Từ Hán Việt được sử dụng tinh tế, độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 97)

Chương 3 : Kết cấu Giọng điệu và Ngôn ngữ

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.2.1.2. Từ Hán Việt được sử dụng tinh tế, độc đáo

Khi viết về những cái Đẹp xưa cũ cùng thời ít có người nào đạt được tới tầm Nguyễn Tuân. Ông đã tái dựng được sinh động và tinh tế cả một thời đại của một lớp nhà Nho sống lãng tử tài hoa bằng niềm hoài cựu với nỗi luyến lưu sâu sắc. Để làm được điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có lẽ người đọc mn đời phải thừa nhận rằng: việc sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo vốn từ Hán Việt là một trong những yếu tố làm nên thành công cho những tác phẩm viết về một thời đã qua trong sáng tác của Nguyễn Tuân mà đặc biệt là trong truyện ngắn. Truyện ngắn đầu tay,

Vườn xuân lan tạ chủ viết về cảnh cũ người xưa, gợi lại phong vị một thời đã qua

bằng cách lồng vào khá là nhiều từ Hán - Việt: du khách, hữu ngạn, hải đảo, chữ

nữ,… dẫu câu văn trong truyện cịn có tính chất biền ngẫu và từ Hán Việt được sử

dụng đôi lúc vẫn đem lại những cảm giác nặng nề nhưng dương như nó “tiên tri” cho một “thiên tài” trong việc dụng câu, đặt chữ.

VBMT là đỉnh cao của việc dùng từ Hán Việt. Theo thống kê không đầy đủ ở

một số truyện trong VBMT, các số liệu như sau: Trên đỉnh non Tản có khoảng gần

60 từ; Đánh thơ có khảng 30 từ; Chữ người tử tù có khoảng hơn 40 từ,… Và theo

thống kê của chúng tôi, trong Loạn âm, Nguyễn Tuân sử dụng hơn 80 từ thuần Hán - Việt khác nhau, một con số không nhỏ khi cả truyện ngắn chỉ có khoảng hơn 14 trang giấy, hơn 6000 chữ, khổ 14,5 x 20,5cm. Với những từ Hán Việt này, Nguyễn Tuân đã dựng lên một khơng gian văn hóa cổ kính với những con người tài hoa nghệ sĩ của một thế giới nay chỉ cịn “vang bóng”. Một điều đáng chú ý nữa là Nguyễn Tuân cũng rất kén dùng chữ Hán Việt, thường phải là những chữ ít thơng dụng, trái khốy thì ơng mới dùng đến. Nguyễn Thị Thanh Minh đã tỏ ra tinh tế khi nhận ra điều này: “Ơng khơng bao giờ muốn đi theo cái nếp bình thường, mà cứ ln ln muốn tạo ra một ấn tượng khác lạ, người ta chỉ hạ một chữ thơng thường, thì ơng trương lên một chữ thật to hiếm gặp, những chữ gốc Hán mà phải thuộc loại bặt

thiệp, thông thái lắm mới biết dùng” [64;tr.132,133]. Còn trong truyện ngắn Chữ

người tử tù, chính chữ Hán được Nguyễn Tuân sử dụng như: quyền thế, nhất sinh,

biệt nhơn liên tài, thiên hạ đã thể hiện sự đắc địa lột tả được bản lĩnh, khí phách, tài năng và thiên lương của nhân vật Huấn Cao.

Nhắc đến nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tn ta khơng thể khơng nói đến nghệ thuật chơi chữ trong văn của ông. Từ trước đến nay, chơi chữ chỉ được biết đến trong thơ ca, câu đối,… chứ ít gặp chơi chữ trong văn xi. Tuy nhiên, với người làm xiếc với những con chữ như Nguyễn Tuân thì tự bản thân nhà văn đã tạo ra một “tiền lệ”. Với một nhà văn có vốn từ vựng Hán Việt phong phú cũng như sự uyên bác trong cách sử dụng như Nguyễn Tuân thì nghệ thuật chơi chữ của ông đã đạt được những hiệu quả thẩm mĩ cao. Ngay từ 1935, trong Vườn xuân lan tạ chủ, Nguyễn Tuân đã chơi chữ hết sức sáng tạo bằng cách ghép những chữ hoàn toàn khác nhau lại với nhau để

men), mồ hoa (mồ và hoa), lan tạ chủ,… Sau đó trong VBMT và những truyện ngắn

từ 1940 - 1945 ta lại gặp rất nhiều những sáng tạo kiểu như vậy: chém treo ngành,

đánh thơ, thả thơ, xác ngọc lam, đới roi, loạn âm, chùa đàn, mê thảo,… Thật là công

phu! Thi thánh Đỗ Phủ từng trước ngôn: “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” (Chữ dùng không kinh người, chết không yên), quả có phần đúng với trường hợp Nguyễn Tuân.

