Nhân vật huyền thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 33 - 46)

Chương 1 : Quan niệm nghệ thuật về con người

1.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

1.3.2. Nhân vật huyền thoại

Trong văn học, thể loại thần thoại đã vĩnh viễn khơng cịn nữa nhưng các yếu tố thần thoại và tư duy thần thoại thì ở thời kỳ nào ta cũng vẫn thấy còn tồn tại với độ đậm nhạt khác nhau. Đáng chú ý ở thế kỉ XX có xu hướng huyền thoại trong văn học và những hiện tượng huyền thoại hóa ý thức xã hội. Một “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” xuất hiện ở các nước Mỹ - Latinh và được các nhà nghiên cứu rất chú ý đến phong cách của các cây bút viết theo lối này. Tuy nhiên, giữa Nguyễn Tuân và các nhà văn hiện thực huyền ảo có những điểm gặp gỡ ngẫu nhiên và cũng có những nét di biệt rất đáng quan tâm.

Con đường đi của các nhà văn lãng mạn Việt Nam cũng như của các nhà Thơ mới đều từ chủ nghĩa lãng mạn rồi dần chuyển sang chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực… Nhân vật lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thường hay thoát li thực tế, quay về với quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mình trong cái

tơi nhỏ bé. Trong Tơi học viết như thế nào?, M. Gorki viết: “Chủ nghĩa lãng mạn

tiêu cực tìm cách làm cho con người thỏa hiệp với thực tại bằng cách tô vẽ thực tại để đi sâu vào thế giới nội tâm với những tư tưởng về những bí ẩn thiên định của cuộc đời, về ái tình và cái chết” [57;tr.512]. Nhân vật của nhà thơ Pháp Lamartine

ca ngợi cái chết, mà nếu sống thì với một tâm trạng cô đơn và bế tắc: “… Khi lá

rừng xa rời về đồng cỏ/ Để gió chiều hơm cuốn vội thung sâu/ Và thân ta như tấm lá úa màu/ Gió hỡi gió, cuốn ta đi cùng lá” (Trầm tư đầu tiên: “Hiu quạnh”).

Nhân vật chính trong tác phẩm René của R. Chateaubriand bỏ nước Pháp ra đi để

được sống với những người thổ dân châu Mỹ, quay mặt lại với nền văn minh châu Âu… Đây là những phản ứng tiêu cực của một tầng lớp quý tộc Pháp đầu thế kỷ

XIX với thực tại xã hội và nó đã sản sinh ra loại nhân vật với tâm trạng bất an, luôn muốn từ bỏ cuộc sống thực tại để “trốn” đến một thế giới khác. Đến nửa đầu thế kỷ XX, các nhà văn, nhà thơ lãng mạn của ta cũng đã trải qua cuộc hành trình như vậy. Những sáng tác của Nguyễn Tuân gần kề những năm Cách mạng Tháng Tám càng đi vào bế tắc, cực đoan. Số tác phẩm này đã được Nguyễn Đăng Mạnh tập hợp lấy tên là YN (1999) theo sở nguyện của Nguyễn Tn khi cịn sống.

Thuật ngữ u ngơn mà Nguyễn Tuân dùng ở đây không phải là sáng tạo ngôn từ của ông, dù rằng nhà văn có thể đã đưa thêm vào đấy những tầng bậc ý nghĩa mới. Từ yêu ngôn xuất hiện rất sớm trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Trong văn học

Cổ - Cận đại Trung Quốc, từ u ngơn cũng có thấy xuất hiện trong một số truyện

của Bồ Tùng Linh. Văn học Trung đại Việt Nam, có bộ kỳ thư Truyền kỳ mạn lục

với nhiều yếu tố huyền ảo, có lẽ ít nhiều là nguồn mạch chính của YN. Một số

truyện của ông không chỉ là sự nối tiếp những đoản thiên trong Truyền kỳ mạn lục, mà còn là “hồi đáp” (chữ dùng của Nguyễn Nam) tư tưởng và nghệ thuật đối với

áng văn quá khứ trên. Truyện Trên đỉnh non Tản bàng bạc phong vị và hình ảnh

của Từ Thức tiên hôn lục và Tản Viên từ phán sự lục. Còn truyện Loạn âm là “sự cải tác” đặc sắc của Dạ xoa bộ soái lục (Xem thêm Truyền kỳ mạn lục do Phạm Tú Châu - Trần Thị Băng Thanh dịch [15]).

