Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 61)

Chương 2 : Không gian và thời gian nghệ thuật

2.2. Thời gian nghệ thuật

2.2.1. Một số vấn đề lí luận

Thời gian nghệ thuật trong văn học là phạm trù của hình thức nghệ thuật cho nên thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí qua các tình tiết, các biến đổi có ý nghĩa thẩm mĩ diễn ra trong thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lí và mang ý nghĩa thẩm mĩ nên nó khác với thời gian khách quan, thời gian vật lí - sinh học. Nhà văn có thể đảo lộn trật tự thời gian từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ rồi nghĩ đến tương lai. Có thể kéo giãn ra làm cho một sự việc chốc lát dài hàng trăm năm và ngược lại có thể lược bỏ đi làm hàng ngàn năm chỉ diễn ra trong vịng một tích tắc với chỉ vỏn vẹn một đoạn văn ngắn, thậm chí chỉ với câu văn. Có khi ta cảm thấy nhà văn đã làm cho thời gian dường như không di chuyển bị ngưng đọng lại… Những xúc cảm thời gian ấy được sử dụng trong nghệ thuật để khắc phục thời gian vật lí nhằm sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật có thể trường tồn cùng thời gian. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tính liên tục nhưng đó là sự liên tục của những đổi thay mang tính quan niệm, mang một thơng điệp thẩm mĩ mà nhà văn muốn thơng qua đó “chuyển đạt” với người đọc. Mặt khác, thời gian nghệ thuật cũng có “thời hiện tại”, “thời quá khứ”, và “thời tương lai”, ngồi ra cịn phải kể đến những thủ pháp như “đồng hiện”, đồng thời…, đó là những “quãng” thời gian mang một thông điệp thẩm mĩ. Bởi trong tác phẩm văn học, thời gian vật lí - sinh học khơng hồn tồn trùng khít với thời gian nghệ thuật. Sự khơng phù hợp giữa

thời gian và thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người, hay nói đúng hơn là của tác giả dựa trên logic nội tại của tác phẩm. Hơn nữa, ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con người và những phát hiện về thời gian giúp nhà văn nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về con người và cuộc sống. Bởi như Trần Đình Sử đã nhận định: “Sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm về thế giới và lịch sử, với ước mơ, lý tưởng và năng lực hoạt động của con người” và có khi “một cuộc đời có thể trơi nhanh như giấc mộng, một phút chờ đợi có thể dài như trăm năm, có kẻ say sưa quên năm tháng, có người mãi mãi thiếu thời gian, lịch sử có khi hàng trăm năm giẫm chân tại chỗ, có khi vùn vụt một ngày bằng hai mươi năm…” [82;tr.242,243]. Do đó, khi xem xét thời gian nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ ở cách biểu hiện về thời gian mà chính là ở chỗ thông qua cách biểu hiện đó nhà văn muốn chuyển tải một thơng điệp một quan niệm thẩm mĩ như thế nào trong tác phẩm đó.

Từ góc độ lí thuyết về thời gian nghệ thuật soi chiếu vào trong những truyện ngắn Nguyễn Tuân trước Cách mạng ta thấy nổi rõ lên 3 hình thức thể hiện thời gian là: Thời gian dĩ vãng, thời gian huyền ảo, thời gian tâm tưởng (hay tâm trạng). Tuy nhiên, ở đây, 3 mơ hình mà chúng tơi phân định chỉ có tính chất tương đối, thực tế các hình thức trên có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau. Mặt khác, ở đây chúng tôi chỉ chọn ra những kiểu thể hiện thời nổi bật biểu nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân.

2.2.2. Các hình thức thể hiện thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

2.2.2.1. Thời gian dĩ vãng

Với Nguyễn Tuân, bằng một trường tưởng tượng phong phú và độc đáo cộng với chiều sâu văn hóa và ý thức được cá tính của mình trong vịng quay của xã hội, ơng đã sáng tạo ra những bình diện thời gian đặc sắc dù kỹ thuật kể chuyện của ông gần với truyền thống hơn, tức thời gian trong truyện ngắn chủ yếu là thời gian tuyến tính, một chiều. Ngay tên tập truyện ngắn đầu tay của mình, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm hoài cựu, luyến lưu với vẻ đẹp của một thời nay chỉ cịn

