Sáng tác về thiên nhiên của các tác giả nữ qua những con số thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 53 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Sáng tác về thiên nhiên của các tác giả nữ qua những con số thống kê

thống kê

Theo thống kê của Đỗ Thị Hảo có 12 nữ tác giả sáng tác bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm hiện còn tác phẩm đƣợc lƣu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tác giả để lại sáng tác ít nh ất là một bài (nhƣ Lý Ngọc Kiều, Lê Thị Yến), nhiều nhất là hơn 300 bài (Nguyễn Trinh Thận 345 bài). Tách riêng Hồ Xuân Hƣơng, tiến hành thống kê 11 tác giả khác , chúng tôi có đƣợc 104 tác phẩm trong tổng số 607 đơn vi ̣ tác phẩm có mă ̣t trong Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam, trong đó có 98 bài thơ còn la ̣i là 6 tác phẩm văn xuôi. Theo đó, chúng tôi có đƣợc tỷ lệ 53/98 bài thơ (chiếm 54,1%) và 6/6 tác phẩm văn xuôi (chiếm 100%) có hình ảnh thiên nhiên. Thêm nƣ̃a, trong 11 tác giả thì 7 ngƣời có nh ững sáng tác viết về thiên nhiên. Đó là Ngô Chi Lan , Đoàn Thị Điểm, Trƣơng Thị (Ngọc) Trong, Lê Ngọc Hân, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Trinh Thận, Nguyễn Tĩnh Hòa. Nhƣ̃ng con s ố thống kê đó cho th ấy, với các tác giả nữ, thiên nhiên là đề tài đƣợc họ quan tâm , yêu thích . Tất nhiên mức độ và biểu hiện cu ̣ thể của thiên nhiên trong tác phẩm của mỗi tác giả không giống nhau.

Thơ bà Huyện Thanh Quan hiện nay còn lại không nhiều. Hiện ở viện nghiên cứu Hán Nôm còn lƣu giữ một số văn bản có chép thơ của bà Huyện Thanh Quan nhƣ: Liệt truyện thi ngâm (ký hiệu AB.147); Quốc âm thi tập (ký hiệu AB.649); Thi ca quốc âm tạp lục (ký hiệu VHv.266); Quốc văn tùng thư

trên trừ Quốc văn tùng ký thì bốn văn bản còn lại chỉ chép 2, 3 bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và nhiều chỗ vẫn còn nhiều dị biệt. Vậy nên khi tiến hành khảo sát các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan chúng tôi đi theo hƣớng của Đỗ Thị Hảo đó là chọn Quốc văn tùng ký làm tƣ liệu khảo sát.

Quốc văn tùng ký chép lại sáu bài thơ của bà Huyện Thanh Quan đó là:

Qua Đèo Ngang, Trời hôm nhớ nhà, Chơi đài Khán Xuân, Đi đò buổi chiều, Qua chùa Trấn Bắc, Thăng Long hoài cổ. Khảo sát 6 bài thơ của bà ta thấy cả 6 bài thơ đều thuộc loại thơ đề vịnh, trong đó 3/6 bài thơ là miêu tả trực diện về thiên nhiên.

Cùng góp một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam với một số lƣợng tác phẩm tƣơng đối đồ sộ là Nguyễn Trinh Thận – Mai Am công chúa. Theo Đỗ Thị Hảo thì bà là tác giả của

Diệu Liên thi tập gồm 345 bài thơ chữ Hán, phần nhiều trong số đó là các bài thơ cảm tác, xƣớng họa, vịnh cảnh vật và vịnh sử. Với 345 bài thơ chữ Hán

Diệu Liên thi tập, khi tuyển dịch thơ Nguyễn Trinh Thận, tác giả Đỗ Thị Hảo đã lựa chọn tuyển 41 bài thơ đƣợc coi là những tác phẩm xuất sắc nhất của Mai Am. Trong đó có 19/41 tác phẩm có hình ảnh thiên nhiên chiếm 46,3%.

Cũng là con gái của vua Minh Mạng nhƣng không giống với Mai Am luôn làm thơ với những nỗi niềm sâu lắng, day dứt khôn nguôi, Nguyễn Tĩnh

Hòa – Huệ Phố công chúa, sinh thời đƣợc sống trong điều kiện “êm đềm trƣớng rủ màn che”, không phải chứng kiến những biến cố gia đình cùng cảnh mất nƣớc nên những vần thơ của bà rất hồn nhiên, dung dị. Bà để lại tác phẩm

Huệ Phố thi tập gồm 237 bài thơ. Trong cuốn Các nữ tác gia Hán nôm Việt Nam tác giả Đỗ Thị Hảo đã trích dẫn 38 bài thơ trong Huệ Phố thi tập. Trong đó chúng tôi thống kê đƣợc 19/38 bài thơ có xuất hiện hình ảnh thiên nhiên, chiếm 50%.

