Đặc điểm của chủ thể sinh thái trong thơ văn nữ Việt Nam thời trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 83 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đặc điểm của chủ thể sinh thái trong thơ văn nữ Việt Nam thời trung

trung đại

Mối quan hệ giữa con ngƣời và thế giới tự nhiên đã đƣợc con ngƣời phát hiện ra từ rất sớm, tuy nhiên trong mỗi giai đoạn của lịch sử với hệ thống chính trị, nền tảng văn hóa, tƣ tƣởng khác nhau thì cách nhìn của con ngƣời thời đại đó đối với mối quan hệ con ngƣời và tự nhiên cũng khác nhau.

Trong buổi đầu sơ khai, cuộc sống của con ngƣời hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Những truyền thuyết và truyện cổ tích đã cho thấy sự đề cao, nỗi ám ảnh của con ngƣời đối với tự nhiên, con ngƣời lúc này dẫu đã biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho mục đích sống của mình nhƣng con ngƣời chƣa có khả năng chinh phục tự nhiên. Đến thời kỳ Trung cổ, với sự thống trị của tôn giáo một lần nữa con ngƣời bị đè nén trong ý thức chúa trời là đấng tối cao, họ chƣa có ý thức, cảm nhận về cuộc sống của chính mình. Phải sang đến thời kỳ Phục hƣng, con ngƣời mới bắt đầu nhận ra giá trị của bản thân mình, bắt đầu chú ý đến, đề cao, khẳng định những phẩm chất ngƣời của mình. Tiếp nối tƣ tƣởng đề cao con ngƣời ở thời kỳ Phục hƣng, đến chủ nghĩa tƣ bản, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì giá trị con ngƣời đƣợc đẩy lên cao, con ngƣời đã có khả năng khai thác, khống chế tự nhiên…Trong mối quan hệ với tự nhiên, con ngƣời tự đặt cho mình vị trí tối thƣợng trƣớc tự nhiên. Nhƣng chính quan niệm coi con ngƣời là tối thƣợng đã dẫn đến sự khủng hoảng đối với môi trƣờng sống mà đến đầu thế kỷ XX con ngƣời mới nhận ra.

Ra đời từ sự nhận thức của con ngƣời đối với vấn đề môi sinh, phê bình sinh thái đã chỉ ra hậu quả của cả một thời gian dài con ngƣời quá đề cao chính mình và do đó tác động tiêu cực đến môi trƣờng sống. Mang theo tƣ tƣởng nòng cốt, đề xuất lấy “sinh thái trung tâm luận” làm nền tảng tƣ tƣởng, phê bình sinh thái chủ trƣơng thiên nhiên cần đƣợc tôn trọng, con ngƣời cần trở lại với trật tự mà nó đã phá vỡ - trở lại vị trí bình đẳng với tự nhiên chứ không phải làm chủ tự nhiên. Vô hình trung chủ trƣơng của phê bình sinh thái thời hiện đại lại bắt gặp với quan niệm của tam giáo thời trung đại về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên.

Nhƣ đã thống kê và phân tích cụ thể ở các phần trƣớc, ở mảng thơ thiên nhiên về thảm thực vật chúng tôi nhận thấy khi viết về thiên nhiên các tác giả luôn muốn thể hiện trạng thái bình đẳng, hài hòa giữa con ngƣời với tự nhiên. Trong nhiều bài thơ ta nhận thấy dƣờng nhƣ chỉ tồn tại hai sinh thể là con ngƣời và thiên nhiên hài hòa, đối diện với nhau. Bƣớc tới Đèo Ngang khi trời đã về chiều, nỗi lòng của ngƣời con xa quê hòa với cảnh vật tự nhiên nơi đất khách khiến nhà thơ “tức cảnh sinh tình”. Dừng chân nơi triền núi cái đầu tiên đập vào mắt nhà thơ là hình ảnh của cỏ, cây, hoa, lá. Thiên nhiên tƣơi tràn sức sống, vạn vật đan xen vào nhau cùng phát triển “Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Trong bức tranh thiên nhiên đó hình ảnh con ngƣời xuất hiện nƣơng tựa, gần gũi với thiên nhiên. Viết về thiên nhiên Bà Huyện Thanh Quan thƣờng chọn những đƣờng nét tiêu biểu nhất để gợi lên bản chất, cái thần của cảnh vật và lồng ghép trong cảnh vật thiên nhiên ấy thấp thoáng bóng dáng của con ngƣời. Thiên nhiên và con ngƣời hay những gì mang tính chất con ngƣời sẽ đƣợc soi chiếu vào nhau, hòa đồng bổ sung cho nhau:“lom khom dƣới núi tiều vài chú”, “Lác đác bên sông chợ mấy nhà”; “Dừng chân đứng lại trời non nƣớc/Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Không chỉ có Bà Huyện Thanh Quan mà trong thơ Hồ Xuân Hƣơng ta cũng bắt gặp bức tranh phong cảnh mà ở đó cả con ngƣời và thiên nhiên cùng xuất hiện trong một trạng thái hòa hợp với nhau:

