Thiên nhiên được biểu hiện qua thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 58 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thế giới tƣ̣ nhiê n con ngƣời theo cái nhìn của tác giả nƣ̃

2.2.1. Thiên nhiên được biểu hiện qua thảm thực vật

Cỏ cây, hoa lá là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống tự nhiên của con ngƣời, chúng đƣợc nhắc đến khá nhiều trong thơ ca của các nữ tác giả. Khảo sát hình ảnh thảm thực vật trong sáng tác của các tác giả nữ chúng tôi nhận thấy hình ảnh xuất hiện nhiều nhất là hoa (24 bài), tiếp đến là các hình ảnh cỏ (9 bài), lá (7 bài), liễu (9 bài), rêu (5 bài), trúc (5 bài), thông (2 bài)…

Trƣớc hết với hình ảnh hoa, cỏ ta thấy hình ảnh này có khi xuất hiện dƣới dạng hoa, cỏ bình thƣờng không tên tuổi:

Dạ tĩnh xuân phong tế Hoa hàn nguyệt sắc thâm

(Đêm lặng yên gió thổi nhẹ nhàng Hoa lạnh lẽo, màu trắng khuya khoắt)

(Nguyễn Tĩnh Hòa - Lân ca - Tiếng hát bên

nhà hàng xóm) Hoặc:

Hoa chiếu trì đƣờng, nguyệt chiếu môn (Hoa chiếu xuống hồ ao, trăng soi vào cửa)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Bệnh trung cảm tác –

Đang bệnh cảm tác) Hay:

Lƣờn đá cỏ leo sờ rậm rạp Lách khe nƣớc rỉ mó lam nham

(Hồ Xuân Hƣơng – Hang Thánh Hóa)

Cỏ cây chen lá đá chen hoa

(Bà Huyện Thanh Quan - Qua Đèo Ngang) Thiên nhiên đƣợc miêu tả thực, không ƣớc lệ, tƣợng trƣng, vạn vật hài hòa với nhau trong một không gian chung, ở đó hoa cỏ xếp tầng, xếp lớp, đan xen vào nhau để cùng sinh tồn.

Có khi thiên nhiên đƣợc gọi tên cụ thể, nhƣ hoa cúc: Thái đắc hoàng hoa thu dục ký,

(Hái đƣợc bông cúc vàng mùa thu muốn gửi tặng E sợ hoa mang vẻ tiều tụy đến)

(Nguyễn Trinh Thận - Bệnh trung ngẫu thành kí Trọng Khanh, Quý Khanh – Đang bệnh ngẫu nhiên làm thơ gửi Trọng Khanh, Qúy Khanh)

Lộ nhị sƣơng chi nguyệt mãn khâm Tây phong tam kích bạch vân thâm

(Nhị [nhuốm] móc cành [phủ] sƣơng trăng đầy áo Gió tây thổi ba luống cúc tựa mây trắng thẳm sâu)

(Nguyễn Trinh Thận - Bạch cúc – Hoa cúc trắng) Hoa sen:

Tƣơng khan lục mấn miên Vô sự thái khê liên

… Liên hoa viễn cận hƣơng

(Nhìn xem cô em có mái tóc xanh, Nhân thong thả ra khe hái sen

… Hƣơng sen thoang thoảng tỏa ngát chung quanh)

(Ngô Chi Lan – Thái liên khúc – Khúc hát hái sen) Hoàng hôn hà xứ hàm kim tiên,

Phƣơng trƣợng không dƣ liễu tỏa yên. (Sen vàng đâu chốn nhuốm tà dƣơng Chùa vắng liễu vờn trong khói sƣơng)

(Đoàn Thị Điểm – Truyền kỳ tân phả - Cuộc kỳ ngộ ở Bích Câu)

Hay hoa hòe:

Gió đƣa sực nức hƣơng hòe

(Trƣơng Thị Trong – Lý triều đệ tam hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn)

