn ra khủng hoảng kinh tế:

Bảng 3.2: Số vụ án khánh tận và phát mại tài sản của các nhà tư bản Việt Nam giai đoạn 1929 – 1933 [38-351,352].

Năm

Hà Nội Sài Gòn Hải Phòng

Án khánh tận Án phát mại Án khánh tận Án phát mại Án khánh tận Án phát mại 1929 8 1 95 6 15 4 1930 7 1 87 14 12 2 1931 18 5 100 26 21 5 1932 16 12 64 27 16 12 1933 17 12 34 27 12 6

Tuy vậy cũng có một số ngƣời nhờ làm ăn với thực dân Pháp đã trở thành những nhà tƣ sản lớn nhƣ Cao Văn Đạt, Tôn Thất Hân, Vũ Thị Loan, Trần Lập Cƣ… Ngoài ra, còn có một bộ phận trong giai cấp tƣ sản sau thời gian làm ăn khó khăn đã quay về mua ruộng đất, kinh doanh đất đai, trở thành những tƣ sản kiêm địa chủ. Nhà tƣ sản Nam Sinh lập đồn điền trồng lúa ở Thọ Sinh (Minh Tân, Kiến Thụy, Hải Phòng). Nguyễn Sơn Hà cũng “dự phòng” cho mình một chỗ đứng chân bằng cách mua đất lập đồn điền ở xã Phạm Mệnh, Kim Môn, Hải Dƣơng [50, 26].

- Giai cấp nông dân

Giai cấp nông dân Việt Nam chiếm 90% dân số nhƣng chỉ sở hữu một số lƣợng nhỏ diện tích canh tác. Trên cả ba kỳ có 1.697.616 tiểu điền chủ sở hữu dƣới 5 ha hoặc dƣới 5 mẫu. Chiếm 89,62% tổng số chủ ruộng nhƣng các tiểu điền chủ chỉ sở hữu chƣa đầy 1/3 diện tích đất tƣ. Diện tích ruộng đất bình quân của những tiểu điền chủ (0,72 ha/ngƣời) nhỏ hơn 241 lần so với diện tích ruộng đất bình quân của tầng lớp đại địa chủ [40, 35].

Giai cấp nông dân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX bị “điêu đứng trong thân phận nửa tiểu nông, nửa vô sản”, và “vòng vo, luẩn quẩn trong sự phân hoá nửa vời” [40, 40].

Ngƣời nông dân không trả đƣợc nợ phải bán ruộng hay cầm cố tài sản. Họ trở thành lao động làm thuê, cấy rẽ cho điạ chủ phong kiến. Nhiều nông dân bỏ làng quê của mình để bán sức lao động cho các nhà máy, hầm mỏ, các khu công nghiệp và gia nhập giai cấp công nhân.

Trong những năm khủng hoảng kinh tế, nông dân chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Chính quyền thực dân Pháp tăng biểu thuế cũ (đối với thuế trực thu) và đặt thêm nhiều loại thuế mới (gián thu), đổ gánh nặng thuế khoá lên nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân.

Năm 1929, nửa tạ gạo (giá 11,58 đồng/1 tạ) tƣơng đƣơng 1 xuất sƣu, năm 1932, 1 xuất sƣu là 1 tạ gạo (giá 5,49 đồng/1 tạ), năm 1934, phải bán 2 tạ gạo mới đủ nộp 1 xuất sƣu (giá 3,20 đồng/tạ) [26, 23]. Năm 1931, thuế thân ở Trung Kỳ tăng 20% so với mức năm 1928, có nơi tăng tới 60% nhƣ Phan Thiết; thuế ở Bắc Kỳ tuy có giảm nhƣng thực ra lại tăng từ 2 đến 3 lần vì giá lúa rẻ mà giá sinh hoạt đắt đỏ [36, 73].