Lƣờn đá cỏ leo sờ rậm rạp Lách khe nƣớc rỉ mó lam nham Một sƣ đầu trọc ngồi khua mõ Hai tiểu lƣng tròn đứng giữa am

(Hang Thánh Hóa)

Con ngƣời và thiên nhiên cùng xuất hiện. Trong con mắt của thi nhân tồn tại hiện hữu cả hai giới. Nhƣng ở bài Quán Khánh, con ngƣời không xuất hiện trực tiếp mà đƣợc miêu tả qua thế đứng, qua hình ảnh chiếc quán. “Đứng chéo” ở đây phản ánh một trạng thái khác thƣờng về tâm thế. Thoạt nhìn có vẻ đó là cái nhìn của con ngƣời về một cảnh thiên giới (hang). Nhƣng những miêu tả chi tiết tiếp theo cho ta một thông điệp khác, thiên giới ấy đã bị “uốn éo” bởi nhân sinh, và có lẽ đó mới là căn do để nữ thi nhân phác họa một thiên giới thiếu tròn đầy nhƣ lệ thƣờng.

Còn ở mảng thơ thiên nhiên viết về động vật nhƣ đã trình bày ở mục 2.2.2, ta thấy trong văn học trung đại thơ thiên nhiên viết về động vật chiếm số lƣợng khá khiêm tốn. Động vật xuất hiện trong thơ nữ bên cạnh những loài vật thƣờng xuất hiện trong thơ trung đại nhƣ: nhạn, gà, phƣợng, lân… còn có thêm các con vật khác nhƣ ve, ruồi, cá giếc… Thiên nhiên động vật đƣợc nhắc đến giống nhƣ một phƣơng tiện để biểu thị thời gian, làm nền cho sự xuất hiện của con ngƣời hay những cảm xúc mang tính ngƣời. Trong bài

Thuật ức (Thuật lại kí ức) của Nguyễn Tĩnh Hòa âm thanh tiếng gà gáy đánh thức tâm trạng của chủ thể trữ tình:

Kê xƣớng tây viên khởi

Cô bồ dạ lai vũ

U mộng đại giang hàn

(Gà gáy đánh thức vƣờn tây dậy Lầu cao một mình đứng tựa lan can

Những cây hƣơng cô và hƣơng bồ suốt đêm qua đẫm nƣớc mƣa Giấc mộng buồn làm lạnh sông lớn)

Thiên nhiên đƣợc miêu tả thực, không ẩn dụ, tƣợng trƣng, con ngƣời xuất hiện trong trạng thái cô độc giữa thiên nhiên, nhƣng nó lại là tác nhân quy đi ̣nh tra ̣ng thái của cảnh vật. Trong văn học không ít lần ta bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên động vật đƣợc miêu tả để làm nền, làm chất xúc tác để miêu tả tâm trạng của chủ thể trữ tình. Chẳng hạn Bà Huyện Thanh Quan với

Chiều hôm nhớ nhà.

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đƣa lẫn tiếng dồn.