Hoa không chỉ đƣợc miêu tả thực với vẻ đẹp vốn có trong tự nhiên mà chịu ảnh hƣởng chung của thi pháp trung đại, các tác giả còn sử dụng thiên nhiên nhƣ một biểu tƣợng cho vẻ đẹp của con ngƣời. Trong Truyền kì tân phả

ta thấy vẻ đẹp của con ngƣời đƣợc so sánh với vẻ đẹp của tự nhiên “mày chia lá liễu, má ửng hoa đào” (Bích Câu kỳ ngộ). Trƣơng Thị Trong trong Lý triều đệ tam hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn đã dùng hình ảnh:

Phƣơng phi mày liễu mặt hoa, Má đào, môi hạnh, da ngà, lƣng ong

Để thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của ngƣời con gái. Đặc biệt trong bài

Thái liên khúc của Ngô Chi Lan:

Tƣơng khan lục mấn miên,

Vô sự thái khê liên Tiểu cô kiều bất ngữ, Đới tiếu học xanh thuyền. Liên hoa viễn cận hƣơng, Thái thái tổng sơn nƣơng. Mạc khiển phong suy mấn, Băng ky nguyên tự lƣơng

(Nhìn xem cô em có mái tóc xanh Nhân thong thả ra khe hái sen Cô gái nhỏ duyên dáng không nói, Chúm chím cƣời tập chèo thuyền

Hƣơng sen thoang thoảng tỏa ngát chung quanh, Cô em hái nơi này nơi kia đều là con gái xóm núi. Chẳng cần xui gió thổi lồng mái tóc,

Thiên nhiên trở thành phƣơng tiện để miêu tả vẻ đẹp của con ngƣời. Tác giả không trực tiếp miêu tả hoa sen mà dùng hƣơng sen để ngợi ca vẻ đẹp bình dị, thanh tân của ngƣời con gái. Không chỉ coi cái đẹp của tự nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con ngƣời mà với mỗi sự vật trong tự nhiên ta đều tìm thấy một điều tƣơng ứng trong xã hội con ngƣời. Trong bài Nông phu từ

của Nguyễn Trinh Thận:

Gia hòa tuy mậu ác thảo phồn, Vong tắc thu thành yêu sừ lý. Thí nhƣ quân tử tiểu nhân sài, Nhƣợc bất trừ chi chung hoạn tai (Lúa tuy tốt nhƣng cỏ dại cũng xum xê Mong vụ thu đƣợc mùa thì phải làm sạch cỏ Ví nhƣ bậc quân tử với kẻ tiểu nhân

Nếu không trừ bỏ cuối cùng cũng gặp hoạn nạn)

Tác giả lấy hiện tƣợng vốn có của tự nhiên để soi chiếu đến cuộc sống của con ngƣời, “lúa”, “cỏ” ở đây trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tƣợng cho ngƣời quân tử và kẻ tiểu nhân. Giống nhƣ lúa muốn tốt, muốn mùa màng bội thu thì phải làm sạch cỏ thì ngƣời quân tử muốn làm nên nghiệp ắt phải tránh xa kẻ tiểu nhân.

Ngoài những hình ảnh hoa, cỏ có mật độ xuất hiện nhiều nhƣ đã trình bày ở trên, thảm thực vật trong sáng tác của các nữ tác giả còn xuất hiện hình ảnh liễu, lá và đặc biệt là rêu – loài thực vật nhỏ bé ít xuất hiện trong địa hạt thơ ca:

Đạm nguyệt lung hoa lộ nhiễm đài

(Trăng mờ lồng bóng hoa, rêu phủ đầy sƣơng)

Hay:

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Hòn đá xanh rì lún phún rêu Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc Đầm đìa lá liễu giọt sƣơng rơi

(Hồ Xuân Hƣơng – Đèo Ba Dội)

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

(Hồ Xuân Hƣơng – Tự tình III)

Những hình ảnh của thảm thực vật đi vào trong thơ của các tác giả nữ đều là những hình ảnh gần gũi với cuộc sống bình thƣờng . Nó vừa là đối tƣợng miêu tả, vừa là phƣơng tiện biểu đạt quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Thiên nhiên ở đó cũng luôn đƣợc đặt trong trạng thái hài hoà với con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 58 - 63)