vang bóng: VBMT (1940). Khi đọc tập truyện ngắn này, nhà văn Thạch Lam -

người cùng thời với Nguyễn Tuân - cho rằng: “Tập VBMT như tên gọi, chỉ là

những vang bóng, những dấu vết của một thời tác giả ghi lại trên trang giấy. Trong hơn mười truyện ngắn, ấy là cuộc đời cũ cách không đầy năm mươi năm, hiện ra những cơng việc và hành vi mà tác giả tìm tịi phơ diễn hết cả cái ý nghĩa

và cả cái nên thơ” [82;tr.227]. Theo khảo sát của chúng tôi trong tập VBMT, thì

bối cảnh của tác phẩm được Nguyễn Tuân sử dụng cũng nằm trong quãng cách thời của nhà văn chí ít là gần hai thập niên, chủ yếu là những năm cuối thế kỷ

XIX (một số truyện có xác định rõ năm của truyện kể như truyện Khoa thi cuối

cùng, viết về kỳ thi Hương năm Mậu Ngọ - 1918 ở trường thi Nam Định). Trong

truyện Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao, lâu nay vẫn được giới nghiên cứu

cho rằng có nhiều điểm tương đồng với nhân vật lịch sử Cao Bá Quát (1809 - 1854), một nhà thơ nổi tiếng là văn hay chữ tốt, danh sĩ đời Tự Đức, sống quãng đầu thế kỷ XIX. Dân gian có câu: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán/ Thi đáo

Tùng, Tuy thất Thịnh Đường” (Văn được như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thì

khơng cịn thời Tiền Hán/ Thơ đến mức như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy

Lý Vương Miên Trinh thì mất thời Thịnh Đường). Rồi đến truyện Ngôi mả cũ,

nhân vật cụ Hồ Viễn, vốn là một viên tướng Cờ Đen, gợi nhớ đến các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hay cụ Án ông, cụ Án bà chạy

giặc vào rừng Hưng Hóa tránh giặc Khách vào khoảng 1869 - 1870. Còn Bữa

rượu máu, trong truyện Nguyễn Tuân có nhắc đến 12 tên tử tù của cuộc khởi

nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1889) do Tôn Thất Thuyết và Đinh Gia Quế lãnh đạo… Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, thời gian lịch sử với thời gian trong truyện ngắn của Nguyễn Tn chỉ có tính chất tương đối, ta chỉ có thể ngầm hiểu, hoặc liên hệ chứ ít khi có sự trùng khít. Bởi tác phẩm văn học không phải là tập hợp của những con số, những sự kiện rời rạc mà nó phải được tạo nên từ những hư cấu, tưởng tượng của nhà văn. Đặc biệt là với Nguyễn Tuân.

Trở lại với vấn đề đang nói ở trên: Thói quen đi tìm cái xưa trong cái nay khiến Nguyễn Tuân luôn luôn quan tâm đến chiều thời gian, chiều lịch sử của các

sự kiện, các hiện tượng mà ông quan sát, mô tả… Miêu tả những thú chơi thanh tao của các bậc cổ nhân không chỉ gợi thông tin mà hơn hết Nguyễn Tuân muốn chuyển tải một cái gì như là linh hồn dân tộc được gợi nên bởi những chi tiết mà ông lựa chọn đưa vào tác phẩm rất thú vị và rất tinh tế. Với cái vốn văn liệu, thi liệu cổ uyên bác ông đã sử dụng theo một tinh thần rất thời đại khi phát hiện ra những nét đẹp tiềm ẩn của quê hương, của những phong tục ngày xưa. Đúng như nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã từng nói: “Trên con đường về thu trước xa lăm lắm đó, mỗi nhà văn tìm thấy một lối thốt cho tâm hồn của mình. Nguyễn Tuân đi tìm dĩ vãng với một thái độ của một người đi tìm những cảm giác lạ, đi tìm một cái Đẹp thuần túy của nghệ thuật” [68;tr.271].

Trong VBMT, “những nhân vật được trình bày với lời ăn tiếng nói riêng, với những suy xét theo hồi ấy” (Thạch Lam) [68;tr.228]. Ở truyện Ngôi mả cũ, nhà văn “đưa chúng ta đến cái hương vị cũ kỹ và nhẫn nại của một sự hy sinh” [68;tr.228]. Sau thời loạn lạc, một gia đình có nề nếp gia phong chốc lát chỉ cịn hai chị em cơi cút. Người chị, cơ Tú, ở vậy ngày ngày dệt vải nuôi em ăn học. Cậu Chiêu, em cô, chăm chỉ và ngoan ngỗn, u chị và kính chị như mẹ. Điểm vào tấm chân tình đó của chị em cơ Tú là viên tướng Cờ Đen với cái huyền sử oai hùng, vừa hư vừa thực, bây giờ ở vào tuổi “xế chiều” về làm nghề địa lý, chuyên xem mồ mả đất cát. Một bức tranh sinh động về thời gian, về những cái đã qua nhưng đã để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi buồn man mác vì cảnh “thương hải tang điền”.