Bên cạnh những tác giả vừa nêu trên chúng tôi cũng thống kê hình ảnh thiên nhiên trong thơ Ngô Chi Lan với hai tác phẩm Vệ Linh sơnThái Liên khúc, Trƣơng Thị Trong với Lý triều đệ tam hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn.

Trong giai đoạn văn học này còn một nữ sĩ rất mực tài hoa là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Theo những tài liệu nghiên cứu ghi lại thì bà là một trong nhƣ̃ng ngƣời đã dịch Nôm bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và là tác giả của tập Truyền kỳ tân phả. Tuy nhiên với bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm thì hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi là bản diễn Nôm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm hay của Phan Huy Ích, vì vậy khi tiến hành khảo sát chúng tôi không sƣ̉ du ̣ng bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm mà chỉ tiến hành khảo sát 6 câu chuyện đƣợc bà viết trong tập Truyền kỳ tân phả và 5 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm đƣợc Đỗ Thị Hảo giới thiệu trong Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam.

Riêng trƣờng hợp Hồ Xuân Hƣơng , cho đến nay dù chƣa ngã ngũ nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đã chấp nhận giả thuyết Hồ Xuân Hƣơng là mô ̣t “hiê ̣n tƣợng” chƣ́ không phải là mô ̣t tác giả đơn thuần.

Về thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, vấn đề tác quyền vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Theo các chuyên gia nghiên cứu văn học khi tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng cần có sự chọn lọc, phân loại thận trọng vì một số bài thơ có nhiều dị bản, có nhiều bài thơ đƣợc coi là tác phẩm của Hồ Xuân Hƣơng [nữ], nhƣng cũng có những tác phẩm đƣợc dân gian hóa gán cho Xuân Hƣơng, của các tác giả nam vì muốn né tránh vấn đề thân xác, dục tính của đạo đức thanh giáo nên mƣợn tên Xuân Hƣơng. Bàn về tính phức tạp đó của hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng, tác giả Trần Nho Thìn với bài viết “Hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng” [37] đã dựa vào yếu tố văn hóa giới để nhìn nhận những tác phẩm Hồ Xuân Hƣơng [nữ]. Theo ông nền văn hóa chính thống với những cấm kị về dục tính thân thể là nền tảng cho sự ra đời của thơ Hồ Xuân Hƣơng. Thơ bà là

tiếng nói tiềm ẩn của dục tính thân thể phản kháng lại chế độ phong kiến kìm hãm con ngƣời [37, tr.487]. Xét trên những tập thơ của Hồ Xuân Hƣơng đƣợc xuất bản từ trƣớc đến nay chúng tôi nhận thấy giữa các tập thơ cũng có nhiều điểm chƣa thống nhất (số lƣợng tác phẩm, tên bài). Khi tiến hành khảo sát thơ Hồ Xuân Hƣơng chúng tôi chƣa tìm đƣợc một tƣ liệu nào đƣa ra một số liệu cụ thể cũng nhƣ khẳng định chắc chắn về con ngƣời Hồ Xuân Hƣơng và thơ Nôm của bà. Vì vậy, trong quá trình khảo sát chúng tôi lựa chọn những nguồn tƣ liệu tham khảo nhƣ: Hồ Xuân Hương thơ và đời (1998, NXB Văn học),

Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam [49], Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình (2012, NXB Văn học)9 và Thơ Hồ Xuân Hương (2014, NXB Văn học)10 để xác lập nên 4811

bài thơ vẫn đƣợc coi là của Hồ Xuân Hƣơng và rất có thể là những sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng [nữ]. Tuy nhiên trong số những bài chúng tôi chọn để khảo sát vẫn có một số bài vẫn đang trong sự tranh luận của các nhà nghiên cứu, những tranh luận này thiết nghĩ rất thú vị tuy nhiên xét đến cùng nó không nằm trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Xin dành phần này cho những nhà nghiên cứu chuyên sâu về thơ Hồ Xuân Hƣơng.

Về thơ chữ Hán, trong bài viết của Phạm Văn Ánh Một số hiện tượng bất thường trong văn bản Lưu hương ký tác giả đã trình bày sự phức tạp trong vấn đề văn bản thơ Hồ Xuân Hƣơng nhìn từ góc độ thể loại. Ngƣời viết lần lƣợt chỉ ra sự mâu thuẫn trong cách dùng từ, định hình thể loại trong một số bài thơ đƣợc cho là của Hồ Xuân Hƣơng và đặt ra nghi vấn về vấn đề tác

