Chương 3 : Kết cấu Giọng điệu và Ngôn ngữ
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật
3.2.2.1. Ngôn ngữ so sánh giàu hình ảnh
Một sự sáng tạo độc đáo nữa của Nguyễn Tuân là ở cách tạo hình bằng ngôn ngữ. Vốn nổi tiếng là một nhà văn chịu khó tìm tòi và am tường về nhiều lĩnh vực, đã tìm hiểu cái gì là phải hiểu đến tận cùng, đỉnh điểm của sự hiểu biết thì mới chịu nên trong tác phẩm của ông luôn chứa đựng nhiều từ ngữ của các ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau. Đúng như nhà nghiên cứu Hà Văn Đức nhận định: “Những hiểu biết về lĩnh vực điện ảnh đã tạo cho Nguyễn Tuân một cái nhìn mới mẻ và nét độc đáo trong việc xây dựng hình tượng và tạo hình bằng ngôn ngữ” [37;tr.34].
Trong tập truyện Nguyễn, Nguyễn Tuân đã có những so sánh, liên tưởng rất thú vị
làm nổi bật lên hình tượng cũng như tính cách nhân vật nhưng đôi khi nó cũng chỉ mang tính chất “phiếm đàm” của “kiểu” nhà văn uyên bác, ưa lối “phô diễn” kiến thức nhưng tuyệt nhiên không màu mè, hình thức. Ở truyện Đôi tri kỷ gượng, để làm toát
lên tính cách của hai nhân vật Mợi và Nguyễn, ông liên tưởng: “Mợi và Nguyễn là
Sâm và Thương trên nền trời kinh đô” [9;400], hay khi bình luận về sự bắt buộc
loáng” [9;399] và làm bật lên bản chất của mối quan hệ này bằng cách so sánh:
“Người đàn ông ấy lại tránh đàn ông có như là lánh mặt một người đàn bà mình
biết không thể yêu thương được, nhưng nếu cứ năng gặp, lửa lâu ngày bén rơm thì
rồi thế nào cũng phải có con sống con chết với nhau” [9;tr.407]. Để lý giải cho thói
quen mà chàng vốn căm ghét này, Nguyễn Tuân đã sử dụng những hình ảnh so
sánh hết sức sinh động: “Cứ mỗi năm đúng ngày, vào mùa ấy, bổn phận lại cho
nổi lên một cơn gió. Gió đã lên, hai hạt bụi ấy của nhân gian lại đổi chỗ từ một
cái đô thành lớn để rụng xuống mặt đất một cái tỉnh nhỏ” [9;tr.410]. “Đôi tri kỷ
gượng” ấy đã luôn bị đặt trong một tình thế éo le là phải làm bạn của nhau dù có một người rất không ưa - đó là Nguyễn. Ngay khi phải tiễn đưa “người bạn hờ” về với đất sau cái chết đầy bất ngờ, Nguyễn Tuân đã so sánh tiếng kêu của hòn đất
ném xuống cỗ quan tài “đã tả đúng cái tình hời hợt bề ngoài của Mợi và Nguyễn.
Có những vật vô tri và nhỏ bé như thấy rõ được lòng mình khi nó bị xô động bật
lên thành tiếng” [9;tr.412].
Cảnh đốn cây gạo cổ thụ ở Suối Vầu trong truyện Chùa Đàn cũng được
Nguyễn Tuân dùng những hình ảnh so sánh hết sức lạ mà Thụy Khuê cho rằng nó
“cũng chẳng khác gì một cảnh trảm tấu” [53]: “Cây gạo xiêu dần xuống rồi vật mạnh
xuống như một kẻ chiến tranh bị bị trúng độc kế ở mặt trận...” [6;tr.365]. Đôi khi
Nguyễn Tuân có những cách so sánh liên tưởng đầy bất ngờ. Trong truyện Rượu
bệnh, “xác rượu Bố Ô”, vua lưu linh, chết cháy vì rượu. Xác cháy trong hơi rượu
cũng thơm như mùi người ta nướng cá mực: “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ông già
đang say mềm. Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu không có chút gì là hôi khét cả. Và lúc mà lửa đã hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn trông trắng nhỏ không khác gì thứ bột để luyện những hòn men. Ngửi cái vụn xương vô tự ấy, lại còn thấy thơm và
ngây ngất nữa” [9;tr.278].
Những so sánh đến bực này thì vô tiền khoáng hậu, ranh giới giữa hình sắc và âm thanh nhòe đi, chỉ còn những hình ảnh siêu thực, độc đáo ở đoạn miêu tả về bộ tam tấu: Bá Nhỡ - Cô Tơ - Lãnh Út và cái chết của người chơi cây đàn định
mệnh cho sự “hồi sinh” trong Chùa Đàn. Đoạn tam tấu trong tác phẩn được viết
toàn bằng âm trắc, mỗi thanh âm đánh lên nghe cứa sắc, day dứt như những tiếng nấc. Bá Nhỡ, kẻ tài tử dám đi đến tận cùng của nghệ thuật, đã xẻ gan thịt mình trong tiếng đàn, dùng mạng đổi lấy tiếng đàn, đã chịu cực hình tùng xẻo, để tiếng đàn đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật. Đó cũng là tuyệt đỉnh nghệ thuật ngôn ngữ biểu đạt của Nguyễn Tuân.