Gác mái ngƣ ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sƣơng sa khách bƣớc dồn

Cảnh chiều thƣờng gợi lên trong lòng con ngƣời ta nỗi buồn, sự cô liêu nhƣng ở đây cảnh chiều tà lại rộn rã âm thanh của tiếng ốc, tiếng trống, tiếng chèo gõ mái, tiếng đàn trâu thủng thẳng về làng xóm… đặc biệt là hình ảnh cánh chim trời chơi vơi trên bầu trời lộng gió và ngƣời lữ khách cũng dồn bƣớc tìm đến chỗ nghỉ chân. Ta bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên đối nhau: ngàn mây – dặm liễu, gió cuốn – sƣơng sa, chim bay mỏi – khách bƣớc dồn, nó làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi của con ngƣời trƣớc con đƣờng dài phía trƣớc. Cảnh vật càng mênh mông, rộng lớn thì con ngƣời càng nhỏ bé hơn trƣớc thiên nhiên.

Trong bức tranh thiên nhiên chuyển vận của bốn mùa, ngƣời đọc lại bắt gặp con ngƣờ i - chủ thể sinh thái - trong sự hài hòa với tự nhiên:

Minh nguyệt thu thiên lí Giai nhân thủy nhất phƣơng Yên ba không liểu diểu Đồ sử biệt thân thƣơng

(Trăng sáng trải mùa thu nghìn dặm Ngƣời bạn hiền ở một phƣơng sông nƣớc Làn khói sóng lửng lơ nơi xa tít

Chỉ khiến riêng thần chí rã rời)

(Nguyễn Tĩnh Hòa - Thu dạ ức biệt kí Uyên Sồ - Đêm thu nhớ lại những ngày xƣa gửi Uyên Sồ) Trên nền bức họa mùa thu, ngƣời bạn hiền xuất hiện trong nỗi nhớ nhung của tác giả. Không gian rộng, nhƣng con ngƣời thì lại ở rất xa, cái đẹp của cảnh vật làm khơi gợi nỗi nhớ bạn trong lòng tác giả.

Tiêu sắt hàn lâm tạc dạ qua

Đam vân lƣơng thủy nguyệt bà sa Nhƣ hà bất vị xuy dầu khứ

Đảo luyện thanh trung lạc diệp đa

(Tối hôm trƣớc hắt hiu gió thổi qua cánh rừng lạnh lẽo Mây nhạt, nƣớc mát, mặt trăng mờ dần.

Sao không thổi giúp nỗi sầu đi với

Để trong tiếng chày nện lúa lá cƣ rơi nhiều)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Thu phong - Gió thu) Thiên nhiên đƣợc dùng nhƣ một “đƣờng dẫn” để bộc lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình. Mùa thu trong văn học trung đại thƣờng đƣợc miêu tả gắn với tâm trạng buồn của con ngƣời. Ở đây thiên nhiên của gió, mây, trăng, lá

cƣ đƣợc sử dụng làm nền cho sự xuất hiện của con ngƣời. Thiên nhiên gần nhƣ độc chiếm, nhân vật trữ tình không xuất hiện, nhƣng tâm trạng con ngƣời lại bao trùm bài thơ. Hiện tƣợng này cũng lặp lại trong Thu hứng của Đoàn Thị Điểm.

Sang đến mảng thiên nhiên phong cảnh chủ thể không gian sinh thái trong thơ là cái nhìn của chủ thể tác giả bao trùm lên cảnh vật tự nhiên. Trong

Thị vấn chi hạ phụng bồi Thương Sơn tiên sinh độc thư (Thăm hỏi xong theo Thƣơng Sơn tiên sinh đọc sách) của Nguyễn Trinh Thận là khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tà, gió rét:

Nhật tà thâm trúc lý, Cách thủy hữu dƣ quang. Lạc diệp hàm phong lãnh Lƣu truyền tiết nguyệt lƣơng (Mặt trời lặn sâu trong khóm trúc, Cách bờ nƣớc còn lƣu lại ánh sáng. Lá rụng ngậm hơi gió rét

Suối chảy cuốn theo trăng lạnh)

Bức tranh phong cảnh đƣợc miêu tả với hình ảnh độc chiếm của thiên nhiên, chủ thể tác giả mang tƣ thế của ngƣời đứng ngoài thƣởng thức thiên nhiên .