9 Nguyễn Anh Vũ biên soạn (2012), Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình, NXB Văn học.

10 Mạnh Linh tuyển chọn (2014), Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học.

11 48 bài thơ tạm coi là của Hồ Xuân Hƣơng: Tranh tố nữ, Giếng thơi, Bánh trôi, Quả mít, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn, Cái quạt I, Cái quạt II, Trống thủng, Miếng trầu, Tát nƣớc, Dệt cửi, Thiếu nữ ngủ ngày, Phƣờng lòi tói, Xƣớng họa với Chiêu Hổ I, Xƣớng họa với Chiêu Hổ II, Xƣớng họa với Chiêu Hổ III, Bỡn bà lang khóc chồng, Khóc Tổng Cóc, Tự Tình I, Tự Tình II, Tự Tình III, Sƣ bị ong châm, Đá ông chồng bà chồng, Đền Sầm Nghi Đống, Hang Thánh Hóa, Quán Khánh, Cảnh thu, Đánh đu, Không chồng mà chửa, Cái nợ chồng con, Khóc ông Phủ Vĩnh Tƣờng, Cái kiếp tu hành, Đài Khán Xuân, Động Hƣơng Tích, Hang Cắc Cớ, Đèo Ba Dội, Trăng thu, Lũ ngẩn ngơ, Dỗ ngƣời đàn bà khóc chồng, Làm lẽ, Quan thị, Sƣ hổ mang, Chùa Quán

quyền của những sáng tác trên [1]. Nhận thấy vấn đề văn bản, thể loại trong

Lưu hương ký vẫn chƣa thực sự rõ ràng, để tiến hành khảo sát Lưu hương ký

chúng tôi cũng dựa vào cuốn Hồ Xuân Hương thơ và đời (1998, NXB Văn học) để xác lập con số thống kê, qua đó chọn ra 30 bài thơ nằm trong Lưu hương ký.

Tiến hành thống kê 48 bài thơ Nôm chúng tôi nhận thấy 20/48 bài thơ (chiếm 41,7%) là có hình ảnh thiên nhiên. Trong tập Lưu hương ký vớ i 30 bài, số bài có hình ảnh thiên nhiên là 14 bài, chiếm tỷ lê ̣ 46,7%. Nhƣ vâ ̣y, với tác giả nữ cá tính nhất văn đàn Việt Nam thời trung đại, thiên nhiên vẫn là mô ̣t đề tài đƣợc yêu thích.

Tổng hợp những khảo sát chi tiết theo từng tác giả nhƣ trên chúng tôi thu đƣợc kết quả chung nhƣ sau:

Tác giả Tổng số tác phẩm Số tác phẩm có hình

ảnh thiên nhiên

Hồ Xuân Hƣơng

Thơ Nôm: 48

Thơ chƣ̃ Hán (Lưu hương ký): 30

20 (tỷ lệ 41,7%) 14 (tỷ lệ 46,7%)

BàHuyện Thanh Quan 6 6 (tỷ lệ 100%)

Nguyễn Trinh Thận 41 19 (tỷ lệ 46,3%)

Nguyễn Tĩnh Hòa 38 19 (tỷ lệ 50%)

Ngô Chi Lan 2 2 (tỷ lệ 100%)

Trƣơng Thị Trong 1 1 (tỷ lệ 100%)

Lê Ngọc Hân 1 1 (tỷ lệ 100%)

Đoàn Thị Điểm Văn xuôi 6

Thơ 5

6 (tỷ lệ 100%) 3 (tỷ lệ 60%)

Tiếp tục khảo sát cụ thể hơn theo 4 nhóm hình ảnh thƣờng xuất hiện, là nhóm một là: thiên nhiên đƣợc biểu hiện qua thảm thực vật cỏ cây, hoa lá; nhóm hai: thiên nhiên xuất hiện qua thế giới động vật; nhóm ba: thiên nhiên

* Nhóm 1: Số tác phẩm có thiên nhiên đƣợc biểu hiện qua thảm thực vật cỏ cây, hoa lá

* Nhóm 2: Số tác phẩm có thiên nhiên xuất hiện qua thế giới động vật * Nhóm 3: Số tác phẩm có thiên nhiên chuyển vâ ̣n của bốn mùa

* Nhóm 4: Số tác phẩm có thiên nhiên phong cảnh

Tác giả Tổng số tác phẩm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Hồ Xuân Hƣơng 48 30 5 4 6 4 3 4 13 12

BàHuyện Thanh Quan 6 5 2 1 4

Nguyễn Trinh Thận 41 12 5 5 13

Nguyễn Tĩnh Hòa 38 12 6 8 11

Ngô Chi Lan 2 2 0 1 1

Trƣơng Thị Trong 1 1 1 0 1

Lê Ngọc Hân 1 1 1 1 1

Đoàn Thị Điểm Văn xuôi:6 Thơ: 5 5 0 5 0 5 2 5 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái (Trang 53 - 58)