Không gian “xê dịch”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 58 - 61)

Chương 2 : Không gian và thời gian nghệ thuật

2.1. Không gian nghệ thuật

2.1.2.3. Không gian “xê dịch”

Nguyễn Tuân quan niệm: Đi là để “thay thực đơn cho giác quan”, đi mà khơng cần mục đích, và mong muốn: “mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho

tôi cái say của rượu tối tân hôn” (Một lá thư không gửi). Ngay đầu truyện Thiếu

quê hương, Nguyễn Tuân đã đặt câu mà Paul Morand đã trích vào quyển sách

của ơng: “Hạnh phúc có lẽ chỉ thấy ở những nhà ga”, và một câu của chính P. Morand: “Ta muốn sau khi ta chết đi, có người thuộc da ta làm chiếc va-li” (Dẫn theo Vũ Ngọc Phan [68;tr.55]). Đúng vậy đi đối với Nguyễn Tuân là để “thức nhọn giác quan” để làm mới mình hơn dù đơi lúc ơng cũng quan niệm như Paul

Morand: đi chỉ để mà đi. Trong truyện Nhà Nguyễn, ông quan niệm: “Thỉnh

thoảng cần phải đổi khơng khí để giữ cho lịng mình ln ln mạnh và u đời và u sống. Để lúc về được bình tĩnh mà trơng nom hộ công việc người ta cho chu đáo” [9;tr.324].

Vì đi nhiều, hiểu nhiều nên Nguyễn Tuân mới có những câu văn thấm thía

dành cho quê hương, đặc biệt là Hà Nội như trong truyện Nhà Nguyễn. Một đêm

thanh vắng, đi dạo với vợ chồng Hoàng trong cái lạnh của những cơn gió hanh đầu mùa, “Nguyễn càng thấy cái sướng của người con trai đất Việt sinh trưởng ở

các thành phố phía Bắc. Chàng lại phàn nàn hộ cho những người cùng quê hương mà lại phải sống ở những thành phố phương Nam, quanh năm chỉ có nắng của xích đạo và khơng bao giờ hiểu đến những luồng gió hanh đầu mùa này rất có giá trị kiến thiết cho tinh thần” [9;tr.329]. Trước đó trong truyện Đèn đêm thu,

thông qua nhân vật ông Cử Hai, Nguyễn Tuân cũng biện giải: “Ông Cử hai quanh

năm đi dạy học ở bốn tỉnh tứ chính Đơng Nam Đồi Bắc. Khơng cần phụ huynh học sinh xử hậu hay bạc, khơng cần địa phương ấy là có đất văn tự hoặc dân ấy

là có nếp văn chương muốn cầu học chữ của thầy, có khi tới ở đó ít ngày, ngồi giảng bài chưa ấm phịng học, ơng đã quẩy khăn gói tráp điếu lên đường. Người tuổi tác có hỏi, ơng trả lời là vì cảnh ở đấy khơng dung được người”, vì “Ơng Cử hai đi dạy học, đã lấy cái việc dạy học làm một mưu hồ khẩu mà y như là đi

ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hương ở các đền chùa cổ tích” [9;tr.156,157].

Trong truyện Đánh thơ, ta bắt gặp vợ chồng Phó Sứ - Mộng Liên với thú

chơi thơ tao nhã của những tao nhân mặc khách. Nguyễn Tuân đã làm sống dậy khơng khí của cả một thời đại đã qua. Cặp đơi tài tử giai nhân này với đời sống của những kẻ giang hồ lữ thứ đã đem cái chiếu bạc bày ra ở mọi nơi mà họ đặt chân tới từ phủ nha, huyện nha cho đến tư thất một đốc bộ đường. Thời gian của họ vơ định cịn khơng gian mênh mông, bất tận của những cuộc vui chơi “xê dịch” theo tháng theo ngày: “Vợ chồng ơng Phó Sứ chưa bao giờ nghĩ đến việc

làm một cái tổ ở một chỗ nhất định nào” [9;tr.100], bởi với “đôi lưu đãng” ấy, quê

hương là Cờ Bạc và Đờn Hát, là cái “truy hoan” của người đời. Bằng việc miêu tả không gian lữ thứ của cặp giai nhân tài tử Phó Sứ - Mộng Liên, Nguyễn Tuân đã bộc lộ sự ngưỡng mộ với thú giang hồ “xê dịch”. Đây cũng chính là cách để Nguyễn Tn “giải thốt” mình trước cuộc đời. Dù là một cách phản ánh tiêu cực của nhà văn đối với thực tại đời sống nhưng đó dường như là lối thốt duy nhất của nhà văn lúc bấy giờ.