Trước đó, yếu tố huyền thoại đã có trong Vườn xuân lan tạ chủ và trong đoạn

cuối cùng của Bữa rượu máu. Sau khi mười hai tên tử tù đã bị Bát Lê chém xong,

các quan ra về thì bỗng trời đất nổi một trận gió rất mạnh. “Trận gió xoắn, giật, hút

cát bụi lên, xoay vòng quanh đám tử thi, và đuổi theo các quan đang ra về. Cái mũ trắng ở trên đầu quan Công sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng. Mọi người liếc trộm hai quan thủ hiến và thì thào” [9;tr.82]. Cách kết thúc

truyện để ngỏ mang nhiều yếu tố hư ảo, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng và sự hồi nghi.

Trong truyện Ngơi mả cũ, Nguyễn Tuân đã tô đậm chân dung và hành động

của viên tướng Cờ Đen - con người siêu phàm với cả một huyền sử bao bọc xung quanh - tức cụ Hồ Viễn, một thầy địa lí, vốn là tướng quân Cờ Đen oai phong “lẫm

lẫm”: “bên thắt lưng điều, cụ giắt hai khẩu súng. Phía bên trái là khẩu đoản mã và

phía bên phải là một khẩu súng thập bát hưởng bắn một lúc được mười tám phát liền” [9;tr.113]. Cụ đã từng vẫy vùng ngang dọc trên xa trường với những chiến

công lừng. Hay viết về mỗi một môn nghệ thuật của các cụ đồ Nho ngày xưa, bao

giờ Nguyễn Tuân cũng có ý thức nâng nó lên thành nghi thức văn hóa độc đáo. Và

những nhân vật mà nhà văn đưa vào bức tranh ấy cũng đều là những con người biết quý trọng và nâng niu cái Đẹp, thậm chí cung cách của họ được nhà văn huyền thoại

hóa đi. Chẳng hạn như Huấn Cao trong Chữ người tử tù với nghệ thuật viết thư

pháp, hay cặp đơi tài tử Phó Sứ - Mộng Liên trong Đánh thơ. Chiếu qua lăng kính

chủ quan của Nguyễn Tuân cặp đôi tài tử - giai nhân này hiện lên với vẻ đẹp huyền hoặc, hư ảo, thật mà như mộng ảo. Xưa, Mộng Liên là một trong “ba cái Mộng” của xứ Huế “Thần kinh hữu tam mộng” của thơ ca, nhạc họa của các thú tiêu dao hưởng lạc. Nay người giai nhân ấy gặp người tài tử rồi “trước bạ” cuộc đời mình vào tiếng đàn hát vào những “tiếng bạc” của những kẻ tao nhân mặc khách. Và cái chết của cặp đôi tài tử - giai nhân này cũng là một ẩn số mơ hồ trong lòng người đọc: “Số là

đi qua Hồnh Sơn quan, thấy cảnh đẹp, lịng sinh tình, hai ơng bà mụ đã u nhau giữa vùng trời nước bao la” cho nên mới:

“Ra Bắc vào Nam, trăng gió đuề huề một túi thơ.

Lên đèo xuống ải, mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm.

Trúng gió độc, ơng Phó Sứ đã hoá ra ma chết đường. Mộ để sát ngay bên đường thiên lý” [9;tr.108], những lúc trăng bãi gió ngàn hồn ma lại trêu ghẹo khách

bộ hành. Chết giữa vùng trời đất bao la kể cũng thoả cái chí phiêu bồng của những kẻ tài tử phong lưu mệnh đoản.

Viết về những con người của quá khứ đang hắt bóng chiếu về những ánh sáng lung linh, huyền ảo, Nguyễn Tuân đã thể hiện được nét riêng trong nghệ thuật xây

dựng và khắc họa tâm thế của nhân vật. Trong Rượu bệnh, Nguyễn Tuân đã sáng

tạo ra hình ảnh một “ẩm giả lưu kỳ danh” - Bố Ơ (là hình ảnh của thi sĩ Tản Đà)

trong một khơng khí đầy chất liêu trai. Nguyễn Tuân đã kể chuyện về một lão “ăn

ô, đường vào Kinh Thành để “xin lộc” của các o hàng rượu. Ngày nào cũng thế, cứ sáng sơm tinh sương là Bố Ơ đã có mặt ở các ô Chợ Rừa, ô Cầu Giấy, ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng, ơ Đống Mác, ngồi thu mình trên chiếc ghế con với một cái “chén gỗ

to gần bằng cái lồng gỗ mít đóng oản của nhà chùa”; “phục sức chưa tã rách nhưng đã tầu tầu”, dáng điệu thì khuất nhục, ngơn ngữ lúc thì hóm hỉnh, chơi chơi thật thật

cứ y như là tiên hiện hình xuống để thử lịng khách bộ hành. Bố Ơ có hình hài của một tiên ơng với tóc trắng râu bạc trắng, mặt trắng, lơng mày trắng. Ơng lại có một cách uống rượu hết sức đặc biệt, dùng một cái đinh thuyền chấm vào chén rượu mút một cái đánh chụt rất gọn và cứ tiếp mãi hành động như thế cho đến khi chếnh choáng để các giác quan thừa sức mà lộn lẫn về cuộc đời, về thực tại xung quanh. Hình ảnh Bố Ơ uống rượu được Nguyễn Tn miêu tả chấm phá của tranh thủy mặc hiện lên rất có thần thái đến nỗi các cơ hàng rượu phải thốt lên: “Uống rượu ngon tệ

cứ ngọt sớt đi thôi. Chẳng bao giờ thấy nhăn mặt như người khác. Uống đẹp quá”

