Nhìn lại “nữ lƣu” trong lịch sử văn chƣơng thời trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 41 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Nhìn lại “nữ lƣu” trong lịch sử văn chƣơng thời trung đại

Trong quan niệm của Nho giáo thời kỳ trung đại nếu nhƣ ngƣời nam giới - quân tử đƣợc coi trọng và định hƣớng đi theo con đƣờng học vấn, thi cử để đỗ đạt làm quan thì ngƣời phụ nữ lại không đƣợc coi trọng, vị trí của họ so

với nam giới trong xã hội bị xem nhẹ. Ngƣời ta chỉ biết đề ra cho ngƣời phụ nữ những nguyên tắc về "tam cƣơng, ngũ thƣờng", "tam tòng tứ đức", khuyến khích họ cam chịu, an phận thủ thƣờng mà không cho họ quyền đƣợc học hành và cho họ những hạnh phúc riêng tƣ. Sống trong xã hội có nhiều bất công và không đƣợc coi trọng nhƣ vậy, nhƣng văn học trung đại vẫn ghi dấu ấn đậm nét với sự xuất hiện của một số tác giả nữ. Với các sáng tác mang nhiều đặc trƣng về giới, văn học nữ đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn chƣơng dân tộc.

Văn chƣơng nữ bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ XI, mở đầu là Lý Ngọc

Kiều (1041–1113) – một tài nữ đƣợc nuôi dạy ở trong cung cấm nhƣng lại có

duyên với cánh cửa tu hành. Lý Ngọc Kiều đƣợc vua Lý Thánh Tông nuôi dạy ở trong cung, khi trƣởng thành thì đƣợc gả cho một ngƣời họ Lê làm Châu mục ở Châu Chân Đăng. Khi chồng chết bà thủ tiết không tái giá và xuất gia làm bạn với cánh cửa tu hành. Là ngƣời thông minh, lanh lợi, Lý Ngọc Kiều sớm tiếp thu đƣợc những giáo lý nhà Phật, bà tham gia giảng đạo, truyền thụ giáo lý cho nhân dân. Có thể nói bà là ngƣời phụ nữ Việt Nam đầu tiên đất Thăng Long có những hoạt động xã hội, có tấm lòng nhân hậu, coi vinh hoa phú quý là thứ phù phiếm ở đời. Bà đã chứng minh đƣợc vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội, ngƣời phụ nữ không chỉ thủ tiết thờ chồng mà còn làm đƣợc những việc mà nam nhân làm, có thể làm những việc có ích cho xã hội. Với tƣ cách là một nhà thơ, sáng tác của bà để lại cho đến nay còn một bài kệ đƣợc viết trƣớc khi bà viên tịch nói về lẽ sống chết ở đời:

Sinh lão bệnh tử, Tự cổ thƣờng niên Dục xuất cầu li

Giải phọc thiêm triền Mê chi cầu phật

Hoặc chi cầu thiền. Thiền phật bất cầu Đỗ khẩu vô nghiêm (Sinh lão bệnh tử, Lẽ thƣờng nay vẫn thế. Muốn cầu siêu thoát,

Nhƣng cởi trói cũng chính là buộc chặt thêm Mê muội thì mới cầu phật,

Nhầm lẫn thì mới cầu thiền. Chẳng cầu thiền, chẳng cầu phật Ngậm miệng lại không nói gì.)

Tiếp sau sự mở đầu của Lý Ngọc Kiều, đất Thăng Long còn ghi dấu tên tuổi của Lê Thị Yến (?–1117) - một ngƣời con gái có tri thức, thông minh, sắc sảo và đầy bản lĩnh đã làm say lòng nhà vua. Nổi danh là ngƣời con gái có tài trị nƣớc, sống nhân hậu, luôn bao dung vị tha đối với mọi ngƣời nhƣng với tƣ cách là một nhà thơ thì cũng nhƣ Lý Ngọc Kiều sáng tác còn lại của Lê Thị Yến cũng chỉ có một bài kệ. Có thể nói sự xuất hiện của hai tác giả trên có ý nghĩa là sự mở màn cho sự ra đời của các nhà thơ nữ sau này. Bởi đến khoảng thế kỷ thứ XV với một số bài thơ của Ngô Chi Lan (?-?) thì các tác giả nữ mới đặt những bƣớc chân vững chắc đầu tiên lên văn đàn.