Từ không gian phiêu bạt của nhân vật, Nguyễn Tuân đã đưa nhân vật hòa chung với dòng suy tưởng của nhà văn trong một bầu khơng khí tâm tưởng, hồi niệm. Không gian được mở rộng dần ra, bao quát và rộng lớn hơn. Trong truyện

Thả thơ, mỗi buổi khi ánh trăng “mười bốn lúc chếch về đoài đã in một cục bóng

thẫm và dài lên mặt con sơng trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội” [9;tr.97], cụ

Nghè Móm lại dong con thuyền lênh đênh trên mặt nước mênh mông làm nhà thả thơ cho hàng chục con bạc đánh. Một khơng khí thinh lặng và nên thơ hiện lên dưới ngọn bút tài hoa của nhà văn. Hơn nữa, đối với Nguyễn Tuân: Đời sống là

những cuộc đi. Trong truyện Đôi tri kỷ gượng, ông luận giải về hai chữ tung và

cuộc đại tấn công”, là những tìm tịi làm cảm xúc mạnh, là hơi thở nồng. Hoành

là mực thước, thiếu cảm hứng mãnh liệt [9;tr.393]… Nguyễn Tuân coi sống chỉ là để thực hiện cá tính của mình, đi đâu, ở đâu cũng chỉ là để tìm mình. Nhưng phải tìm mình trong nhân loại, phải chen vai thích cánh giữa chỗ đơng người. Đó là con người của thành thị, của phố xá tấp nập, đông vui với những nhà ga, bến tàu; hay khơng khí của rạp chớp bóng, ca lâu, tửu qn, hý viện… Chính vì vậy, Nguyễn Tn rất thích các nhân vật của Dostojevski “lúc nào cũng như là một cơn sốt rung cả một cuộc sống bên trong lên”. Cá tính của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật cũng bởi cách mà ông khám phá mọi sự vật. Đã làm thì phải làm cho đến tận cùng, tìm ra ngọn nguồn gốc rễ của đối tượng thì mới chịu, đơi khi ta thấy dài dịng, rườm rà nhưng đó là cái dông dài của một bậc thầy về việc khám phá cái đẹp trong đời sống bằng ngôn ngữ nghệ thuật.

Thủ pháp sáng tối còn tỏ ra dắc dụng khi Nguyễn Tuân muốn chuyển tải những vùng không gia đa dạng của một con người ưa “nay đây mai đó”. Bởi nó mang bản chất hoài nghi của lập trường văn chương bất định, phức tạp. Khơng có kết, khơng phân biệt phải trái, trắng đen, mà trong đen có trắng, trong trắng có đen, trong xác định có phủ định. Cho nên nhà phê bình Thụy Khuê nhận xét: “tranh Nguyễn Tuân, những bức thành cơng nhất, thường nhịe và nguy hiểm”

[53]. Truyện ngắn Một người tỉnh rượu đốt cháy rừng trúc là một trong những

bức tranh đẹp, cực kỳ nguy hiểm. Nhân vật Nguyễn kể câu chuyện mình lên chơi nhà viên thổ ty người Mường, sau đêm rượu say sưa với hai người vợ đẹp của vị quan Mường, sáng ra, tỉnh rượu, Nguyễn lên ngựa đi chơi rừng trúc: “Vào rừng

trúc, Nguyễn rắp tâm hôm nay phải chơi lửa một hơm cho thực thoả thích trước khi trở về Hà Nội. (...)

Lửa và khói ngùn ngụt, Nguyễn thấy nóng ran cả người. Chàng cởi hết quần áo, lội xuống suối ngàn, ngâm mình chìm lỉm xuống khe” [9;tr.247]. Căn bênh “xê

dịch” này của Nguyễn Tuân đã mang lại cho văn chương ông những xúc cảm, những rung động đích thực. Đây cũng là căn bệnh chung của không chỉ Nguyễn Tn mà cịn của Vũ Hồng Chương, Vũ Bằng…

Sau khi đi khảo sát các kiểu không gian trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân, chúng tôi cho rằng: Không gian đối với nhà văn luôn là một hình tượng nghệ thuật đẹp, sinh động có khả năng biểu đạt tinh tế. Với những cảm quan nghệ thuật đặc biệt đầy cá tính, và với sự am tường nhiều lĩnh vực, Nguyễn Tuân đã tạo ra được các “kiểu không gian” mang màu sắc riêng biệt thống nhất với quan niệm nghệ thuật cũng như cá tính sáng tạo của ông. Và xem xét thi pháp giàu sức sáng tạo của nhà văn cũng là cách tiếp cận vấn đề phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)