Thiên nhiên chuyển vận theo bốn mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 67 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thế giới tƣ̣ nhiê n con ngƣời theo cái nhìn của tác giả nƣ̃

2.2.3. Thiên nhiên chuyển vận theo bốn mùa

Bốn mùa chuyển vận xuân - hạ - thu - đông luôn để lại trong lòng thi nhân nhiều xúc cảm. Nếu mùa xuân thƣờng đƣợc gợi lên bởi màu xanh tƣơi của cỏ cây hoa lá, mùa hạ đƣợc đánh dấu bằng tiếng ve kêu thì mùa thu lại khoác lên mình màu vàng úa của cỏ cây, của lá ngô đồng rụng và mùa đông thì đặc biệt với cái lạnh giá buốt. Đi vào thơ văn của tác giả nữ thiên nhiên của bốn mùa đƣợc nhắc đến nhiều trong thơ của Nguyễn Tĩnh Hòa, Nguyễn Trinh Thận, Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm. Khi tiến hành khảo sát thơ của các tác giả nữ chúng tôi nhận thấy thiên nhiên mùa xuân có mặt trong 14 bài, mùa hạ xuất hiện trong 3 bài, mùa thu có mặt ở 14 bài, mùa đông có mặt ở 3 bài.

Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, là khi vạn vật bắt đầu đâm trồi nảy lộc, căng tràn sự sống, thiên nhiên con ngƣời đều đang ở trong độ tƣơi mới nhất. Mùa xuân trong thơ ca nữ đƣợc báo hiệu qua hình ảnh gió xuân:

Xuân phong tẩu mã Dƣơng Châu đạo

(Trong gió xuân, ruổi ngựa trên con đƣờng tới Dƣơng Châu)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Độc Đỗ Phàn Xuyên thi

tập đề hậu – Thơ Đỗ Phàn Xuyên, đề sau khi đọc) Nam quận thanh phong đoạn tái trần

(Ngọn gió xuân ở quận Nam dứt sạch bụi bặm nơi biên ải) (Nguyễn Tĩnh Hòa – Cung họa ngự đề “Tức sự” nguyên vận (Chỉ Quảng Nam lỗ thoái sự) - Kính cẩn họa nguyên vần bài thơ “Tức sự” của nhà vua (về việc bọn giặc rút khỏi Quảng Nam)

Mùa xuân cũng đƣợc miêu tả bằng những tín hiệu của thời gian sáng, trƣa, chiều:

Hây hẩy trời xuân lúc mới trƣa

(Hồ Xuân Hƣơng – Vịnh đấu kỳ) Êm ái chiều xuân tới khán đài

Lâng lâng chẳng gợi chút trần ai

(Bà Huyện Thanh Quan – Chơi Đài Khán Xuân)

Trong Truyền kì tân phả ta cũng bắt gặp nhiều bài thơ của các nhân vật trong truyện xƣớng họa ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân:

Xuân tự họa,

Noãn khí vi,

Ái nhật trì.

Đàm hoa hàm tiếu liễu thƣ my,

Điệp loạn phi.

Tùng lý hoàng oanh hiển hoãn, Lƣơng đầu tử yến nam ni. Hạo đoãng xuân khúc bất tự trì

Xuyết tân tỳ

(Xuân nhƣ vẽ,

Khí ấm phơi,

Yêu ngày dài,

Hoa đào cƣời mỉm, liễu tƣơi mày,

Bƣớm loạn bay.

Trong khóm hoàng oanh bẻ bai, Đầu nhà lũ én thày lay

Lai láng tình xuân chẳng tự khuây

Mùa xuân đƣợc miêu tả bằng âm thanh của tiếng chim kêu, màu xanh của hàng trúc và sự tƣơi mới của sắc hoa:

Lục trúc thành âm oanh ngữ đa Du ti bách trƣợng phất tình sa Khan hoa tối hảo xuân tam nguyệt Cánh vị xuân sầu tam nguyệt hoa

([Trong] hàng trúc xanh biếc đã tỏa bóng râm, Tiếng chim oanh rộn rã

Những sợi tơ trời dài trăm trƣợng [bay] lƣớt qua bãi cát tƣợng quang

Đi xem hoa vào tháng ba mùa xuân là thú vị nhất [Nhƣng] lại vì mùa xuân buồn cho hoa tháng ba)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Mộ xuân – Cuối xuân)

Sự sống không chỉ có ở giữa mùa xuân mà ngay cả khi mùa xuân sắp qua đi nó vẫn còn sức mạnh kết tinh lên cái đẹp:

Hệ lãm suy bồng vọng

Thanh giang chiếu vãn hà

Vân hoàn thanh chƣớng hợp

Trúc đới lục khê tà Địa tịch đa phùng tự

Xuân thâm thƣợng kiến hoa

(Buộc dây neo, đẩy mui thuyền nhìn ra xa, Dòng sông trong soi rọi ráng chiều.

Mây bao quanh chỏm núi xanh tụ lại, Trúc ngả màu xanh xuống dƣới khe

Chỗ đất hẻo lánh gặp nhiều chùa chiền Xuân đã sắp tàn vẫn còn thấy hoa nở).

(Nguyễn Tĩnh Hòa - Châu trung nhàn vọng –

Trên thuyền nhân nhã ngắm ra xa) Nếu mùa xuân đƣợc miêu tả nhƣ những tín hiệu của sự sống, sự đâm chồi nảy lộc thì khi viết về mùa thu ta thấy các tác giả chú ý nhiều hơn đến miêu tả những cảnh vật tự nhiên đặc trƣng báo hiệu mùa sang.