Trong Vũ vọng là thiên nhiên nơi núi rừng: Si vân tàng bích lãnh,

Hàn vũ nhuận thanh đài.

Mạc mạc trƣờng phong độ

Minh minh nhất điểu lai (Mây si mê bao trùm núi biếc Mƣa lạnh thấm ƣớt rêu xanh. Hun hút gió thổi hoài

Chơi vơi một cánh chim bay lại)

(Vũ vọng – Ngóng mƣa)

Hay thiên nhiên nơi cung cấm:

Lục liễu ấm hồi lang

Nhàn giai xuân lộ lƣơng

Thâm lân minh nguyệt hảo

Dạ dạ tọa hành đƣờng

(Hàng liễu xanh che hành lang uốn quanh Bậc thềm vắng, hạt móc xuân lạnh

Rất thƣơng ánh trăng sáng đẹp

Đêm đêm ngồi ở nhà ngang (dƣới trăng)

(Tọa nguyệt – Ngồi dƣới trăng)

Thì cái độc chiếm trong bài thơ đều là hình ảnh của tự nhiên, con ngƣời hoàn toàn vắng bóng. Sƣ̣ chiếm giƣ̃ của con ngƣời ở đây chỉ là cái nhìn của con ngƣời tác giả, và vì vậy t hiên nhiên trở thành nơi gửi gắm những tâm sự, trở thành bối cảnh cho nhà thơ giãi bày nỗi lòng.

Có thể thấy xuyên suốt cả bốn mảng thiên nhiên, đặc điểm nổi bật của không gian sinh thái là con ngƣời trong mối quan hệ bình đẳng, hài hòa với tự nhiên. Chủ thể sinh thái trong sáng tác nữ dù xuất hiện trực tiếp hay chìm lấp giữa tự nhiên thì đều thể hiện cái nhìn chan hòa với tự nhiên, khát khao hòa hợp, tƣơng đồng tƣơng cảm với tự nhiên; kiểu nhìn thiên nhiên “ghé mắt” nhƣ nữ sĩ họ Hồ là trƣờng hợp khá hy hữu.

Có thể nhắc thêm đến Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm khi bà xây dựng những nhân vật thần kì là thủy quái. Thủy quái là biểu tƣợng của tự nhiên hung dữ đe dọa cuộc sống con ngƣời. Nàng Bích Châu trong truyện “Đền Thiêng ở cửa bể” trƣớc sự đe dọa của các thế lực tự nhiên “gió bão nổi lên, sóng biển gào thét” đã phải hi sinh bản thân nhảy xuống biển để cứu nhà

vua cùng bá quan văn võ trên thuyền. Cái chết của Bích Châu là sự bất lực của con ngƣời trƣớc tự nhiên. Nhƣng sự hy sinh của nhân vật - tức là sự thất bại của con ngƣời trƣớc thế lực tự nhiên - trong trƣờng hợp này còn có ý nghĩa giải thể quyền lực bậc nhất của xã hội con ngƣời đƣơng thời là quyền lực đế vƣơng.

Tiểu kết

Chịu chung ảnh hƣởng của tam giáo về quan hệ thiên – nhân và nguyên tắc sáng tác thời trung đại “văn dĩ tải đạo”, sáng tác của các tác giả nữ bên cạnh việc tiếp nối những nguyên tắc sáng tạo chung của thời đại mình họ cũng có những chỗ khác biệt so với sáng tác của các tác giả nam. Sáng tác của các cây bút nữ có những nội dung chƣa đƣợc nam giới đề cập đến, và cũng có những điều họ không nói theo cách của nam nhân, hoặc hoàn toàn bỏ qua. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phong kiến nam quyền khiến ngƣời phụ nữ trong xã hội trung đại ít đƣợc coi trọng, cuộc sống của họ bị bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” chính vì vậy trong sáng tác của các tác giả nữ, thơ ca mà cụ thể là thơ viết về thiên nhiên không phải là phƣơng tiện để nói chí, tỏ lòng mà là nơi giãi bày tâm sự, để thể hiện những khát vọng đời thƣờng nhất của ngƣời phụ nữ, nhƣ hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

