Trong thời kỳ 1929 - 1933, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dƣơng đã ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ nông nghiệp, trong đó ƣu tiên hàng đầu là việc tài trợ cho sản xuất các mặt hàng nhƣ cao su, cà phê, lúa.
* Tài trợ cho ngành cao su.
Khi giá cao su xuất khẩu sụt giảm mạnh, chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng đã nhanh chóng ứng trƣớc vốn vay cho các điền chủ tại các đồn điền chƣa khai thác. Bên cạnh đó, chính quyền ban hành chính sách thƣởng tiền cho mỗi kg cao su đƣợc xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này. Nguồn vốn này lúc đầu đƣợc lấy từ ngân sách cấp xứ, từ sau
năm 1931 một phần đƣợc lấy từ quỹ của chính quốc.
Ngày 08/02/1930, toàn quyền Pièrre Pasquier ban hành chính sách cho điền chủ cao su vay tiền. Trong giai đoạn 1930 - 1934, số tiền các điền chủ cao su đƣợc vay nhƣ sau: năm 1930 chỉ có 1.789.750 đồng, năm 1931 tăng lên 2.489.077 đồng, năm 1932 lên tới 3.040.430 đồng, năm 1933 sụt xuống còn 1.392.800 đồng nhƣng năm 1934 lại giảm xuống còn 361.480 đồng. Tổng cộng số tiền mà các điền chủ đƣợc vay lên tới 9.073.507 đồng [25, 24]. Tính đến ngày 30/06/1934, có 40% số tiền vay đƣợc hoàn lại.
Tính đến năm 1935, chính quyền đã cho các điền chủ cao su vay 9.650.000 đồng (gần 100 triệu francs) do kho bạc Đông Dƣơng đứng ra ứng trƣớc. Dự kiến số vốn hoàn lại không chắc chắn, hoặc không thể trả lãi lên tới 6% [2, 101].
Theo D.Hémery, sự giúp đỡ các điền chủ cao su thật quá đáng, vì trong khi các đồn điền cũng chƣa sản xuất đƣợc (phần lớn các đồn điền cao su chỉ khai thác đƣợc sau năm 1935), sự giúp đỡ chính thức lại giao cho với những tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với chi phí khai khẩn. Theo báo Đấu tranh, trong số 470 đồng bạc ứng trƣớc có 300 đồng dành cho việc khai khẩn. Vì vậy, chính sách đó tạo cơ hội cho những điền chủ cao su nhờ ngân sách chung mà hoàn đƣợc vốn đầu tƣ ban đầu [2, 101].
Ngoài việc cho các điền chủ cao su chƣa khai thác vay tiền, chính phủ Đông Dƣơng còn giảm thuế cho các điền chủ. Ngày 31/3/1931, chính phủ Pháp ban hành đạo luật giúp đỡ một số sản phẩm thuộc địa. Ngày 31/5/1931, một sắc lệnh mới đƣợc chính phủ Pháp ban hành, dự kiến thành lập một quỹ bù cho cao su.
Năm 1931 chính phủ Pháp dành những khoản tiền thƣởng cho cao su xuất khẩu của Việt Nam. Từ 1930 - 1934, tiền thƣởng cho cao su xuất khẩu lên tới 10 triệu đồng (tức 100 triệu francs), trong đó số tiền thƣởng cho 1kg cao su xuất khẩu qua các năm nhƣ sau:
Bảng 2.1: Mức tiền thưởng cho 1kg cao su xuất khẩu qua các năm [25, 25]
(Đơn vị: Đồng Đông Dương) Thời kỳ Giá thành (1kg) Giá bán (1kg) Tiền thƣởng (cho 1kg) 1931 Quý II 0,65 0,44 0,21 Quý III 0,65 0,365 0,285 Quý IV 0,65 0,32 0,30 1932 Quý I 0,65 0,26 0,30 Quý II 0,50 0,23 0,25 Quý III 0,50 0,16 0,25 Quý III 0,10 0,175 0,15 1933 Quý I 0,10 0,206 0,10 Quý II 0,10 0,18 0,10 Quý III 0,10 0,198 0,10 Quý III 0,40 0,29 0,10 Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, từ năm 1931 đến quý I năm 1934, tiền thƣởng dành cho 1 kg cao su tƣơng đƣơng với giá bán 1 kg cao su đó, thậm chí vào quý I năm 1932, tiền thƣởng đã cao hơn giá bán. Giá bán 1 kg cao su là 0,26 đồng, chính phủ thƣởng 0,30 đồng cho 1 kg cao su xuất khẩu.