Khác với thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Tuân, thời gian trong truyện ngắn Thạch Lam thường là sự tương phản giữa thời gian quá khứ và thời gian hiện thực. Trong các truyện của Thạch Lam, nhân vật nhớ lại quá khứ, nuối tiếc quá khứ cũng là ý thức hơn về những khổ đau ở thực tại. Nếu Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh tìm về ký ức tuổi thơ bằng một cái “chân trời cũ” hay một “quê mẹ” xa xăm thì Thạch Lam lại trở về quá khứ bằng cái nhìn thâm trầm, kín đáo hơn. Với Thạch Lam tìm về quá khứ cũng đồng nghĩa với việc tìm về với những con người chân thật, bình dị ngồi đời để nói một tấm lịng tri âm. Quá khứ trong truyện ngắn của Thạch Lam đầy ám ảnh của thân phận con người, còn với Nguyễn Tn

thì đó là q khứ của những thú chơi rất đẹp và nên thơ, một q khứ mà ơng

thành kính, tơn sùng. Đọc các truyện ngắn sau này của ông như tập Nguyễn hay

thậm chí là YN ta cũng thấy phảng phất niềm hoại cựu ấy ở nhà văn.

2.2.2.2. Thời gian huyền thoại

Thời gian huyền thoại trong truyện kể là cách thức làm cho một câu chuyện hiện thực bị tách ra khỏi bối cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội của nó; câu chuyện hiện thực trở nên phi thời gian, cuộc sống diễn ra trong đó có thể đã, đang và sẽ diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào mà không mất đi ý nghĩa hiện thực chân thật của nó. Mốc thời gian lịch sử, thời gian xã hội trở nên không quan trọng để diễn đạt một hiện thực vĩnh cửu nào đó thuộc về con người. Với Nguyễn Tuân “thời gian quá khứ được hồi tưởng lại bao giờ cũng được huyền thoại hóa với những ngọt ngào ấm áp”.

Thời gian quá khứ thường được Nguyễn Tuân nhìn nhận từ cả hai phương diện hiện thực và hư ảo trong truyện ngắn của mình. Nguyễn Tn đã tìm tịi một phương thức biểu hiện thời gian hiện thực mới - đó là thời gian hư ảo pha xen hiện thực. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa con người và ma quỷ, thần thánh

khơng cịn. Ở Trên đỉnh non Tản, Nguyễn Tuân cho ta thấy “một hình thái khác

của tài năng, cái sức hiểu thấm thía vào linh hồn của những vật vơ tình cỏ cây và đá núi, tác giả như đem vào một cuộc sống riêng” (Thạch Lam) [68;tr.230]. Nhà văn đã quay trở về với quá khứ vàng son của một làng nghề mộc Chàng Thôn, nức tiếng một thời, đến đỗi được thần non Tản vời lên trên chốn Ngàn Thiêng của người để sửa lại những ngôi đền sau những trận “đánh ghen” khốc liệt với con vua Thủy Tề. Tài năng của những người thợ mộc làng Chàng Thôn được Nguyễn Tuân miêu tả rất sinh động, quyến rũ: “Những đầu kèo vai và câu đầu, đều chạm

tứ quý tứ linh. Bức trần gỗ thì chạm bát bửu cổ đồ. Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài khác ở dưới núi. Họ chia nhau ra mà chạm, người thì tỉa hình thư kiếm, quạt và phất trần, kẻ thì gạt dáng tù và với túi roi hoặc là túi thơ cùng bầu rượu, cái nọ ghép vào với cái kia thành một bộ đôi bằng những sợi cẩm đới nét dẻo như tung bay được…” [9;tr.180]. Quá khứ tươi

đẹp của một thời được Nguyễn Tuân nâng niu và thán phục. Những người thợ mộc vô danh tài hoa đã lay động đến cả thần linh.