Tóm lại, yếu tố góp phần làm nên sự độc đáo và cá tính của Nguyễn Tuân là việc sử dụng nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo vốn từ Hán Việt. Có thể nói những từ Hán Việt này đã mang lại phong vị cổ kính cho văn Nguyễn Tuân nói chung và truyện ngắn của ơng nói riêng. Dưới con mắt của Nguyễn Tuân, ngôn ngữ không phải là thứ vơ tri mà nó là kiểu “đồ vật” đặc biệt để ơng có thể ngắm nghía, lật xoay, tỉa tót, chạm trổ, tháo lắp, tạo dáng cho phù hợp với mĩ quan của mình rồi “gieo xuống”, “gõ lên”, lắng nghe độ vang ngân của chúng khi đặt chúng vào những chỗ đắc địa.

3.2.2. Ngơn ngữ so sánh giàu hình ảnh, âm thanh nhạc điệu

3.2.2.1. Ngơn ngữ so sánh giàu hình ảnh

Một sự sáng tạo độc đáo nữa của Nguyễn Tuân là ở cách tạo hình bằng ngơn ngữ. Vốn nổi tiếng là một nhà văn chịu khó tìm tịi và am tường về nhiều lĩnh vực, đã tìm hiểu cái gì là phải hiểu đến tận cùng, đỉnh điểm của sự hiểu biết thì mới chịu nên trong tác phẩm của ông luôn chứa đựng nhiều từ ngữ của các ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau. Đúng như nhà nghiên cứu Hà Văn Đức nhận định: “Những hiểu biết về lĩnh vực điện ảnh đã tạo cho Nguyễn Tuân một cái nhìn mới mẻ và nét độc đáo trong việc xây dựng hình tượng và tạo hình bằng ngơn ngữ” [37;tr.34].

Trong tập truyện Nguyễn, Nguyễn Tuân đã có những so sánh, liên tưởng rất thú vị

làm nổi bật lên hình tượng cũng như tính cách nhân vật nhưng đơi khi nó cũng chỉ mang tính chất “phiếm đàm” của “kiểu” nhà văn uyên bác, ưa lối “phô diễn” kiến thức nhưng tuyệt nhiên khơng màu mè, hình thức. Ở truyện Đơi tri kỷ gượng, để làm tốt

lên tính cách của hai nhân vật Mợi và Nguyễn, ơng liên tưởng: “Mợi và Nguyễn là

Sâm và Thương trên nền trời kinh đơ” [9;400], hay khi bình luận về sự bắt buộc

loáng” [9;399] và làm bật lên bản chất của mối quan hệ này bằng cách so sánh:

“Người đàn ông ấy lại tránh đàn ơng có như là lánh mặt một người đàn bà mình

biết khơng thể u thương được, nhưng nếu cứ năng gặp, lửa lâu ngày bén rơm thì rồi thế nào cũng phải có con sống con chết với nhau” [9;tr.407]. Để lý giải cho thói

quen mà chàng vốn căm ghét này, Nguyễn Tuân đã sử dụng những hình ảnh so sánh hết sức sinh động: “Cứ mỗi năm đúng ngày, vào mùa ấy, bổn phận lại cho

nổi lên một cơn gió. Gió đã lên, hai hạt bụi ấy của nhân gian lại đổi chỗ từ một

cái đô thành lớn để rụng xuống mặt đất một cái tỉnh nhỏ” [9;tr.410]. “Đôi tri kỷ

gượng” ấy đã luôn bị đặt trong một tình thế éo le là phải làm bạn của nhau dù có một người rất khơng ưa - đó là Nguyễn. Ngay khi phải tiễn đưa “người bạn hờ” về với đất sau cái chết đầy bất ngờ, Nguyễn Tuân đã so sánh tiếng kêu của hòn đất ném xuống cỗ quan tài “đã tả đúng cái tình hời hợt bề ngồi của Mợi và Nguyễn.

Có những vật vơ tri và nhỏ bé như thấy rõ được lịng mình khi nó bị xơ động bật lên thành tiếng” [9;tr.412].

Cảnh đốn cây gạo cổ thụ ở Suối Vầu trong truyện Chùa Đàn cũng được

Nguyễn Tuân dùng những hình ảnh so sánh hết sức lạ mà Thụy Khuê cho rằng nó “cũng chẳng khác gì một cảnh trảm tấu” [53]: “Cây gạo xiêu dần xuống rồi vật mạnh

xuống như một kẻ chiến tranh bị bị trúng độc kế ở mặt trận...” [6;tr.365]. Đơi khi

Nguyễn Tn có những cách so sánh liên tưởng đầy bất ngờ. Trong truyện Rượu

bệnh, “xác rượu Bố Ô”, vua lưu linh, chết cháy vì rượu. Xác cháy trong hơi rượu

cũng thơm như mùi người ta nướng cá mực: “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ơng già

đang say mềm. Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu khơng có chút gì là hơi khét cả. Và lúc mà lửa đã hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn trông trắng nhỏ khơng khác gì thứ bột để luyện những hịn men. Ngửi cái vụn xương vơ tự ấy, lại còn thấy thơm và ngây ngất nữa” [9;tr.278].