* Tài trợ cho ngành cà phê.
Tƣơng tự nhƣ cao su, sự nâng đỡ của chính phủ đối với ngành cà phê dựa trên hai biện pháp cơ bản là cho các điền chủ sản xuất vay vốn và thƣởng cho việc xuất khẩu cà phê.
Từ 1931 - 1933, chính quyền thực dân Pháp cho các điền chủ cà phê vay tổng số tiền 604.143 đồng. Năm 1931 đƣợc vay 275.309 đồng, năm
1932 là 232.566 đồng, năm 1933 là 96.268 đồng.
Số tiền thƣởng cho 1kg cà phê xuất khẩu đƣợc từ 0,16 đồng đến 0,08 đồng. Tổng số tiền thƣởng cho cà phê trong những năm 1931 - 1933 là 104.171 đồng. Năm 1931 là 38.481 đồng, năm 1932 là 44.293 đồng, năm 1933 là 21.397 đồng [25, 26].
* Tài trợ cho sản xuất lúa.
Các điền chủ trồng lúa cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ từ chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng và cơ quan tài chính của toàn liên bang nhƣ các hội nông tín tƣơng tế bản xứ ở Nam Kỳ (SICAM) và nông phố ngân hàng (CPA).
Cuối tháng 1 năm 1932, chính quyền thuộc địa dành cho những điền chủ trồng lúa khoản tiền vay là 23,5 triệu đồng Đông Dƣơng [17, 283], mức lãi từ 4,5 đến 6%, trong đó các điền chủ ngƣời Việt đƣợc vay tới 23 triệu, điền chủ ngƣời Pháp vay 500.000 đồng.
Sự hỗ trợ về vốn chỉ có lợi cho những điền chủ lớn. Năm 1930, trong số 12 triệu đồng Đông Dƣơng cho vay, chỉ có 10.000 đồng là tới tay các nông dân lao động với điều kiện là phải có ruộng đất đảm bảo.
Báo cáo tại Đại hội đồng kinh tế lý tài Đông Dƣơng ngày 25/11/1931 cho biết: “Hầu như là không thể nào làm cho các số tiền trợ cấp đó tới tay những người tiểu nông, tá điền, những người nhà quê được, ngoài cách nhờ trung và đại địa chủ đứng làm trung gian …Những người nông dân nhỏ hoàn toàn không được hưởng một chút gì về số tiền lãi qui định rất nhẹ. Đại và trung địa chủ có thói quen vô xỉ bắt trả lãi 100% bằng tiền mặt hay bằng đồ vật trong thời hạn 6 hay 8 tháng với các tá điền hay địa chủ nhỏ cần vốn…Chúng như một giác trụ biến hình nằm giữa chính quyền và quần chúng nông dân gây nên nhiều điều xấu hại” [20,24-25].
Đồng thời với việc cho vay tiền, chính quyền Đông Dƣơng còn hoãn trả các món nợ cũ cho các địa chủ trong trƣờng hợp họ chƣa thể trả ngay
đƣợc nợ, giảm 30% thuế ruộng đất trong một số tỉnh của Nam Bộ, giảm một số thứ thuế phụ thu khác…
Nhƣ vậy, chính sách tài trợ cho sản xuất thực chất là sự giúp đỡ của chính phủ với các điền chủ lớn trong việc khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng. Các điền chủ nhỏ, nông dân không đƣợc hƣỏng lợi từ chính sách này. Trái lại họ còn bị bóc lột từ nạn cho vay nặng lãi của các địa chủ lớn, bị các ngân hàng, các tổ chức tín dụng của chính phủ tịch thu ruộng đất, gia sản khi không trả đƣợc nợ. Nhiều nông dân mất ruộng đất đã phải đi khỏi quê hƣơng để tìm kế sinh nhai. Nhiều làng quê Việt Nam trở nên tiêu điều, ảm đạm hơn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.