Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến hầu hết các tầng lớp xã hội Việt Nam, làm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội càng trở nên phức tạp [27, 273].
Trong năm 1931 có tới hơn 200 cuộc biểu tình của nông dân với nhiều mức độ khác nhau - từ đơn thuần đƣa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị - xã hội đến hình thức đấu tranh bạo động.
Bảng 3.4: Phong trào nông dân Việt Nam trong năm 1931 [16, 25]
Thời gian Số cuộc biểu tình Số nông dân tham gia
5/1931 17 13.950 6/1931 10 15.300 7/1931 3 1.100 8/1931 15 30.300 9/1931 58 166.070 10/1931 68 37.630 11/1931 31 19.660 12/1931 16 13.000 Tổng cộng 218 295.010
“ Trong số 218 cuộc biểu tình này, thì ba cuộc để giải phóng tù chính trị bằng cách phá nhà giam của huyện, 45 cuộc với yêu sách thuần túy kinh tế, hoặc đòi khai hoang đất cho nông dân nghèo hay từ chối đóng thuế, năm cuộc để làm để làm lễ kỷ niệm ngày 1-5, năm cuộc suốt ngày 1-8, tám cuộc nhằm tưởng niệm làm lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, bốn cuộc để tưởng nhớ khởi nghĩa Quảng Châu, bảy cuộc thuần túy để chống bọn quý tộc. Ngoài ra còn có 141 cuộc biểu tình chống đế quốc với những hình thức khác nhau: có một số cuộc biểu tình thuần túy chống đế quốc, những cuộc khác để tỏ tình đoàn kết với những làng bị lính Pháp tàn phá và hủy diệt hay tưởng niệm những nông dân bị đế quốc Pháp sát hại, bằng cách phá nhà máy rượu hay đốt các danh sách dân đoàn (tuần làng), để
đẩy lùi bọn đánh đập người ở thành phố hay để ủng Đảng Cộng sản”
[16, 25].
Cùng với phong trào đấu tranh của nông dân, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc. Ngày 8/1/1930 trên 2000 công nhân xi măng Hải Phòng đấu tranh chống cúp phạt, đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm… Giới chủ phải nhƣợng bộ [45, 126]. Tháng 3/1933, khoảng 2000 công nhân cao su Dầu Tiếng bãi công. Công nhân đã tự tổ chức những tổ tự vệ để chống lại đàn áp [52, 42]…
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã làm cho nhiều công nhân, thủy thủ Đông Dƣơng ở Pháp thất nghiệp. Ở “Le Havre, thủy thủ bị thất nghiệp rất đông trong đó có 60 ngƣời Đông Dƣơng”; ở Marseille “có hơn 200 ngƣời thất nghiệp nhƣng chỉ có 20 ngƣời đƣợc nhận tiền trợ cấp”; “Đại biểu thủy thủ Đông Dƣơng kịch liệt phản đối mấy lần chúng mới chịu cho hơn 20 ngƣời lãnh tiền trợ cấp” [9, 43].
Thủy thủ, công nhân Việt Nam ở Pháp lập ra Hội “Đông Dương tương tế” vận động ủng hộ quyền lợi của những ngƣời Việt Nam. Trong hai năm 1932, 1933 nạn thất nghiệp lan tràn khắp nƣớc Pháp do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng thế giới, “Đông Dương tương tế” liên tục vận động đấu tranh đòi cơm áo, việc làm, những khoản bảo hiểm xã hội đã bị cắt do khủng hoảng. Do thắng lợi của những cuộc đấu tranh này, ngƣời Việt Nam thất nghiệp đã đƣợc hƣởng trợ cấp 250 francs, trợ cấp cho con cái và không phải trả tiền thuê nhà [10, 45-46].
Bảng 3.5: Phong trào công nhân năm 1931 [16, 26]
Năm 1931 Số cuộc bãi công và biểu tình
Đầu tháng 5 9 Đầu tháng 6 1 Đầu tháng 7 1 Đầu tháng 8 7 Đầu tháng 9 7 Đầu tháng 10 10 Đầu tháng 11 12 Đầu tháng 12 1
“Đôi khi những người bãi công được thắng lợi, nhưng thắng lợi cuối cùng không đạt bởi vì tư bản chỉ nhận những yêu sách của công nhân để có thì giờ chuẩn bị cuộc phản công của nó. Ví dụ, trong lúc bãi công ở Vinh, công nhân có được tất cả những điều kiện của họ đòi, nhưng chừng mười ngày sau, bọn chủ đó trở mặt và 200 công nhân đó bị đuổi” [16, 26].