Lƣơng phong vi vũ thuộc sơ thu, Vạn hộc thanh hƣơng nhập trản phù. Điếu hải giác đa huyền quản nhạc, Tƣu sinh hữu hạnh bạng tƣ du

(Gió mát, mây rƣa đã vào tiết đầu thu

Vạn hộc hƣơng thơm trong trẻo tràn cả vào trong chén. Ngồi câu trên biển cảm thấy có nhiều tiếng đàn tiếng sáo Tấm thân nhỏ mọn may đƣợc theo ghé cuộc chơi này).

(Đoàn Thị Điểm - Thu hứng – Hứng thu)

Trong Cuộc kỳ ngộ ở Bích Câu thiên nhiên mùa thu lại đƣợc gợi lên bởi gió vàng, lá ngô:

Kim phong xuy lạc tỉnh biên ngô, Tàn thử quan hà nhập tố thu (Gió vàng, giếng rụng lá ngô,

Tàn hè quang cảnh sang thu tiết rồi)

Hay nhƣ ở Thứ vận Nguyệt Đình “kí hoài” chi tác (Họa bài thơ “Gửi nỗi niềm” của Nguyệt Đình) của Nguyễn Tĩnh Hòa:

Tọa tận ngân hà diệp thƣớng hƣơng Thạch giai thê thiết hƣơng hàn tƣơng Quyển liêm phạ kiến tân thu sắc

Cúc lộ ngô phong dạ tiệm trƣờng

(Ngồi suốt đến lúc lá sen trắng tỏa mùi hƣơng [Ngoài] thềm đá vọng tiếng ve sầu rên rỉ

Cuốn mành lên sợ thấy cảnh sắc mùa thu mới đến

Giọt móc làm ủ rũ cành trúc, ngọn gió thổi rụng lá cây ngô đồng, đêm thì cứ dài)

Câu thơ cho thấy sự chuyển vận của thời tiết từ hè sang thu. Ngƣời viết cảm nhận thời gian bằng sự trực cảm, bằng những tín hiệu không gian, bằng sự vận động của thiên nhiên và sự sống của con ngƣời. Bƣớc đi của thời gian đƣợc theo dõi bằng sự chuyển vận của bốn mùa qua các dấu hiệu sen tàn, cúc nở, oanh vàng, liễu biếc... Chịu ảnh hƣởng chung của thi pháp văn học trung đại, trong sáng tác của các tác giả nữ ta thấy khi miêu tả chuyển vận của bốn mùa các tác giả cũng sử dụng các tín hiệu nhƣ mùa hè đƣợc thể hiện qua hoa sen nở, tiếng ve kêu, dấu hiệu của mùa thu đƣợc biểu hiện qua lá cây ngô đồng rụng, sen tàn... Nguyễn Tĩnh Hòa là tác giả có nhiều bài thơ viết về mùa thu. Tác giả không đơn thuần tả cảnh mà qua cảnh gửi gắm những nỗi niềm. Ta thấy bà thƣờng viết về mùa thu với tâm trạng mơ hồ, bâng khuâng nhƣ bài

Thu dạ ức biệt kí Uyên sồ (Đêm thu, nhớ lại những ngày xƣa gửi Uyên Sồ),

Thu phong (Gió thu) hay nhƣ trong bài Thu dạ độc tọa (Đêm thu ngồi một mình).

Không giống nhƣ mùa xuân và mùa thu, mùa đông và mùa hè có số lƣợng rất ít các sáng tác. Theo thống kê của chúng tôi, 8 tác giả có 3 tác phẩm viết về mùa hạ, 3 tác phẩm viết về mùa đông.

Đây là mùa hè trong thơ Hồ Xuân Hƣơng:

Mùa hè hây hẩy gió nồm dông

Nếu mùa hè trong thơ Hồ Xuân Hƣơng chỉ đƣợc gợi lên qua dấu hiệu của gió hè “hây hẩy” thì trong thơ Đoàn Thị Điểm mùa hè lại mang đầy tín hiệu của mùa với tiếng kêu của ve, của ếch… của cái nắng hanh đặc trƣng của mùa hè:

Trời đất thêm phần nắng hanh Ếch kêu trên cỏ, ve kêu trên cành,

Cuốc cuốc tiếng đỗ vũ, ríu rít tiếng hoàng oanh ` (Truyền kì tân phả - Nữ thần ở Vân Cát) Còn mùa đông đƣợc nhắc đến trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm qua sự xƣớng họa của các nhân vật trong truyện:

Huyền Minh bá lệnh mãn quan san

Hồng dĩ Nam hoàn

Nhạn dĩ nam hoàn

Sóc phong lẫm liệt tuyết man man (Thần Huyền Minh giữ lệnh mùa đông Về nam lũ lƣợt chim nhạn, chim hồng Gió bấc hiu hắt tuyết ròng ròng)

(Truyền kì tân phả - Nữ thần ở Vân Cát) Bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đƣợc cảm nhận trong sự đa dạng trong màu sắc của khung cảnh thiên nhiên. Nằm trong ảnh hƣởng chung của thi pháp văn học trung đại, mùa xuân đƣợc cảm nhận trong những nét tƣơi mới, căng tràn sức sống, mùa thu gợi lên nỗi buồn, mùa đông gợi sự cô liêu, còn mùa hè là cảnh sắc vui tƣơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 67 - 72)