Những so sánh đến bực này thì vơ tiền khống hậu, ranh giới giữa hình sắc và âm thanh nhịe đi, chỉ cịn những hình ảnh siêu thực, độc đáo ở đoạn miêu tả về bộ tam tấu: Bá Nhỡ - Cô Tơ - Lãnh Út và cái chết của người chơi cây đàn định

mệnh cho sự “hồi sinh” trong Chùa Đàn. Đoạn tam tấu trong tác phẩn được viết

toàn bằng âm trắc, mỗi thanh âm đánh lên nghe cứa sắc, day dứt như những tiếng nấc. Bá Nhỡ, kẻ tài tử dám đi đến tận cùng của nghệ thuật, đã xẻ gan thịt mình trong tiếng đàn, dùng mạng đổi lấy tiếng đàn, đã chịu cực hình tùng xẻo, để tiếng đàn đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật. Đó cũng là tuyệt đỉnh nghệ thuật ngôn ngữ biểu đạt của Nguyễn Tuân.

3.2.2.2. Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu

Ngơn ngữ Nguyễn Tn cịn giàu âm thanh, nhạc điệu bởi câu văn Nguyễn Tuân có nhiều kiểu kiến trúc phức hợp rất đa dạng. Ông là nhà nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới nhịp điệu, âm điệu của văn xi. Ơng thường nói, người làm nghề viết văn phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người ta phải đọc của mình những câu tê thấp. Chính vì vậy mà câu văn Nguyễn Tn có cấu trúc như những câu thơ bởi chúng nhiều màu sắc, âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài hòa, đọc lên ngân vang như những câu thơ trữ tình giàu cảm xúc. Chẳng hạn như đoạn văn miêu tả nghi thức pha một ấm trà vào mỗi buổi tinh sương

của cụ Ấm trong truyện Chén trà sương, nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu cho rằng “có

thể xếp thành những câu thơ trong suốt” [47;tr.172]: “Hòn lửa rất ngon lành

Trở nên một khối đỏ tươi

Và trong suối như thỏi vàng đỏ tươi

Một chút nắng đào lóng lánh trong đám cây Một chiếc lại một chiếc

Đang rụng lá năm cũ”.

Ngay từ trước đó, trong Vườn xuân lan tạ chủ, do câu văn ở trong truyện mang tính chất biền ngẫu, nhưng ngơn ngữ vẫn rất tinh tế đọc lên ta thấy bàng bạc chất thơ: “Một người con gái mà cái dáng điệu dịu dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài

trang, tóc búi cánh phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành một cái ý nghĩ chan chứa màu thơ - ngày xuân cảnh sớm, bơi thuyền lấy

rượu cho hoa - đủ làm cho lãng tử được thấy cái Đẹp ấy phải đưa mình vào mộng”

[9;tr.8]; có những đoạn giàu nhịp điệu, chẳng hạn như: “Cây cỏ nơi Túy lan trang đều một loạt ủ rũ

như để tang cho người thiên cổ. Tơ liễu khóc mưa, tóc tùng reo gió, bóng tre lìa bụi,

Đều ngậm một cái tình buồn trước cái hương trời

lăn lóc khoảnh vườn hoang. Lan đã biết tạ chủ, thời cỏ cây kia há kém ai!” [9;tr.12].

Đọc đoạn văn trên nghe như một khúc điếu văn ai oán, não nùng cho thân phận của loài “thảo mộc mệnh bạc”.

Nguyễn Tn cịn là nhà văn un thơng về âm nhạc. Đọc trong nhiều truyện ngắn của ơng trước Cách mạng tính nhạc điệu rất cao ở lối miêu tả hay nhiều khi còn ngân vang các bài ca bằng ngôn ngữ của mình. Điều này khơng mới, trước đó, Nguyễn Khuyễn đã sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện âm thanh rất tinh tế. Câu đối viếng hai cha con làm nghề bát âm, ông viết:

“Hu ta tồ hề! Tịng Xích Tùng chi tung tịch cốc;

Phu nhi tri hĩ! Trắc Hỗ Sơn chi trắc tùng bi”.