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh trong giai đoạn này là Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Phong trào 1930 - 1931"không những tiếp thu được chất men của chủ nghĩa dân tộc tình cảm mà còn của những người theo chủ nghĩa đó nữa" [39, 40], trong đó sợi dây liên kết công - nông lần đầu tiên đƣợc hình thành dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không chỉ có công nhân, nông dân mà cả giới điền chủ, tƣ sản (cả ngƣời An Nam lẫn ngƣời Tây) cũng xuống đƣờng biểu tình đòi quyền lợi. Ngày 6/1/1932, hơn 500 điền chủ ngƣời Pháp và Việt Nam đã tiến hành cuộc biểu tình tại Sài Gòn, họ đƣa ra yêu sách đòi hoãn nợ, phá giá đồng bạc, đình chỉ các vụ tịch biên tài sản…[49, 244].
Ngày 24/1/1933 diễn ra cuộc biểu tình của viên chức phản đối giảm lƣơng. Ngày 10/7 mít tinh của các nhà buôn chống chế độ thuế nội địa.
Ngày 21/8 mít tinh chống một số chính sách kinh tế của toàn quyền Đông Dƣơng Pasquier. Ngày 27/10, hơn 3.000 nhà thực dân đã xuống đƣờng biểu tình. [30, 236].
Đầu năm 1934, giới tƣ sản và điền chủ Nam Kỳ đã cử một phái đoàn sang Pháp vận động chính phủ Pháp bảo trợ cho hoạt động kinh doanh của họ nhƣng không kết quả [49, 244]. Ngày 17/4 diễn ra cuộc biểu tình của giới tƣ sản, điền chủ Nam Kỳ phản đối Ngân hàng Đông Dƣơng và một số chính sách kinh tế của chính quyền thuộc địa [30, 235].
Các phong trào đấu tranh chống đế quốc và đòi cải thiện đời sống cũng diễn ra mạnh mẽ trong giới học sinh - sinh viên, phụ nữ… Ngày 19/9 và 23/10 năm 1931, hơn 500 học sinh ở Vinh biểu tình và phân phát truyền đơn bảo vệ những nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh đang bị đàn áp. Ngày 17/10, học sinh trƣờng Kỹ nghệ Hải Phòng tổ chức mít tinh nhằm hƣởng ứng phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân [16, 26].
Phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ cũng lên cao trong năm 1930. Ngày 1/5 phụ nữ bãi thị ở chợ Dừa (Mỹ Tho). Ngày 28/10 hơn 300 phụ nữ nông dân huyện Thạch Hà tổ chức biểu tình [16, 27]
Báo chí cách mạng vạch rõ bản chất cuộc khủng hoảng và sự giả dối, mị dân của những chính sách chống khủng hoảng: “Tư bản và địa chủ bản xứ cho ràng khủng hoảng kinh tế hiện nay ở Đông Dương là do sự ổn định của đồng bạc gây ra. Lầm to! Khủng hoảng kinh tế là do sự hỗn loạn trong xã hội hiện nay tạo ra. Làm sao có thể tránh được khi sản xuất ngày càng tăng lên còn tiêu thụ thì liên tục giảm sút. Nếu bây giờ làm giảm giá đồng bạc cũng không chấm dứt được cuộc khủng hoảng. Muốn gạt bỏ những hậu quả của nó thì cần thiết phải lật đổ chủ nghĩa tư bản và thực hiện chủ nghĩa xã hội như đã được tiến hành ở Liên bang Xô viết” [4, 10].
Tiểu kết chương 3
Cùng với những tác động về kinh tế, cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị - xã hội. Đó là sự phá sản hàng loạt các công ty, các cơ sở sản xuất, tình trạng thất nghiệp tràn lan, sự đói khổ, bần cùng hóa của đại bộ phận ngƣời lao động. Các giai tầng xã hội ở Việt Nam đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhƣng ở những mức độ khác nhau. Do vậy, phản ứng và thái độ của mỗi giai tầng cũng khác nhau trong đấu tranh đòi quyền lợi và khắc phục những hậu quả do khủng hoảng gây ra.
Mâu thuẫn giữa dân tộc bị xâm lƣợc và kẻ xâm lƣợc, mâu thuẫn giữa kẻ bóc lột và ngƣời bị bóc lột là những mâu thuẫn lớn nhất vẫn luôn tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam . Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng, các mâu thuẫn này vốn đã đƣợc tích tụ càng trở nên sâu sắc, gay gắt hơn. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các phong trào đấu tranh do Đảng cộng sản Việt Nam (ra đời từ mùa xuân năm 1930) lãnh đạo bùng nổ và phát triển.
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là một cuộc khủng hoảng “thừa” nặng nề, sâu sắc và rộng lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tƣ bản. Nổ ra trƣớc tiên ở Hoa Kỳ, sau đó lan nhanh trên toàn thế giới nhƣ một phản ứng dây chuyền, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của toàn nhân loại.