[9;tr.270]. “Tệ xá” của ông già cũng là một điều bí ẩn. Căn nhà chỉ vỏn vẹn có một gian nằm nếp sau một mái đình cổ. Trong nhà đơn sơ, giản tiện ấy cũng toát lên một vẻ bí hiển như xuất thân của người “ẩm giả” này vậy. Và sau mỗi buổi sáng đi uống rượu ông lấy nỏ Mán treo trên vách lều ra tập bắn vào cái niêu đất có vẽ mặt người. “Phát nào đâm thủng con mắt vẽ vơi kia thì ơng mang ống trúc ra thổi một lúc rồi

bưng mặt khóc cho đến khi lặn mặt giời” [9;tr.273]. Sau đó cả đêm ơng khơng ngủ,

mỗi lúc có tiếng gà gáy lại ngồi cười một mình trong bóng tối và tặc lưỡi thi với con mối trên vách, hoặc lấy cái bát sứ xanh miệng rộng, “lấy lòng bàn tay nhổ nước bọt

vào, rồi lướt nhanh vào lợi bát, uốn vòng lòng bàn tay ướt theo đường tròn thành bát, tự nhiên cái bát kêu vo vo như sáo diều” [9;273,274]. Hành động kỳ dị ấy

phải chăng là sự giải tỏa một tâm hồn với những bi kịch đang chất chứa bên trong không biết tỏ bày cùng ai. Nhân vật Bố Ơ, từ dáng hình, cử chỉ, hành động đến nơi ở đều toát lên vẻ cổ quái, hư ảo, thực mà như mộng ảo. Ngay đến cái chết vì căn bệnh lạ của Bố Ô cũng là một ẩn số - “rượu bệnh”. Dáng hình khi chết cũng rất dị kỳ mặt Bố Ơ bị rượu chuốt theo hình một cái hũ rượu trong rất cổ quái và cái chết của Bố Ô một cách khác thường và độc đáo “vơ tiền khống hậu” trong

văn chương hiện đại: “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ơng già đang say mềm. Xác

Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu khơng có chút gì là hơi khét cả. Và lúc mà lửa đã hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn trơng trắng nhỏ khơng khác gì thứ bột để luyện những hòn men. Ngửi cái vụn xương vơ tự ấy, lại cịn thấy thơm và ngây ngất nữa, trong khi dờ tay vào thì thấy nó ấm như tinh bột men” [9;tr.278]. Nhân

vật Bố Ô dường như đã đi vào huyền thoại.

YN vừa chịu ảnh hưởng của A. Gide vừa chịu ảnh hưởng của Bồ Tùng Linh

nhưng xét trên một vài phương diện thì Nguyễn Tn đã có sự đổi mới tương đối lớn so với thi pháp của A. Gide cũng như Bồ Tùng Linh và đã rất gần với “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Điểm hẹn giữa Nguyễn Tuân và những nhà văn Mỹ - Latinh sau này là cả hai đều đi từ những nét đặc thù trong văn hóa dân gian của

nước mình để hư cấu nên những tác phẩm pha trộn thực - mộng, con người - hồn

ma, thành một vũ trụ Âm - Dương khơng có sự phân biệt nhiều. Còn thế giới Bồ

Tùng Linh là một thế giới hiện thực không huyền ảo mà Âm - Dương chia cách: ma là ma và người là người. Bồ Tùng Linh dùng ma để răn đe con người. Liêu trai chí

dị của Bồ Tùng Linh có tính hiện thực phê phán xã hội dù cho đó chỉ gián tiếp. Cịn

Nguyễn Tuân chẳng hiện thực mà cũng chẳng phê phán ai, vì thế mà Nguyễn Tuân đã đi xa hơn về nghệ thuật viết và xây dựng tình huống để đặt nhân vật của mình vào trong đó. Trong thế giới huyền ảo của Nguyễn Tuân và những nhà văn Mỹ - Latinh, ma chính là người, là trạng thái “lưỡng phân” trong tâm hồn người: người đơi lúc hóa thành ma mà không biết. Một điểm khác nữa: thần thánh của Nguyễn Tuân ăn ở với người, như người, giống như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, khác hẳn thánh thần của Trung Quốc và Liêu trai chí dị của Bồ lưu tiên. Tất cả những yếu tố này tạo cho YN một sức hấp dẫn lạ kỳ đối với người đọc.