(Ơi thơi, người đã về, theo vết chân Xích Tùng

mà từ bỏ thóc gạo nơi dương thế; Thế là thỏa lòng lắm lắm, trèo lên sườn núi Hỗ,

càng gấp đôi những nỗi buồn đau!) Đọc lên như âm thanh hợp tấu của cả một dàn nhạc, đặc biệt là bộ gõ với đủ trống cái, trống con, tiếng mõ, tiếng chiêng… mà ngữ nghĩa thì tỏ ra vơ cùng thống thiết.

Tuy nhiên, với Nguyễn Tuân ngoài thể hiện bằng từ gợi thanh ơng cịn kết hợp với từ gợi hình để làm cho âm thanh ấy sống động và trực quan hơn. Bởi ông ln tâm niệm: “Có những chữ, những tiếng mỗi lần vác trong kho dân tộc ra mà

dùng cần phải gieo nó xuống, cần phải gõ nó lên mà đo lại những vòng ngân vang hưởng của nó” [61;tr.635]. Trong truyện Loạn âm, viết về những dự cảm về

một đêm có biến lớn trong cuộc đời của nhân vật Kinh Trịnh, Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật cảm nhận âm thanh của một ngày “tiền loạn nhịp” vô cùng tinh tế bằng ngơn ngữ giàu tính tượng thanh, tượng hình và biến ảo, ma qi. Kinh Trịnh nằm đếm suông nhịp thời gian trong những âm thanh lúc đầu thì êm đềm bởi “tiếng bụi tre già cọ mình vào nhau, tiếng kêu kẽo kẹt ý như tiếng nước xiết vặn

thừng cọ mái chèo một con thuyền mỏi cắm nghỉ ở bến nước khuya” và “tiếng sáo

thiên nhiên của bụi tre già ngoài ngõ. Chả bụi tre già bị kiến đục nhiều lỗ thủng trên từng đốt tóp cằn, mỗi đợt gió lùa qua bấy nhiêu lỗ thủng suốt, mỗi lỗ lại vang lên một âm thanh cao thấp khác nhau và bụi tre già đã là một cây phong cầm vang âm trong gió đêm tiết hạ” [9;tr.298]. Một khơng khí ma qi được Nguyễn

Tuân dựng nên bằng thứ âm thanh biến ảo thông qua những liên tưởng dị biệt. Những âm thanh ấy là cái “tone” để cuộc gặp gỡ “có một khơng hai” trong văn chương Việt Nam hiện đại giữa vị Quan Ôn Lương dưới Âm phủ và Kinh Lịch họ Trịnh, một vị quan của bản triều trên Dương gian.

Cũng lối miêu tả âm thanh biến ảo đó, trong truyện Chùa Đàn, ta hãy lắng nghe âm thanh từ những con chữ thoát ra từ đoạn Nguyễn Tuân tả Bá Nhỡ tập chơi lại ngón đàn đáy với mong muốn giúp Lãnh Út “đầu thai lại” vào cuộc sống cho đến khi tả những âm thanh bật ra của dây đàn:

“Tùng tung tếnh, dênh dênh a dênh

Tùng tung tùng tung tùng tếnh tùng tung tụng,

tung tùng tếnh tùng tênh tùng tung (xoè) Tùng tếnh tang tùng tang, tùng tang tếnh tang

Tếnh tênh tang tùng tếnh tênh tang Tếnh tùng tếnh tênh tang

Tùng tếnh tùng tênh tang (xoè)” [6;tr.378].

Và tiếng đàn trong ngày vĩnh quyết như những thanh ba ngắc ngứ rùng rợn: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như khơng thốt hết được vào khơng gian. Nó nghẹn

ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm (...). Nó là một chuyện vướng vít nửa vời”. Hay của tiếng đôi lá phách Cô Tơ “như tiếng chim kêu

thương trên dậm cát nổi bão lốc” [6;tr.388]; và tiếng trống điểm chầu của Cậu Lãnh:

“Trong tiếng trống, có tiếng đổ nhào của ngói gạch vụn rời. Hình như tất cả những

lâu đài cung điện của cuộc đời nhỡn tiền đều tan rã theo một cái roi quật xuống mặt da loài thú…” [6;tr.391]. Hòa chung vào tiếng đàn, nhịp phách ấy là tiếng hát “tái

sinh” của Cô Tơ mê hoặc dị thường: “Tiếng hát mọc cánh, thăm thẳm trong trắng

tinh khiết quá pha lê gọt. Cô đang gọi nước suối đá ngọt trào dâng lên. Tiếng phách trúc díu dan như cô đúc lại được muôn điệu của muôn giống chim. Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vơ tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vươn mình dựng dậy như vách thành…”

[6;tr.391]. Trước đó, trong Xác Ngọc Lam ta cũng được nghe giọng hát ngọt ngào ma qi của cơ Dó - con của Mẹ Ngàn: “điệu hát cơ Dó mang máng như lối trong

giáo phường đọc phú và nhiều khúc thì lại có cái âm luật xốc vác của thơ cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)