Mỗi năm, một nông dân ở Bắc Kỳ phải nộp 6, 30 đồng thuế trực thu (gồm 1,50 đồng thuế ruộng và 4,8 đồng thuế thân). Mức thuế này ở Nam Kỳ là 20 đồng, ở Trung Kỳ là 5 đồng [12, 73]. Thuế trực thu bằng từ 9% đến 25,4% sản lƣợng thu hoạch, chiếm từ 37,9% đến 44,8% tổng số thu nhập của ngƣời nông dân.

Khi nói về vấn đề thuế gián thu ở Đông Dƣơng, Marinetti - một quan chức trong chính quyền thuộc địa - tuyên bố:“Quần chúng bị bóc lột, bị kiệt quệ vì các thứ thuế, và gánh nặng quá mức về các thứ thuế trực thu sẽ

gây ra những khó khăn. Nhưng phải tăng các thứ thuế gián thu, vì dù sao đi nữa cũng phải tăng các thứ thuế”.

Mặc dù năm 1934, thống đốc Nam Kỳ Pagès ra nghị định hạ 10% thuế thân, hạ 20% thuế điền địa, hạ 10% thuế môn bài ở một số tỉnh Nam Kỳ [13, 87], song thuế khóa vẫn là một gánh nặng với nông dân trong khi tiền công lao động ở nông thôn ngày càng rẻ.

Nạn đói không những xuất hiện ở Bắc và Trung Kỳ mà còn ở Bạc Liêu - tỉnh nổi tiếng nhiều lúa gạo nhất Nam Kỳ. Hạn hán, bão lụt, vỡ đê liên tiếp xảy ra khiến nhiều làng quê trở nên tiêu điều, xơ xác.

Trong những năm 30 của thế kỷ XX, ngƣời nông dân phải “ăn đói đến 7, 8 tháng, bần nông 5, 6 tháng, một số trung nông thiếu 3, 4 tháng. Trong những tháng ấy họ phải ăn cầm hơi mỗi ngày 1 bữa, có khi hai ngày mới được 1 bữa cơm, còn ăn cháo, ăn ngô, ăn khoai, cùng lắm thì rau má, củ chuối, củ mài, gọi là có cái nhét cho đầy ruột” [48, 112 -113].

- Giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành và phát triển qua hai cuộc khai thác thuộc địa. Năm 1913 số công nhân khai thác mỏ là 12.000 ngƣời, năm 1914 tăng lên 15.000, năm 1916 - 1917 là 17.000 ngƣời [40, 62].

Nhằm cung cấp nhân công cho các cơ sở kinh tế của ngƣời Pháp, chính quyền thực dân đã áp dụng chính sách đẩy những ngƣời nông dân bị bần cùng hóa đi tìm việc làm tại các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền. Ngƣời công nhân phải “ký một hợp đồng nô lệ” với các chủ tƣ bản (nhƣ cách diễn đạt của nhà báo Pháp Louis Roubaud).

Công nhân phải làm việc vô cùng nặng nhọc. Trƣớc năm 1927 ở Bắc và Trung Kỳ, không có một văn bản chính thức quy định giờ làm việc của công nhân. Điều kiện làm việc kém, tiền công ít ỏi, các khoản thuế má

nặng nề, các hình phạt dã man… nhiều ngƣời công nhân đã phải chịu cảnh đau ốm, bệnh tật. Nhiều ngƣời chết khi chƣa hết hợp đồng. Tỷ lệ tử vong của công nhân các đồn điền cao su là 14% [34, 185]. Ngƣời công nhân không đƣợc quyền đấu tranh đòi cải thiện đời sống của mình. Mọi hành vi tổ chức, tham gia bãi công, biểu tình đều bị khép vào “tội hình” và bị đàn áp dã man.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm gia tăng nạn thất nghiệp. Năm 1932, số công nhân mỏ là 33.500 ngƣời so với năm 1930 là 45.700 ngƣời [19, 33].

Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, chính quyền thuộc địa ở Đông Dƣơng thực hiện chính sách “Hợp lí hóa” lao động với mục đích tăng cƣờng bóc lột nhân công rẻ mạt ở thuộc địa. “Sự hợp lí hóa là một biện pháp ít nhiều khoa học mà giai cấp tư sản sử dụng để làm tồi tệ hơn tình cảnh của các quần chúng” [16, 402].

