7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những nét phác về phê bình sinh thái và tiềm năng của nó trong
1.3.1. Đôi nét về phê bình sinh thái
Nhƣ đã nói ở trên, phê bình sinh thái bắt nguồn từ những nhận thức về khủng hoảng môi trƣờng đang diễn ra trên toàn cầu. Nó buộc con ngƣời phải
nhận thức lại hành vi của mình đối với tự nhiên. Phê bình sinh thái quan tâm đến vấn đề sự cân bằng giữa nhân sinh và môi trƣờng, nó nghiên cứu mối quan hệ con ngƣời và môi trƣờng vật chất xung quanh.
Trên thực tế, từ xa xƣa triết học cổ đại Hy Lạp đã quan niệm “mục đích của nhân sinh là chung sống hài hòa với tự nhiên”[4]. Triết gia cổ đại La Mã Cicero nhấn mạnh tôn trọng hơn nữa tất cả các sinh mệnh “vì động vật và con ngƣời giống nhau đều cần tôn nghiêm của sinh mệnh, không nên bị tổn hại” [4]. Học giả của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ văn nghệ phục hƣng Qiesapiernuo đề xuất rõ ràng phải tôn trọng tự nhiên vì “trong giới tự nhiên không có gì đáng căm ghét, ngay cả sinh vật bé nhỏ nhất cũng có giá trị thần thánh của riêng mình”. Có thể thấy vấn đề con ngƣời và tự nhiên đƣợc quan tâm từ rất sớm. Nhƣng theo thời gian, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tự nhiên đã chịu ít nhiều tác động của con ngƣời. Nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Đức Achim von Arnim từng chất vấn “Cổ thụ đi đâu rồi? hôm qua chúng ta vẫn còn ngồi dƣới nó?” Trả lời điều đó nhà văn lãng mạn Pháp Chateaubrian nói “Rừng sâu có trƣớc các dân tộc, sa mạc đến sau con ngƣời”, làm thế nào để tránh đƣợc việc nhân loại sau khi hủy diệt tự nhiên cũng hủy diệt bản thân? Hugo cho rằng, việc cần kíp trƣớc mắt là cần xây dựng đạo đức hài hòa giữa con ngƣời với tự nhiên. Nhà phê bình sinh thái Carson đã tiến hành phê bình sâu sắc văn minh phƣơng Tây “Chúng ta cứ cuồng vọng bàn đến việc chinh phục tự nhiên. Chúng ta còn không đủ trƣởng thành để hiểu rằng con ngƣời chỉ là một bộ phận nhỏ của vũ trụ rộng lớn” [4]. Nhƣ vậy các nhà nghiên cứu đã dần dần nhận ra rằng càng cố gắng thể hiện sức mạnh với tự nhiên, khai phá tự nhiên, con ngƣời càng dần hủy hoại đi môi trƣờng sống của chính mình. Sinh thái lúc này trở thành vấn đề mang ý nghĩa chính trị xã hội.
Năm 1974 học giả ngƣời Mỹ Joseph W.Meeker đã đề xuất thuật ngữ “sinh thái học của văn học”. Tiếp đó năm 1978, William Ruekert trên tạp chí
Bình luận Iowa, số mùa đông đã đăng một bài viết tiêu đề Văn học và sinh thái học, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái”, đề xƣớng một cách rõ ràng “kết hợp văn học và sinh thái học”… Những bài viết này có ý nghĩa mở đầu cho hàng loạt bài viết, nghiên cứu, chuyên luận về phê bình sinh thái sau này. Sự phát triển mạnh mẽ của xu hƣớng phê bình này đánh dấu bằng sự kiện năm 1992 “Hội nghiên cứu văn học và môi trƣờng” gọi tắt là ASLE đƣợc thành lập ở trƣờng Đại học Nevada (Mỹ). Việc thành lập ASLE và hàng loạt các bài viết, chuyên luận, chuyên khảo về phê bình sinh thái trên thế giới đã cho thấy phê bình sinh thái đang ngày càng đƣợc coi trọng và có một chỗ đứng nhất định.
Đỗ Văn Hiểu trong bài viết Phê bình sinh thái, khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân đã lƣợc thuâ ̣t những đặc trƣng cơ bản của phê bình sinh thái. Theo đó Phê bình sinh thái ra đời mang theo tƣ tƣởng nòng cốt, đề xuất lấy “sinh thái trung tâm luận" làm nền tảng tƣ tƣởng. Nó tiến hành phê phán văn hóa, chỉ ra căn nguyên văn hóa tƣ tƣởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, buộc con ngƣời phải tiến hành nhìn nhận lại văn hóa nhân loại. Phê bình sinh thái cũng xác đi ̣nh sƣ́ mê ̣nh của mình là nghiên c ứu tƣ tƣởng văn hóa, khoa học, phƣơng thức sống, phƣơng thức sản xuất của con ngƣời đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên và nguy cơ sinh thái nhƣ thế nào. Từ đây phê bình sinh thái đã trở thành một khuynh hƣớng nghiên cứu mang đậm tinh thần phê phán văn hóa. Nó đã xây dựng cho mình một nguyên tắc mỹ học riêng, không giống với quan niệm truyền thống về cái đẹp. Phê bình sinh thái cho rằng: cái gì có lợi cho sự ổn định, hài hòa của hệ thống sinh thái mới là Đẹp, phá hoại chỉnh thể tƣ̣ nhiên, phá hoại sự ổn định sinh thái sẽ bị cho là điều tồi tê ̣. Thẩm mỹ sinh thái cũng yêu c ầu tinh thần và thể xác thấu nhập vào tự nhiên, có lúc thậm chí còn phải quên đi bản ngã, hòa với tự nhiên làm một… Quên đi bản ngã để cảm nhận tự nhiên chính là một phƣơng thức của thẩm mỹ sinh thái [21].
Trần Đình Sử trong bài viết Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay [32] bên cạnh việc xem xét quan hệ giữa văn học và môi trƣờng văn hóa, tinh thần xã hội nhƣ một vấn đề sinh thái thì tác giả cũng nêu ra phê bình sinh thái xác định có hai loại chính là phê bình sinh thái tự nhiên và phê bình sinh thái tinh thần. Nếu Phê bình sinh thái tự nhiên nghiên cứu mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên thì Phê bình sinh thái tinh thần lại nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trƣờng tinh thần xã hội đối với đời sống tinh thần, với sáng tác văn học, tác động của văn học đối với môi trƣờng tinh thần của con ngƣời.
Cũng theo các nhà lý thuyết phê bình sinh thái thì lối phê bình này đòi hỏi phải kết hợp với triết học, địa lí, tâm lí học, nhân học xã hội, giới, sử học… để tạo nên một cái nhìn toàn diện về thế giới tự nhiên và con ngƣời.