Trong các nƣớc tƣ bản, bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trƣờng tài chính, cuộc khủng hoảng làm suy thoái tất cả các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp…; làm suy giảm nghiêm trọng mức sống xã hội, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp; gây nên tình trạng rối loạn trong xã hội; làm bùng phát các phong trào đấu tranh…
Trên bình diện quốc tế, cuộc khủng hoảng đã khoét sâu mâu thuẫn về lợi ích vốn tồn tại giữa các nƣớc tƣ bản sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là vấn đề phân chia thuộc địa. Những mâu thuẫn này cùng với hậu quả kinh tế, chính trị - xã hội mà cuộc khủng hoảng gây ra đã làm gia tăng ảnh hƣởng của chủ nghĩa phát xít. Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở Đức, Ý và Nhật, trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939- 1945).
Các nƣớc tƣ bản với những đặc thù khác nhau đã thực hiện những chính sách riêng nhằm đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi khủng hoảng. Hoa Kỳ là quốc gia chịu tác động sớm nhất của cuộc khủng hoảng và cũng là quốc gia đi đầu trong việc đề ra nhiều chính sách chống lại khủng hoảng trong đó đặc biệt coi trọng việc thực hiện những cải cách về kinh tế, xã hội.
Các nƣớc có ít thuộc địa nhƣ Đức, Ý, Nhật Bản đã tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng con đƣờng phát xít hoá, quân sự hoá nền kinh tế và
bộ máy chính quyền, ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh để phân chia lại thị trƣờng thế giới.
Các nƣớc có nhiều thuộc địa nhƣ Pháp, Anh…, một mặt, thực hiện những chính sách khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng trong nƣớc, mặt khác tìm mọi cách trút hậu quả cuộc khủng hoảng sang các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc ở châu Phi, châu Á.
Chính sách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc của Pháp đã khiến Đông Dƣơng - thuộc địa quan trọng vào bậc nhất của Pháp - cũng đã phải chịu những tác động từ cuộc khủng hoảng này. Trƣớc năm 1929, nền kinh tế Đông Dƣơng què quặt và phụ thuộc theo ý đồ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp: là thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá của mẫu quốc, các ngành sản xuất chủ yếu phục vụ mục đích cung cấp nguồn nguyên - nhiên liệu cho Pháp, đồng thời tận dụng tối đa nguồn nhân công rẻ mạt ở đây.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra, các sản phẩm xuất khẩu chính của Đông Dƣơng là gạo, cao su, than… đều bị sút giá. Các cơ sở sản xuất trong nƣớc bị thua lỗ dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt hoặc bị thôn tính. Hoạt động thƣơng mại đình đốn, cán cân xuất nhập khẩu thay đổi theo chiều hƣớng bất lợi.
Chính quyền thực dân Pháp thực hiện những chính sách kinh tế và tài chính nhằm “trói” chặt hơn nền kinh tế Đông Dƣơng vào chính quốc đã làm cho những hậu quả do cuộc khủng hoảng gây ra ở Đông Dƣơng càng trầm trọng hơn.
Những khoản tiền tài trợ dành cho các biện pháp giải quyết khủng hoảng chủ yếu là do bán công trái và vay nợ từ mẫu quốc. Nguời dân Đông Dƣơng phải gánh chịu khoản nợ này bằng cách đóng thuế cho chính quyền thuộc địa. Nhƣng đƣợc hƣởng lợi trên thực tế từ khoản tiền vay nợ này là những ngƣời có quyền lợi kinh tế, chính trị gắn bó chặt chẽ với chính sách
bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp. Điều đó đã làm trầm trọng hơn những mâu thuẫn, những bất ổn vốn tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam từ trƣớc đó. Cùng với những tác động về kinh tế, cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị - xã hội. Đó là tình trạng thất nghiệp tràn lan, sự đói khổ, bần cùng hóa của quần chúng lao động. Các giai tầng xã hội ở Việt Nam đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhƣng ở những mức độ khác nhau. Do vậy, phản ứng và thái độ của mỗi giai tầng cũng khác nhau trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi và khắc phục những hậu quả do khủng hoảng gây ra.
Việc thực hiện những chính sách khắc phục hậu quả khủng hoảng không hiệu quả trong khi vẫn tiếp tục đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp đã làm bần cùng hóa các tầng lớp xã hội; đẩy mạnh sự phản kháng của quần chúng lao động đối với chính quyền cai trị.
Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp là những mâu thuẫn lớn nhất vẫn tồn tại ở Việt Nam . Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng, các mâu thuẫn này càng trở nên sâu sắc, gay gắt hơn. Đây là cơ sở xã hội để Đảng cộng sản Việt Nam (ra đời từ mùa xuân năm 1930) phát động một cao trào đấu tranh quyết liệt, rộng khắp trong cả nƣớc. Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dƣơng không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế trƣớc mắt mà ở mức cao hơn là đòi những quyền lợi về chính trị cho giai cấp và cho dân tộc. Đỉnh cao của phong trào đấu tranh trong giai đoạn này chính là Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930 - 1931.
Những hậu quả của cuộc khủng hoảng cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng cũng buộc chính quyền thực dân Pháp phải điều chỉnh, thay đổi ít nhiều chính sách thuộc địa trong giai đoạn lịch sử tiếp theo - giai đoạn 1936 - 1939.