Nội dung của “Hợp lý hóa” là kéo dài ngày lao động, giảm tiền công và cấm lao động làm khoán. Những công nhân lành nghề, có mức lƣơng cao bị sa thải và thay bằng các công nhân mới. Nếu muốn đƣợc nhận vào làm việc lại, những ngƣời công nhân cũ bị ép phải chấp nhận mức lƣơng của công nhân mới thấp hơn rất nhiều.

Trong thời kỳ khủng hoảng, để có thể kiếm đƣợc 0.35đ/ngày, ngƣời công nhân phải vận chuyển 7 xe thay vì 4 xe nhƣ trƣớc kia. Nếu nhƣ trƣớc kia một cu li chỉ lo khai thác 450 cây cao su, thì nay trong thời kỳ khủng hoảng cũng với mức lƣơng đó, họ phải làm tới 1000 cây [16, 402].

Không chỉ các nhà máy điện, nƣớc dùng mánh khóe đó, mà: “Sở Ba-son - một sở công nghiệp hiện đại lâu đời nhất Việt Nam cũng làm như vậy… Không rõ lời lỗ của Ba-son là bao nhiêu nhưng biết rằng nhờ bớt

người, tăng việc, giảm lương, tất nhiên là cũng nhờ bóc lột hàng chục vạn người tiêu thụ mà công ty điện nước Sài-gòn lời to lắm ngay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế: năm 1922 lời 1.112.000 phơ-răng; năm 1925 lời 6.000.000 phơ răng; năm 1933 lời 9.593.337 phơ răng” [19, 35].

“Hợp lý hóa” lao động đƣợc ghi lại trong “Văn kiện Đảng toàn tập”

nhƣ sau :

Vinh, nhà máy diêm - đã có 20% số công nhân ở đây bị đuổi việc, tiền công của số 80% công nhân còn lại được tăng thêm 10 xu mỗi ngày, nhưng họ phải làm cả phần việc trước kia của những công nhân bị đuổi việc.

Các nhà máy điện cơ đã thải hồi một tỷ lệ công nhân nhất định và áp dụng cách trả công theo sản phẩm.

Đã thải hồi 50% số công nhân ở các nhà máy xẻ gỗ, số công nhân được giữ lại thì làm việc cách nhật.

Các xưởng đường sắt - tại đó áp dụng cách trả công theo sản phẩm. Các xí nghiệp khai thác gỗ do cơ giới hóa đã thải hồi đa số công nhân

Nhà máy rượu - chỉ hoạt động ba lần trong tuần và trả tiền công cho công nhân bằng rượu

Những chiếc thuyền máy và ô tô đã đẩy mạnh số lượng lớn cu-li vào tình trạng mất việc làm. Bình Định có 7000 người thất nghiệp, Tuaran có 1000 người thất nghiệp” [17, 402].

Bảng 3.3: Tiền lương công nhật của công nhân Việt Nam giai đoạn 1931 – 1933 [56 -162, 166].

(Đơn vị: đồng Đông Dương)

Địa phương 1931 1932 1933 Số lƣợng công nhân Lƣơng/ Ngƣời Số lƣợng công nhân Lƣơng / Ngƣời Số lƣợng công nhân Lƣơng / Ngƣời

Công nhân chuyên môn Hải

Phòng

461 0,77 1.857 0,57 1.256 0,66 Hà Nội 1.606 0,64 1.007 0,68 1.389 0,63 Hà Nội 1.606 0,64 1.007 0,68 1.389 0,63 Sài Gòn 4.106 1,50 3.768 1,35 2.793 1,25

Nhân công nam Hải Phòng 293 0,37 3.488 0,35 2.324 0,35 Hà Nội 1.525 0,37 749 0,33 606 0,33 Sài Gòn 5.295 0,74 2.261 0,68 2.435 0,62 Nhân công nữ Hải Phòng 34 0,41 1.027 0,25 446 0,23 Hà Nội 343 0,22 166 0,22 90 0,22 Sài Gòn 402 0,45 295 0,45 184 0,41

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)