Xác ngọc lam là câu chuyện viết về thân phận một người phụ nữ kỳ tài, là linh

hồn của một nghề dân gian - nghề làm giấy của nhà họ Chu làng Hồ Khẩu. Khi xây dựng nhân vật cơ Dó, Nguyễn Tn đã sử dụng bút pháp kỳ ảo thể hiện nhân vật này cũng như khơng khí bao quanh nhân vật cơ Dó… Giấy họ Chu làng Hồ Khẩu

được coi là một loại giấy quý hiếm trên thế gian có những phẩm chất mà bất kỳ một người bn bán và dùng giấy nào cũng có thể nhận thấy được. Một thứ giấy mà có sinh khí ấm hẳn là một sản vật kì diệu khó có thể làm được bởi bàn tay người phàm trần. Và mỗi tờ giấy được làm ra là một kỳ thoại về mối tình của nàng Dó - người con gái của rừng xanh với cậu Năm - một người phàm trần làng Hồ Khẩu. Một người thuộc chất âm, một người thuộc chất dương, họ đã vượt qua được cách biệt Âm - Dương, khoảng cách giữa miền sơn cước và vùng châu thổ… để đến với nhau. Bằng tình yêu cháy bỏng của mình, cậu Năm đã đưa được cơ Dó về sống với mình ở trong căn nhà làm nghề giấy của gia tộc. Và rồi đêm đêm nhịp chày giã dó lẫn với tiếng hát vừa huyền diệu vừa mù mờ bao la của cơ Dó lại vang lên và cũng từ đấy trên nhân gian có một loại giấy quý.

Nhân vật Chiêu Hiện cũng đã được Nguyễn Tuân xây dựng ít nhiều mang yếu tố hư ảo, là một người có một hành trạng kỳ bí. Vốn q vùng Phủ Quốc xứ Bắc, bỏ xứ vào Nam với giấc mơ thành đạt, thề độc trên đường ly hương “bất thừa xa mã bất quá thử kiều” (Không ngồi xe ngựa thì khơng về qua chiếc cầu này). Rồi Chiêu Hiện mắc vào “một vụ cướp có án mạng tại Chợ Lớn”, nhưng nhờ có Huyện Khỏe bao che, cưu mang, đưa về nhà cho làm chức quản gia, thế là Chiêu Hiện thoát án. Mang ơn cứu mạng ấy, Chiêu Hiện nguyện phải tìm dịp trả ơn cho ơng huyện, “lúc

nào cũng nghĩ đến việc đi tìm vật báu cho ân nhân” [9;tr.260]. Và Chiêu Hiện đánh

tráo được phiến bạch thạch nghè giấy của nhà họ Chu làng Hồ Khẩu về làm tặng vật cho Huyện Khỏe. Trong phiến đá quý ấy có sơn thần nữ cơ Dó ẩn mình, đêm đêm cất tiếng khóc chồng, âm thanh tiêu sái sùi sụt vọng ra từ trong đá lạnh. Rồi căn bệnh mà ông Chiêu Hiện mắc phải cũng là một căn bệnh quái lạ mà chỉ người “có

cái khiếu hư linh học thì thường hay mắc phải” [9;tr.262] và bệnh này có chép trong

sách thuốc Y Dược Đại Tồn gọi là bệnh “Miên nhất khí”. Cách chữa cũng thật kì lạ, ngâm giấy phèn vào nước, cứ mỗi giờ lại dỏ cho uống, chứ không cần phải thuốc thang gì cả. Triệu chứng thì nấc lên mấy tiếng rồi lả dần đi và thường thì chỉ ba bốn ngày đêm là khỏi. Khi cơ Dó trong cơn nguy kịch, Chiêu Hiện phải cam tâm đập vỡ phiến đá hịng cứu cơ, nhưng cũng khơng thể bảo tồn được sự sống cho sơn nữ

thần. Cơ Dó chết, Chiêu Hiện đau buồn, hối lỗi nhận phần trách nhiệm trước cái chết của cô. Để làm nổi bật hơn tính cách của Chiêu Hiện, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật này đối lập với tên trọc phú Huyện Khỏe. Sau thảm kịch cơ Dó, Huyện Khỏe ơm xác cơ Dó mà cười ba tiếng mừng vui vì có được một khối thúy ngọc tồn bích “bán đi thì có thu về được cơ man là tiền bạc. Hoặc là bán, hoặc là để đem làm

vật tạ lễ một vị quan thầy” [9;tr.265].Nghe những lời ấy, Chiêu Hiện sửng sốt, ân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)