Tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về đất đa

Một phần của tài liệu bài giangChính sách đất đai (Trang 47 - 51)

Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai ngày càng được hoàn thiện và đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương.

Điều 24 Luật đất đai 2013 quy định về các Cơ quan quản lý đất đai, bao gồm:

“1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ cụng về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.”

Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định chi tiết điều khoản trên, như sau:

“1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phũng Tài nguyờn và Mụi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phũng Tài nguyờn và Mụi trường và Văn phũng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trỡ, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.

Hỡnh 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai các cấp

Chương 3. CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT 3.1. Phân loại đất theo mục đích sử dụng

Theo quy định của Luật đất đai 1993 đất được chia thành 6 loại gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng. Việc phân loại đất theo hướng này đáp ứng được một phần các yêu cầu trong quản lý

nhà nước về đất đai, đảm bảo cho nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất. Tuy nhiên do yêu cầu tập trung quản lý vĩ mô đối với đất đai trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nên việc phân đất thành 6 loại nêu trên đã gây ra sự chồng chéo, trùng lặp thậm chí trên 1 thửa đất trong khu dân cư nông thôn và đô thị bị chồng chéo bởi 2 chế độ sử dụng. Hơn nữa, Luật đất đai 1993 chưa quy định rõ là phân loại đất theo hiện trạng sử dụng đất hay theo quy hoạch sử dụng đất nên đã phát sinh những vướng mắc trong việc tính giá trị đất khi bồi thường trong khu vực đất quy hoạch xây dựng đô thị. Khắc phục những nhược điểm trên, Luật đất đai 2003, 2013 phân chia quỹ đất thành 3 nhóm theo mục đích sử dụng đất, đó là:

- Nhóm đất nông nghiệp - Nhóm đất phi nông nghiệp - Nhóm đất chưa sử dụng

Trong mỗi nhóm đất này lại được chi tiết thành nhiều loại đất cụ thể gắn với cơ chế quản lý, sử dụng của từng loại đất tương ứng nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý vĩ mô của nhà nước, thuận lợi cho người sử dụng chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Điều 10 - Luật đất đai quy định:

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai được phân loại như sau:

* Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa nước, đất đồng cỏ phục vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm;

- Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

* Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; - Đất sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất vật liệu xây dựng; làm đồ gốm;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

- Đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; - Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

* Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

- Đất bằng chưa sử dụng - Đất đồi núi chưa sử dụng - Núi đá không có rừng cây

Bên cạnh việc phân loại đất thành 3 nhóm, Luật đất đai còn quy định căn cứ để xác định loại đất trên thực địa, cụ thể như sau:

- Theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

- Theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Theo đăng ký chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Một phần của tài liệu bài giangChính sách đất đai (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)