Những khoảng thiên nhiên khuyết vắng và dôi dƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 75 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Những khoảng thiên nhiên khuyết vắng và dôi dƣ

Thời trung đại, văn học chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tam giáo đồng nguyên. Tuy nhiên từ thế kỷ XV, Nho giáo bắt đầu vƣơn lên chiếm địa vị độc tôn trong đời sống văn hóa, chính trị, nó dành toàn quyền trong việc học hành thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nƣớc. Nó đề ra tam cƣơng ngũ thƣờng, bậc trƣợng phu tìm thấy con đƣờng lập thân ở khoa cử, họ quan niệm đã là nam nhi thì phải làm nên công danh sự nghiệp. Từ những quan niệm xã hội nhƣ vậy đã xây dựng nên những khuôn mẫu cho văn học, thơ ca đối với các tác giả không phải là công cụ để giải trí, văn chƣơng viết ra không phải để mua vui mà là “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Các nhà nho tìm đến với thiên nhiên nhƣ là nơi di dƣỡng tính tình, cân bằng tâm tính, còn mảng thơ phong cảnh thƣờng gắn với các di tích lịch sử, ca ngợi chiến công của dân tộc hoặc thể hiê ̣n khát vọng cá nhân. Cùng chịu chung ảnh hƣởng của tam giáo về mối quan hệ thiên nhân và nguyên tắc sáng tác thời trung đại nhƣng trong sáng tác của các tác giả nữ mà chúng tôi đã nói ở trên thì bên cạnh những tiếp nối với các tác giả nam thì ở họ vẫn có những chỗ khác biệt, đó là những khoảng khuyết vắng và dôi dƣ trong bức tranh thiên nhiên [nữ].

Thứ nhất là khoảng thiên nhiên khuyết vắng trong sáng tác của các tác giả nữ. Trong thơ văn của các tác giả nam, thiên nhiên đƣợc sử dụng mang ý nghĩa biểu tƣợng. Chẳng hạn, trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy xuất hiện những hình ảnh nhƣ tùng, cúc, trúc, mai, đƣợc miêu tả mang ý nghĩa biểu trƣng cho vẻ đẹp, cốt cách của bậc trƣợng phu. Còn đối với các tác giả nữ ở Chƣơng 2, trong mục 2.2.1 khi đi

tìm hiểu về thiên nhiên biểu hiện dƣới dạng thảm thực vật chúng tôi đã chỉ ra hình ảnh cây tùng, cúc, trúc, mai có xuất hiện nhƣng đó là cây trúc:

Vân hoàn thanh chƣớng hợp Trúc đới lục khê tà

(Mây bao quanh chỏm núi xanh tụ lại Trúc ngả màu xanh xuống dƣới khe)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Châu trung nhàn vọng – Trên thuyền nhàn nhã ngắm ra xa)

Nhật tà thâm trúc lý

(Mặt trời lặn sâu trong khóm trúc)

(Nguyễn Trinh Thận - Thị vấn chi hạ phụng bồi Thƣơng Sơn tiên sinh độc thƣ - Thăm hỏi xong theo Thƣơng Sơn tiên sinh đọc sách)

Lục trúc thành âm oanh ngữ đa

(Trong hàng trúc xanh biếc đã tỏa bóng râm, tiếng chim oanh rộn rã)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Mộ xuân – Cuối xuân) Cây tùng:

Vạn hác tùng phong ngân

(Tiếng cây tùng ở hàng vạn khe ngâm trƣớc gió)

Nguyễn Trinh Thận – Thính gia huynh đàn cầm đông Quý Khanh tác – Nghe anh đàn cầm, cùng em gái Quý Khanh làm thơ) Còn hoa cúc đƣợc gợi lên qua những câu thơ:

Thái đắc hoàng lan thu dục ký Khủng kinh tiều tụy tự hoa lai (Cúc vàng vừa hái sao tiều tụy, Tặng sợ nhìn hoa lại thƣơng em.)

(Nguyễn Trinh Thận – Bệnh trung ngẫu thành kí Trọng Khanh, Quý Khanh – Đang bệnh ngẫu nhiên làm thơ gửi Trọng Khanh, Quý Khanh) Hình ảnh tùng, cúc, trúc trong sáng tác nữ đƣợc miêu tả thực, không ẩn dụ, không mang ý nghĩa biểu tƣợng. Tùng, trúc, cúc đƣợc miêu tả là những loài cây, hoa bình thƣờng trong đời sống tự nhiên, gần gũi với cuộc sống đời thƣờng.

