Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cỏ nhõn, cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu bài giangChính sách đất đai (Trang 74 - 76)

(Theo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai)

Việc điều tra hiểu biết của người sử dụng đất về các quyền được hưởng trong sử dụng đất được tiến hành với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân tại 12 tỉnh với quy mô 2072 hộ dân về nhận thức các quyền của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất. Kết quả như sau:

Chỉ có 11% số người được hỏi có sự hiểu biết sơ bộ về cả 5 quyền của người sử dụng đất, 9% số người được hỏi biết 4 trong 5 quyền, 24% số người biết 3 trong 5 quyền, 33% số người biết 2 trong 5 quyền, 11% số người biết 1 trong 5 quyền và 12% số người được hỏi không biết quyền nào. Điều này cho thấy người sử dụng đất chưa có sự am hiểu cần thiết về pháp luật đất đai, thậm chí cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Sự hiểu biết của người dân về các quyền của người sử dụng đất giảm dần từ các tỉnh miền Bắc đến các tỉnh miền Nam. Điều này có thể giải thích như sau:

- ở các tỉnh miền Bắc do đất chật, người đông nên sự quan tâm của người dân đối với vấn đề đất đai nhiều hơn. Ngược lại ở các tỉnh Nam Bộ, do những điều kiện tự nhiên, lịch sử nhất định như: đất rộng, sản xuất hàng hóa phát triển hơn, quan hệ lệ thuộc giữa đất đai và người lao động có phần lỏng lẻo hơn nên sự quan tâm của người dân đối với vấn đề đất đai ít hơn.

- Các cấp, các ngành chưa quan tâm đầy đủ đến việc phổ biến giáo dục pháp luật đất đai đến người sử dụng đất: Pháp luật đất đai chưa được đăng tải thường xuyên trên các đài báo ở trung ương và địa phương, chưa có những hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với trình độ của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Việc đưa các nội dung giáo dục pháp luật đất đai vào chương trình giảng dạy chuyên nghiệp chưa được chú trọng.

Về tầm quan trọng của 5 quyền của người sử dụng đất thì: 1,5% số người được hỏi cho rằng quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất là quan trọng nhất, 12,2% cho rằng quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất là quan trọng, 1,3% cho rằng quyền cho thuê quyền sử dụng đất là quan trọng nhất, 68% cho rằng quyền thế chấp quyền sử dụng đất là quan trọng nhất, 14% dành vị trí đó cho quyền thừa kế và 3% không đánh giá được quyền nào là quan trọng nhất. Như vậy, người sử dụng đất thường quan tâm đến những vấn đề rất thiết thực

đối với lợi ích của họ, nếu người sử dụng đất là nông dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì quyền được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn đầu tư cho sản xuất trở nên quan trọng nhất đối với họ. Những người có hiểu biết về các quyền của người sử dụng đất đều đề nghị nhà nước nên duy trì lâu dài các quyền này và giảm nhẹ các thủ tục hành chính.

* Quyền của hộ gia đình cỏ nhõn

1. Hộ gia đình, cá nhânsử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kếthìcú các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhânkhác;

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhânkhác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mỡnh theo di chỳc hoặc theo phỏp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chếtthìquyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật nàythìđược nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật nàythìđược hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhânhoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

h) Gúp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cỏ nhõn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự ánthìcú quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhânđược Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Bỏn tài sản thuộc sở hữu của mỡnh gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đó được xác định;

c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mỡnh gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đó được xác định;

d) Cho thuờ tài sản thuộc sở hữu của mỡnh gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;

đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mỡnh gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Gúp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mỡnh gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cỏ nhõn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đó được xác định.

3. Hộ gia đình, cá nhânthuờ lại đất trong khu công nghiệp, cụm cụng nghiệp, khu chế xuấtthìcú các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuêthìcú quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng nămthìcú quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hộ gia đình, cá nhânđược Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đấtthìcú quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

5. Hộ gia đình, cá nhânsử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhânkhụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều nàythìcú quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

* Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

b) Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu bài giangChính sách đất đai (Trang 74 - 76)