Ngô Chi Lan là ngƣời con gái học giỏi, thơ hay sống dƣới thời Lê

Thánh Tông, bà từng đƣợc vua vời vào cung để hầu thơ và đƣợc phong chức Phù gia nữ học sĩ, chuyên dạy lễ nghĩa văn chƣơng cho cung nữ. Nguyễn Dữ từng nhận xét về bà “Nam châu nếu không có tôi, biết đâu phu nhân lại chẳng là tay tuyệt xƣớng; mà nếu tôi không có phu nhân, biết đâu chẳng là tay kiệt xuất một thời” [20; tr.12-13]. Cho đến nay sáng tác của bà còn lại khoảng gần chục bài thơ chữ Hán, trong đó phần lớn là thơ viết về thiên nhiên, để lại khá

rõ dấu ấn cá nhân với một số bài thơ tiêu biểu nhƣ: Bốn bài thơ vịnh bốn mùa, bài vịnh Vệ Linh sơn…

Thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển đỉnh cao của văn học nƣớc nhà, đây là giai đoạn mà văn học phát triển rực rỡ, toàn diện, hoàn thiện cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng tên tuổi của các nữ tác gia nổi tiếng nhƣ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hƣơng, bà Huyện Thanh Quan, Trƣơng Thị (Ngọc) Trong, Phạm Lam Anh, Nguyễn Trinh Thận… Đây đều là những nữ tác giả có nhiều sáng tác đƣợc đánh giá cao cả về mặt nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Nếu nhƣ các nhà thơ Phạm Lam Anh, Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Trinh Thận việc nghiên cứu bƣớc đầu mới dừng ở việc tìm hiểu tiểu sử, khảo cứu tác phẩm thì Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hƣơng, bà Huyện Thanh Quan lại là những tác giả làm tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu. Trong bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ” ngƣời phụ nữ không có điều kiện học hành, giao lƣu với bên ngoài nhƣ nam giới, đời sống cá nhân của ngƣời phụ nữ không đƣợc coi trọng thì mặc dù hầu hết các tác gia nữ đều có xuất thân từ tầng lớp trung lƣu hay dòng dõi vua quan nhƣng những tƣ liệu về tiểu sử của họ còn lại rất ít, và không thống nhất.

Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705–1748) là ngƣời con gái tài sắc

vẹn toàn, ngay từ khi còn là thiếu nữ bà đã nổi tiếng về tài thơ văn đối đáp. Từng đƣợc cha nuôi là Lê Tuấn Anh nuôi dạy với mong muốn đƣa vào tiến cung – thực hiện con đƣờng mà biết bao thiếu nữ mơ ƣớc nhƣng Đoàn Thị Điểm từ chối mà quyết định về quê dạy học phụng dƣỡng mẹ già và nuôi dạy hai cháu lớn lên. Giai thoại về Đoàn Thị Điểm hiện nay còn lƣu truyền khá nhiều, hầu hết trong số đó đều thể hiện tài năng văn thơ và tinh thần khẳng khái của bà. Nhƣng có lẽ vì quá xuất chúng mà con đƣờng tình duyên của bà lại đến khá muộn màng. Từ chối nhiều cuộc hôn nhân mai mối với những

ngƣời có tiền có quyền, bà kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Kiều – một ngƣời đàn ông góa vợ nhƣng hay chữ, giàu tình cảm. Cuộc hôn nhân với Nguyễn Kiều đã đem lại cho nữ sĩ những năm tháng hạnh phúc. Nhƣng ngày vui ngắn ngủi, cƣới xong chƣa đầy một tháng thì Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc, nữ sĩ lại một thân một mình “nuôi già dạy trẻ”suốt ba năm ròng.

Chính trong khoảng thời gian này bà nhận đƣợc bản Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn, cùng đồng cảm với nỗi lòng, tâm trạng của ngƣời chinh phụ bà đã diễn Nôm bản Chinh phụ ngâm. Bản dịch

Chinh phụ ngâm của bà cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã trở thành những tác phẩm ƣu tú nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Ngoài bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm bà còn là tác giả của Truyền kỳ tân phả và một số câu đối chữ Hán, tuy nhiên những tác phẩm của bà còn lại cho đến nay không nhiều và về mặt văn bản vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đoàn Thị Điểm đƣợc đánh giá cao không phải vì số lƣợng tác phẩm nhiều hay ít mà vì những giá trị nhân văn mà bà để lại.

Cũng là một ngƣời phụ nữ tài sắc nhƣng Hồ Xuân Hƣơng (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX) lại có một cuộc đời đầy sóng gió, lận đận trong đƣờng tình duyên, hai lần lấy chồng thì hai lần đều làm lẽ và cuộc tình nào cũng ngắn ngủi, dở dang. Yêu đời nhƣng lại bị cuộc đời hắt hủi, phụ bạc, ngọn lửa khao khát yêu luôn cháy rực trong lòng nhƣng lại bị cuộc đời vùi dập, nên những cảm xúc trong thơ Hồ Xuân Hƣơng phần nhiều là những cảm xúc đau khổ, thể hiện những khát khao hạnh phúc của ngƣời phụ nữ và không ít trong số đó còn có những vần thơ ngang tàng muốn thay đổi cuộc sống, thay phận đổi vị.

Nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng các nhà nghiên cứu nhận định rằng đây là một hiện tƣợng phức tạp trong văn học Việt Nam. Tính phức tạp thể hiện trong việc tìm hiểu các thông tin về tiểu sử cũng nhƣ tình trạng văn bản khi

tìm hiểu về thơ bà. Tuy nhiên theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu thì Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng của văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, bà sáng tác cả thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán. Thơ chƣ̃ Hán tiêu biểu có tập Lưu hương ký – một tập thơ thể hiện khá đầy đủ con ngƣời, cá tính Hồ Xuân Hƣơng. Còn thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng là một vấn đề hết sức phức tạp bởi theo nhiều nghiên cứu thì có những sáng tác chữ Nôm là của Hồ Xuân Hƣơng nhƣng cũng có những sáng tác của các tác giả khác mƣợn tên Hồ Xuân Hƣơng.

Nếu nhƣ những cảm xúc trong thơ Hồ Xuân Hƣơng vƣợt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến thì những những xúc cảm trong thơ bà Huyện

Thanh Quan lại nằm trong khuôn khổ của giáo huấn Nho giáo, nhà phê bình

Đặng Tiến từng lý giải về tính nữ trong thơ bà “Tình cảm Bà Huyện Thanh Quan có hai đối tƣợng: là dĩ vãng và gia đình; đây là thứ tình cảm đặc biệt của phụ nữ. Ngƣời đàn bà vốn hay ngoái lại dĩ vãng, dù chỉ là một thứ dĩ vãng không có gì. Văn chƣơng nữ lƣu, thƣờng là văn chƣơng kỷ niệm, văn chƣơng của quá khứ”8.

Huyện Thanh Quan vốn xuất thân trong một gia đình nho giáo thời Lê mạt, sinh ra sau buổi phế vong của triều Lê, trong vẻ thịnh trị của Nguyễn sơ, đƣợc học hành, lại thêm bản thân thông minh, có tài đặc biệt là tài thơ ca, bà đƣợc vua Tự Đức triệu vào cung ban cho chức “Cung chung giáo tập”, dạy lễ nghĩa cùng các phép tắc cho các cung nữ. Thời đại sống có nhiều biến động đã tạo nên tâm lý không thoả mãn, một nỗi buồn xa xăm trong thơ bà. Nỗi buồn của Huyện Thanh Quan có căn nguyên xa xôi từ sự thất thế của tầng lớp nho sĩ cuối thế kỷ XVIII, nỗi buồn ấy càng trở nên sâu sắc hơn trong hoàn cảnh của triều đình mới. Những tác phẩm mà Huyện Thanh Quan để lại hầu hết là thơ viết về thiên nhiên, bà viết thơ để ca ngợi thiên nhiên đất nƣớc

nhƣng cũng chính là để bày tỏ tâm trạng của bản thân. Gƣ̉i tâm tr ạng buồn vào thơ, nên phần lớn thiên nhiên trong thơ bà là thiên nhiên lúc chiều tà, bóng xế.

Ngoài các nữ sĩ nổi danh trên văn học trung đại Việt Nam còn ghi dấu sự đóng góp của một số nhà thơ nữ có xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhƣ

Nguyễn Trinh Thận hiệu là Mai Am – con gái thứ 25 của vua Minh Mệnh.

Là một công chúa nhƣng bà không thích cuộc sống xa hoa phù phiếm, lại thông minh lanh lợi đƣợc học hành bài bản nên ở bà có một nền tảng kiến thức uyên bác và một tâm hồn thơ sâu sắc đa dạng. Bà để lại Diệu Liên thi tập

gồm 345 bài thơ chữ Hán, một số lƣợng khá dày dặn so với các nữ tác gia Hán Nôm và bà cũng là một trong số ít nữ tác gia cuối cùng của dòng thơ chữ Hán Việt Nam.

Công chúa Nguyễn Tĩnh Hòa, con gái thứ 34 của vua Minh Mạng cũng nổi tiếng về tài thơ ca. Là ngƣời am hiểu về âm luật, thông minh, 17 tuổi bà đã làm thơ. Hiện nay bà còn để lại Huệ Phố thi tập, đây là tập thơ bà sáng tác lúc sinh thời trong điều kiện “êm đềm chƣớng rủ màn che” chƣa phải chứng kiến những biến cố của gia đình, cảnh nhà tan mất nƣớc, nên những vần thơ của bà rất hồn nhiên, dung dị.

Trong một nền văn chƣơng đậm chất nam tính, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo, văn học nữ giới thời trung đại đã ra đời với những tác phẩm nói về thân phận, hình ảnh ngƣời phụ nữ; xuất hiện những tác giả nữ viết về cuộc sống xung quanh mình… tuy không liên tục và mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 41 - 47)