Xét về đặc điểm của chủ thể không gian sinh thái trong thơ văn nữ trung đại, con ngƣời ở đây không chiếm vị trí tối thƣợng trong tự nhiên mà bình đẳng với tự nhiên, có khi con ngƣời chìm lấp trong tự nhiên nhƣng cũng có khi thiên nhiên trở thành “nền cảnh”, thành phƣơng tiện để con ngƣời sử dụng để biểu đạt những ý niệm của mình. Ở phƣơng diện này, sáng tác của các nữ tác giả không có sự khác biệt với các cây bút nam. Tuy nhiên ở một vài tình huống đặc biệt, đã xuất hiện những thi văn phẩm thể hiện một vài trạng thái khác thƣờng trong quan hệ của con ngƣời với tự nhiên, nhƣ trƣờng hợp Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm.

KẾT LUẬN

1. Từ những thống kê, và khảo sát chi tiết hình ảnh thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả, bƣớc đầu chúng tôi nhận thấy thiên nhiên là một đề tài đƣợc họ ƣa chuộng. Đọc thơ văn viết về thiên nhiên của các tác giả nữ ta thấy thế giới tự nhiên trong thơ nữ bên cạnh những nội dung thƣờng thấy trong văn học nhƣ nói tình, nói ý, giãi bày tâm sự thì với những đặc điểm về giới và chịu ảnh hƣởng khác nhau của các chuẩn mực xã hội văn chƣơng viết về thiên nhiên của nữ giới thƣờng đƣợc quan tâm ở khía cạnh thiên nhiên bình dị, gần gũi với cuộc sống của con ngƣời [nữ]. Con ngƣời trong mối quan hệ với thiên nhiên đƣợc nhìn nhận đa chiều hơn, nó tồn tại cả quan hệ con ngƣời tự nhiên bình đẳng, con ngƣời làm chủ, và thiên nhiên có đôi khi là đối tƣợng chi phối cả con ngƣời và cảnh vật… tuy nhiên trong đó mối quan hệ bình đẳng “tƣơng sinh tƣơng dữ” giữa con ngƣời và tự nhiên vẫn là nội dung chủ yếu đƣợc đề cập đến.

2. Nền cảnh chung của thời đại rõ ràng đã ƣớc thúc chặt chẽ phƣơng thức cảm nhận và biểu đạt của các cây bút nữ. Đó là quy phạm, hay nói cách khác là diễn ngôn mang tính thời đại. Song, những khuyết vắng và dôi dƣ trong hình ảnh thiên nhiên mà giới nữ thời trung đại hình dung, so với nam giới chỉ rõ: 1/ Đã có một tƣơng tác nhất định giữa diễn ngôn chung đó và hoàn cảnh, tình thế riêng của nữ giới. Toàn bộ những hình ảnh tự nhiên gắn liền hoặc đƣợc sử dụng nhƣ biểu tƣợng cho đạo đức, phẩm chất, lý tƣởng sống, hành vi… của kẻ sĩ (bao gồm cả nhà nho hành đạo, ẩn dật và tài tử) hay đấng trƣợng phu hầu nhƣ không hiện diện trong mảng thơ của nữ tác giả về thiên nhiên, thay vào đó, họ có một thiên nhiên của đời sống nữ, nhƣ khát vọng hạnh phúc, hoặc cuộc sống đời thƣờng của ngƣời đàn bà. 2/ Nhƣ vậy, đóng góp mà “nữ lƣu” trung đại mang đến cho mảng sáng tác về thiên nhiên thuộc dạng bổ sung, tô điểm, hoặc thi thoảng có nét phá cách mà không phải là cuộc canh tân trong cái nhìn chung của cả thời đại.

TƢ LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Ánh (2012), “Một số hiện tƣợng bất thƣờng trong văn bản Lƣu Hƣơng kí”. Truy cập tại: http://khoavanhoc-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 83 - 96)