Thiên nhiên danh thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 72 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thế giới tƣ̣ nhiê n con ngƣời theo cái nhìn của tác giả nƣ̃

2.2.4. Thiên nhiên danh thắng

Trong bốn nhóm thiên nhiên chúng tôi tiến hành khảo sát thì thiên nhiên phong cảnh chiếm số lƣợng nhiều nhất. Thiên nhiên phong cảnh có thể đƣợc thể hiện dƣới hình thức các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: tuyết, sƣơng, mây,

gió... hay của thiên nhiên danh thắng nhƣ: Đài Khán Xuân, thành Thăng Long, Đèo Ngang, đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, hang Thánh Hóa, núi Vệ Linh... Nhìn qua, cũng có thể thấy danh thắng lọt vào “tầm nhìn” của các nữ tác giả rất ít những địa danh mang tính lịch sử. Thăng Long (của Bà Huyện Thanh Quan, và núi Vệ Linh (của Ngô Chi Lan) đều là cảnh quá vãng. Duy nhất Vệ Linh sơn (Núi Vệ Linh) mang âm điệu tự hào, lạc quan:

Vệ Linh xuân thụ bạch vân nhàn, Vạn tử thiên hồng diễm thế gian. Thiết mã tại thiên, danh tại sử, Anh uy lẫm lẫm mãn giang sơn”

(Trên núi Vệ Linh, mây trắng lơ lửng, cây tƣơi sắc xuân Muôn đóa hoa hồng, hoa tím làm đẹp trần gian,

Ngựa sắt đã về trời, tên lƣu trong sử Oai danh còn hiển hách khắp non sông)

Còn Hồ Xuân Hƣơng thì nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét, bà viết nhiều về hang động, và đặc biệt là đã “lạ hóa” chúng bởi những góc nhìn riêng. Ngoài đá Ông chồng Bà chồng, hang Thánh Hóa, đền Sầm Nghi Đống,… đã đƣợc nhiều phân tích lấy làm ví dụ, ta có thể nhắc lại ở đây vị thế của đèo Ba Dội:

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc Đầm đìa lá liễu giọt sƣơng rơi.

(Hồ Xuân Hƣơng – Đèo Ba Dội)

hoặc cảnh chùa đêm:

Hành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn, Thứu Lĩnh đen trùm một thức mây. Lấp ló đầu non vừng nguyệt chếch, Phất phơ sƣờn núi lá thu bay.

Dƣờng nhƣ, ở Hồ Xuân Hƣơng đã không có có sự ƣu tiên cho thắng tích lịch sử, và ít có những nét vẽ khuôn thƣớc mà thiên về tả thực “đứng chéo”, rất khác Đoàn Thị Điểm – ngƣời ƣa du ̣ ng điển và do vâ ̣y trong tác phẩm ít có nhƣ̃ng miêu tả danh thắng thƣ̣c.

Có thể thấy thiên nhiên danh thắng – mô ̣t da ̣ng tác phẩm chỉ có thể có ở những tác giả có dịch chuyển , phiêu du – không phải là sở trƣờng của các cây bút nƣ̃ thời trung đa ̣i . Và ngoại trừ Hồ Xuân Hƣơng có cái nhìn thắng tích đô ̣c đáo , lối viết của các tác giả nƣ̃ trung đa ̣i về đề tài này gần nhƣ không phá cách .

Tiểu kết

Từ những con số thống kê, chúng ta đã nhận thấy mảng thơ thiên nhiên chiếm số lƣợng lớn trong sáng tác của các tác giả nữ. Bất kể hoàn cảnh sống khác nhau, cây bút nữ nào cũng để lại thơ văn về chủ đề này. Khảo sát từ bốn mảng thiên nhiên (thực vật, động vật, vòng chuyển vận bốn mùa của tự nhiên và danh thắng), chúng ta đã gặp lại nhiều hình ảnh quen thuộc và cả những đƣờng nét khác lạ. Bởi về bút pháp cũng nhƣ góc nhìn, mảng thơ này của giới nữ vừa có điểm tiếp nối, chia sẻ với các cây bút nam: họ gắn bó, họ thấy cái đẹp, cái thiện trong thiên nhiên xung quanh, và cảm nhận về một sự hài hòa, bình an khi sống trong một môi trƣờng nhƣ vậy. Nhƣng bên cạnh đó, thế giới tự nhiên mà ngƣời viết nữ quan tâm lại có những trạng thái, hình ảnh gắn với không gian sống, trải nghiệm sống, hoặc tâm trạng phụ nữ. Ở Chƣơng 3 dƣới đây, chúng tôi sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Chƣơng 3

THIÊN NHIÊN – HÌNH DUNG VÀ BIỂU TẢ CỦA NỮ GIỚI VỀ MÔI SINH TRONG VĂN HÓA THỜI TRUNG ĐẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 72 - 75)