Trong sáng tác của các tác giả nam nếu hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tƣợng cho phẩm chất, đạo đức của ngƣời quân tử thì hình ảnh cây cỏ lại mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ kẻ tiểu nhân:

Phƣợng những tiếc cao diều hãy lƣợn Hoa thƣờng hay héo cỏ thƣờng tƣơi

(Nguyễn Trãi – Tự thuật - bài 9)

Hoa, cỏ là những hình ảnh của thảm thực vật nhỏ bé thƣờng sống cạnh nhau đƣợc các tác giả sử dụng để nói về ngƣời quân tử và kẻ tiểu nhân, hai loại ngƣời luôn song hành cùng nhau trong xã hội. Trong thơ của các tác giả nữ hình ảnh cỏ tuy có đƣợc nhắc đến nhƣng chỉ một lần duy nhất cỏ đƣợc dùng để chỉ kẻ tiểu nhân, đó là cây cỏ trong bài Nông phu từ của Nguyễn Trinh Thận, còn lại tất cả cây cỏ trong thơ ca nữ đều là cây cỏ thuộc về thế giới tự nhiên:

Cỏ cây chen lá đá chen hoa

(Bà Huyện Thanh Quan - Qua Đèo Ngang)

Lƣờn đá cỏ leo sờ rậm rạp

(Hồ Xuân Hƣơng – Hang Thánh Hóa)

Điều đó cho thấy đối với các nữ tác giả thiên nhiên đƣợc họ cảm nhận với những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Thiên nhiên đi vào trong thơ nữ nhƣ một sự phác họa lại cuộc sống xung quanh mình chứ không phải để nói chí, nói đạo nhƣ trong sáng tác của các tác giả nam.

Không chỉ có thiên nhiên cây cỏ, thiên nhiên danh thắng cũng đƣợc các tác giả nữ nhắc đến, tuy nhiên, nhƣ trên đã nói , mảng phong cảnh để ngợi ca các chiến công lịch sử lại xuất hiện rất mờ nhạt, với một hai bài thơ. Trong sáng tác của các tác giả nam, những địa danh nhƣ sông Bạch Đằng, núi Chí Linh, cửa Hàm Tử… gắn với chiến thắng hào hùng của dân tộc, thể hiện niềm yêu mến tự hào của các tác giả đối với chiến công của dân tộc. Trong sáng tác của các tác giả nữ sự tự hào, tụng ca có chăng ta chỉ thấy thấp thoáng trong tác phẩm Vệ Linh Sơn (Núi Vệ Linh) của Ngô Chi Lan.

Có thể thấy với các nhà thơ nam giới, thiên nhiên đi vào thơ văn không chỉ với diện mạo vốn có của nó mà thiên nhiên còn đƣợc các nhà thơ sử dụng để tỏ chí, tỏ lòng, để giáo huấn đạo đức, những đặc điểm này là điểm khuyết vắng trong sáng tác của các nữ tác gia. Trong văn học trung đại không nữ tác gia nào dùng thiên nhiên để nói chí, tỏ lòng. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau trong địa vị xã hội của ngƣời nữ và ngƣời nam. Xã hội phong kiến thực chất là xã hội nam quyền, sống trong xã hội đó ngƣời phụ nữ bị bó hẹp trong “tam tòng tứ đức”, bên khung cửi, với nội trợ, chồng con, họ không ra làm quan và cũng không đƣợc tham gia vào khoa cử. Tìm đến với thơ văn với họ là tìm đến một phƣơng tiện để giãi bày, vì thế thiên nhiên trong cái nhìn của nữ giới là nơi để bộc lộ tâm sự, là nơi để họ thể hiện những khát vọng đời thƣờng đó của ngƣời phụ nữ. Nói cách khác, địa vị xã hội cùng đặc trƣng về giới chi phối khá nhiều đến sáng tác nữ. Khoảng dôi dƣ về thiên nhiên trong sáng tác nữ Việt Nam thời trung đại cũng bắt nguồn từ căn rễ này.

