Thiên nhiên xuất hiện qua thế giới động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thế giới tƣ̣ nhiê n con ngƣời theo cái nhìn của tác giả nƣ̃

2.2.2. Thiên nhiên xuất hiện qua thế giới động vật

Hình ảnh động vật ít đƣợc nhắc đến trong văn chƣơng, nhƣng trong thơ ca của các tác giả nữ ta thấy sự xuất hiện khá thƣờng xuyên của các hình ảnh động vật trong tự nhiên. Đó có thể là những loài vật mang ý nghĩa biểu tƣợng nhƣ rồng, phƣợng, lân, cũng có thể là những loài vật bình thƣờng nhỏ bé ta vẫn gặp trong cuộc sống hàng ngày: chim, bƣớm, ếch, ve, gà… Khảo sát thơ của các tác giả nữ ta thấy xuất hiện hình ảnh chim (15 bài), ve (3 bài), bƣớm (3 bài)...Trong bài Lý triều đệ tam hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca Trƣơng Thị Trong dùng rồng, phƣợng, lân với ý nghĩa ƣớc lệ, tƣợng trƣng:

Huyền hòa gặp tiết thanh minh

Đoàn loan, lũ phƣợng khoe thanh đòi ngƣời Và:

Tƣờng vân năm thức giữa trời hiện ra Hào quang chói chói sáng lòa,

Lân chơi, phƣợng gáy cỏ hoa phun hồng

Chim loan, phƣợng, rồng, lân là những con vật linh thiêng của tự nhiên biểu tƣợng cho điềm lành, mang tin vui đến cho con ngƣời. Không chỉ mang ý nghĩa biểu tƣợng cho điềm lành, trong Bài ký chuyện rồng hổ thi tài rồng còn đƣợc sử dụng làm biểu tƣợng cho con ngƣời “bản chất của rồng ví nhƣ bậc minh triết của loài ngƣời… Rồng có đức trung chính, có lòng nhân rộng khắp, thật là một vật rất quý, ngƣời đời thƣờng đem sánh với bậc thiên tử, khen là có đức của thánh nhân” [20, tr.250].

Luôn dành cho tự nhiên một vị trí ƣu ái, không chỉ những con vật mang ý nghĩa linh thiêng mà những con vật bình dị xung quanh cuộc sống cũng đi vào trong thơ. Đó là hình ảnh “chim” thƣờng trở đi trở lại trong văn học trung đại, ở đây có thể là chim oanh:

Hoàng điểu ƣ nhân nhƣ hữu thức Bạch vân vô sự mỗi tƣơng phùng

(Con oanh vàng với ngƣời dƣờng nhƣ quen biết

Đám mây trắng không có việc gì thì thƣờng đi theo nhau)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Xuân nhật giao cƣ –

Ngày xuân ở ngoại ô) Dƣơng liễu thùy ty khiên cựu hận, Hoàng oanh phao trữ chức tân sầu (Dƣơng liễu buông tơ vƣơng hận cũ Oanh vàng thoi dệt mối tân sầu)

(Đoàn Thị Điểm – Truyền kỳ tân phả -

Lục trúc thành âm oanh ngữ đa

([Trong] hàng trúc biếc xanh tiếng chim oanh rộn rã) (Nguyễn Tĩnh Hòa – Mộ xuân – Cuối xuân) Chim nhạn:

Bƣớm ong mừng đã mấy phen nay, Hồng nhạn xin đƣa ba chữ lại

(Hồ Xuân Hƣơng – Tặng Tốn Phong Tử) Cũng có khi là hình ảnh cánh chim chung chung không xác định:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sƣơng sa khách bƣớc dồn

(Bà Huyện Thanh Quan – Chiều hôm nhớ nhà)

Hình ảnh chim trong thơ ca nữ dù là chim oanh, chim nhạn hay chỉ là cánh chim không xác định thì nó đều đƣợc đặt trong tƣơng quan với cảm xúc, tâm trạng của con ngƣời. Các con vật xuất hiện không đƣợc miêu tả trực tiếp ở dáng vẻ bên ngoài mà còn đƣợc miêu tả qua tiếng kêu – dấu hiệu của sự sống:

Kê xƣớng tây viên khởi

Cao lâu độc ỷ lan

(Gà gáy đánh thức vƣờn tây dậy Lầu cao một mình đứng tựa lan can)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Thuật ức)

Tế vũ thu lâm tự

Tây phong cổ ngạn thiền

(Mƣa thu lắc rắc trong rừng chùa

Ngọn gió tây đƣa tiếng ve kêu bên bờ cũ)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Thiên Mụ tự quy chân ngộ vũ – Chùa Thiên Mụ về, gặp mƣa)

Hay:

Tọa tận ngân hà diệp thƣớng hƣơng Thạch giai thê thiết hƣởng hàn tƣơng

(Ngồi suốt đến lúc lá sen trắng tỏa mùi hƣơng [ngoài] thềm đá vọng tiếng ve sầu rên rỉ)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Thứ vận Nguyệt Đình

“kí hoài” chi tác – Họa bài thơ “Gửi những nỗi niềm” của Nguyệt Đình) Cảnh vật trong thơ thì nhiều nhƣng hình ảnh con ngƣời thì hầu nhƣ không xuất hiện hoặc nếu có cũng chỉ là cái dáng vẻ cô độc, lẻ loi “cao lâu độc ỷ lan”. Âm thanh của chim hót, ve kêu đánh thức không gian, đánh thức cả tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Ngoài những con vật trên, còn xuất hiện nhiều loài vật khác của tự nhiên qua thơ Hồ Xuân Hƣơng, nhƣ con ong (Lũ ngẩn ngơ), hay cá giếc, rồng rồng:

Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá giếc le te lội ngƣợc dòng. Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

(Giếng thơi)

Giếng là vâ ̣t thể nhân ta ̣o , nhƣng khi miêu tả giếng thơi tác giả lại sử dụng những hình ảnh của tự nhiên nhƣ cỏ gà, có giếc, rồng rồng, những hình ảnh đó cùng với hình ảnh giếng đã thể hiê ̣n “hoài niê ̣m phồn thƣ̣c”, nhƣ cách nói của Đỗ Lai Thúy.

Khảo sát hình ảnh của động vật của tự nhiên trong thơ ca các tác giả nữ ta thấy động vật rất đa dạng. Sự xuất hiện tƣơng đối nhiều các hình ảnh loài vật cho thấy mối quan tâm của các tác giả [nữ] trung đại đối với sự sống ngoài con ngƣời. Thiên nhiên động vật không xuất hiện riêng lẻ mà luôn đi

cùng thiên nhiên của hệ thực vật, nó cùng với con ngƣời hài hòa với nhau tạo thành một môi trƣờng sống giao hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)