Đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

Một phần của tài liệu bài giangChính sách đất đai (Trang 68 - 69)

Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc truyền thống. Với phương châm xây dựng “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nhà nước đang ra sức bảo tồn, phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, coi đây là những viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân tộc cần được giữ gìn và bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương do công tác quản lý trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập cộng với những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường một số di tích lịch sử - văn hóa đang bị lấn chiếm hoặc bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng. Để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh Luật đất đai quy định “Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thì phải bảo vệ nghiêm ngặt.”

Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau:

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng thì trước khi ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ thì trước khi ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Một phần của tài liệu bài giangChính sách đất đai (Trang 68 - 69)