Thứ hai là khoảng thiên nhiên dôi dư . Nếu các tác giả nam chịu ảnh hƣởng của thi pháp văn học trung đại, khi chiêm ngƣỡng hình ảnh thiên nhiên nam giới thƣờng đứng ở vị trí “đăng cao”, “thƣớng sơn”, con ngƣời đứng trên cao để chiếm lĩnh không gian:

Hữu thời trực thƣớng cô phong đỉnh Trƣờng khiếu nhất thanh hàn thái hƣ

(Không Lộ thiền sƣ - Ngôn hoài – Tỏ lòng) Hình ảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả tao nhã, thanh khiết:

Nƣớc biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu

(Nguyễn Trãi – Bảo kính cảnh giới - bài 26)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nƣớc biếc trông nhƣ tầng khói phủ, Song thƣa để mặc bóng trăng vào.

(Nguyễn Khuyến – Thu vịnh)

Thiên nhiên có hung dữ cũng đƣợc miêu tả đầy tự hào nhƣ “Bạch Đằng hải khẩu” (Nguyễn Trãi), “Bạch Đằng giang” (Nguyễn Sƣởng), “Hàm Tử quan” (Nguyễn Mộng Tuân)… Thì đối với các nữ tác gia hình ảnh thiên nhiên trong thơ họ là những gì gần gũi nhất, đó là hình ảnh bình dị của cỏ cây, hoa lá… Trong thơ Hồ Xuân Hƣơng là hình ảnh của con ốc nhồi, đám cỏ hôi, của lƣờn đá cỏ leo, trong thơ Nguyễn Trinh Thận là mây, núi, gió, sƣơng, trong thơ Nguyễn Tĩnh Hòa là trăng, gió, bốn mùa… (Châu trung nhàn vọng - Trên thuyền nhàn nhã ngắm ra xa).

Đặc biệt, những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa biểu trƣng cho nữ giới đƣợc các tác giả sử dụng nhiều nhất là những hình ảnh hoa, trăng, liễu:

Băng dung kham tác mĩ nhân trang Bàn kế hoa hoa nhất tuyến trƣờng Thụy khởi hàn hƣơng bất tri xứ Bán lâu tà nguyệt, bán lâu sƣơng

Từng đóa hoa cài quanh búi tóc thành một chuỗi dài Thức dậy thấy mùi thơm lành lạnh không biết ở chỗ nào Nửa lầu trăng xế, nửa lầu mờ sƣơng)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Mạt lị từ - Bài từ về loài hoa nhài)

Thiên nhiên và con ngƣời hài hòa cùng nhau trong một thể thống nhất. Phong tĩnh hoa hàn hƣơng vụ nồng

Châm lâu tà nguyệt ảnh trùng trùng (Gió im, hoa lạnh, sƣơng thơm dày đặc Lầu may, bóng trăng xế tỏa tầng tầng)

(Nguyễn Tĩnh Hòa – Nhuận thất tịch –

Đêm mồng bảy tháng bảy nhuận) Trong thơ của các tác giả nam ta cũng thấy có nhiều bài thơ viết về thân phận, nỗi lòng của ngƣời phụ nữ nhƣng chỉ đến sáng tác của các tác giả nữ ta mới đƣợc nghe tiếng nói của “ngƣời trong cuộc”.

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nƣớc non

Chén rƣợu hƣơng đƣa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chƣa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

(Tự tình III)

Đó là lời bộc bạch cảm xúc, thân phận của chính mình với mong ƣớc mãnh liệt có đƣợc hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn. Trong văn học trung đại ngƣời phụ nữ làm thơ đã hiếm, ngƣời phụ nữ làm thơ thổ lộ tình yêu, thân phận và

khát khao trần tục nhƣ Hồ Xuân Hƣơng lại càng hiếm hơn. Trên báo Phụ nữ Tân Văn (1929) Phan Khôi từng than phiền nền văn học của nữ giới ta, từ xƣa tới nay chƣa hề có bao giờ. Có chăng là từ ngày nay” [37: tr.483-484].

Ông có liệt kê nhƣ̃ng phụ nữ làm thơ, song tỏ ra nghi ngờ về sự tồn tại của các nhà thơ nữ bởi theo ông ngoài Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan… là có nhiều tác phẩm thì các nữ tác giả khác số lƣợng sáng tác chỉ có đôi ba bài thì không đủ gọi là văn học. Tuy nhận xét của Phan Khôi có phần cực đoan nhƣng nó đã thể hiện đƣợc sự đánh giá cao của tác giả đối với nữ sĩ Xuân Hƣơng. Thơ Xuân Hƣơng là tiếng thơ chƣa từng có trong lịch sử văn học nƣớc nhà “Không phải ngƣời phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần mà là ngƣời phụ nữ bình thƣờng, ngƣời phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Có thể nói ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hƣơng là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những ngƣời phụ nữ ấy: những tiếng than, những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay”12.

Trong sáng tác của các tác giả nữ đặc biệt là Đoàn Thị Điểm, ta còn thấy xuất hiện những khát khao hạnh phúc, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng trong các tác phẩm nhƣ Đền thiêng ở Hải Khẩu, Nữ thần ở Vân Cát, Truyện người liệt nữ ở An Ấp, Cuộc kỳ ngộ ở Bích Câu. Thiên nhiên lúc này có vai trò làm nền cảnh cho sự xuất hiện của nhân vật “cuối mùa đông, mƣa tuyết với tạnh, trăng sáng lờ mờ, tiếng gió xào xạc, cá bơi lƣợn đớp bóng cây mai, chim về tổ đậu cành cổ thụ” (Đền thiêng ở Hải khẩu) cũng nhƣ thể hiện những tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời:

Phong hốt khởi, Vũ hốt chí,

Thâm ta chỉ xích thành thiên lý.

Vũ bá phong di thái bạc tình,

Xuân sầu liêu tịch hộ thƣờng quynh (Gió thổi bùng lên,

Mƣa tuôn sập đến,

Cách nhau chỉ tấc gang mà hóa xa nghìn dặm. Gió gió mƣa mƣa luống gợi phiền

Xuân sầu dằng dặc cửa gài then)

(Truyền kì tân phả - Nữ thần ở Vân Cát) Miêu tả vẻ đẹp, ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ngƣời vợ ngƣời mẹ là điểm nổi bật trong sáng tác của các tác giả nữ, là điểm mà ta không thấy trong sáng tác của các tác giả nam. Tuy nhiên có một nội dung nữa ta không thấy có trong sáng tác của các tác giả nữ, đó là sự thiếu vắng những tác phẩm thiên nhiên viết về tình mẫu tử. Khảo sát các sáng tác nữ và đối sánh nó với văn học trung đại chúng tôi nhận thấy có một điều đặc biệt đó là trong số 12 tác giả thì chỉ có Nguyễn Trinh Thận và Nguyễn Tĩnh Hòa là có thơ viết về con (Khóc con) tuy nhiên trong đó không có sự xuất hiện của hình ảnh tự nhiên còn lại các tác giả nữ khác không có thơ viết về tình mẫu tử. Lí giải điều này có lẽ phải xem xét ở khía cạnh tiểu sử tác giả. Mỗi tác giả có một cảnh đời riêng nhƣng điểm gặp gỡ chung có lẽ là không ai trong số họ có một đời tƣ hạnh phúc trọn vẹn. Hồ Xuân Hƣơng lấy chồng nhƣng hai lần đều làm lẽ, Đoàn Thị Điểm tình duyên đến muộn màng, hạnh phúc ngắn ngủi, Lý Ngọc Kiều thì thủ tiết thờ chồng và không ai trong số họ có may mắn đƣợc làm mẹ, Nguyễn Trinh Thận may mắn đƣợc làm mẹ thì trong một thời gian ngắn mất cả chồng lẫn con…

Tìm đến thơ ca nhƣ tìm đến một sự san sẻ, thổ lộ tâm tình chứ không phải để tỏ chí tỏ lòng, nên thiên nhiên trong thơ các nữ tác giả phần nhiều là những hình ảnh có sự tƣơng đồng về thân phận ngƣời phụ nữ. Sự khác biệt

trong cách thể hiện tự nhiên cho thấy cái nhìn thế giới môi sinh khá khác biệt của nữ giới. Thế giới tự nhiên đối với nữ không chỉ có cái đẹp, cái thơ mộng mà qua thiên nhiên các nhà thơ còn muốn qua nó thể hiện khát vọng hạnh phúc, ƣớc ao bình đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)