Trên đỉnh non Tản có âm hưởng của truyện kể dân gian Sơn Tinh - Thủy Tinh, và có những nét tương đồng với truyện trong Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ. Trong truyện có đoạn viết: “Tục truyền những trận hồng thuỷ dữ dội

tàn khốc như thế là gây nên bởi cuộc đánh ghen giữa vua Thuỷ và một vị thần trong bốn vị Tứ bất tử nơi thế giới u linh (...). Thánh Tản Viên đã gây thù kết oán với Tiểu Long hầu, con vua Thuỷ Tề. Thần Núi và vị hoàng tử Nước kia đã là hai tình địch một thiên tình sử thốt phàm trong cái mơ hồ vơ tận ở tít trên một chỏm non xanh, ở tít tận dưới đáy một thuỷ cung. Hai kẻ tình thù mỗi lúc đánh ghen nhau thì mn ngàn sinh linh đồ thán. (...) Chính cái hạnh phúc trên non Tản và lịng ghen của một ơng hồng tử Nước kia đã thành câu hát của người xứ Đoài: Núi cao sơng hãy cịn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen” [9;tr.166,167].

Với Nguyễn Tuân, cái Đẹp trong cuộc đời thực chỉ là mộng ảo, huyễn hoặc “sắc - khơng”, ơng từ bỏ khơng gian đi tìm về thời kí vãng. Khơng chấp nhận thực tại “bố nhắng” của xã hội đương thời, Nguyễn Tuân trở về với quá khứ say sưa tỉa tót, tơ đậm thêm nét xưa đã mờ nhạt nét vẽ của ngày đã qua, của thời đã phai. Ơng

nâng niu từng nét đẹp xưa cũ. Đó là cái Đẹp của Chén trà sương, Hương cuội,

Đánh thơ, Thả thơ… rồi chuyện làm đèn kéo quân, đánh cờ, tuốt roi chầu, làm

giấy gió, nghề chạm trổ đồ mộc… được ông viết bằng cả trái tim và một niềm đam mê cái Đẹp. Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật có lý khi

cho rằng: Viết các tác phẩm mang màu sắc yêu ngôn của Nguyễn Tuân, “chẳng

qua, nó chỉ là một cách để giúp tác giả trình bày quan niệm của mình về thế giới thực và cái Đẹp trên đời này” [72]. Bởi cái Đẹp trong hiện thực thì bao giờ cũng lung linh ẩn hiện, nhiều khi phải đi đến tận cùng của sự kỳ quái, người ta mới gặp được cái Đẹp đích thực, nhất là trong một hiện thực mà nhà văn đang phải gồng mình “hơ hấp”. Vì vậy, đọc Nguyễn Tuân nhiều lúc ta thấy lạnh ở sống lưng nhưng nó lại mang đến nguồn khối cảm mới bởi hiệu quả nghệ thuật đặc biệt do ơng tạo ra. Đó là việc đặt nhân vật trong những chiều khơng gian - thời gian được

huyền thoại hóa. Có lẽ trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ông là một trong số hiếm hoi các cây bút biết làm và sự thực đã làm mới cách thức diễn đạt, không cung âm hưởng với bất cứ ai.

2.2.2.3. Thời gian tâm tưởng, hoài niệm

TS. Phạm Thị Thu Hương cho rằng: Với Thạch Lam, dù cũng viết về thời đã qua như Nguyễn Tuân, nhưng thời gian trong truyện ngắn của ông không chảy trôi theo dịng lịch sử, mà chảy trơi theo dịng cảm giác của nhân vật. Còn Nguyễn Tuân (cùng với Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư…) thuộc về “cả một lớp người ngối nhìn về phía sau với niềm nhớ tiếc khơn ngi” và “q khứ (với họ -

T.V.T) đã qua là qua hẳn, mang theo những gì đẹp đẽ tinh hoa của cả một thời”

[50;tr.18]. Khơng phải khơng có lý khi nói như vậy. Nguyễn Tuân viết về quá khứ để thể hiện “cái tôi kềnh càng” ngang ngược của mình nhưng có thể nói trong truyện ngắn của ông, ta cũng thấy xuất hiện những khoảnh khắc, những thời điểm con người đối diện với chính mình để chiêm nghiệm, và trên hết để bộc lộ cá tính

của mình như trong các truyện Mười năm trời mới gặp lại cố nhân, Vang bóng

một thời, Nhà Nguyễn, Đơi tri kỷ gượng, Chuyến xe tình, Chùa Đàn…

Trong truyện Cái cà vát đen, Nguyễn Tuân đã có những câu văn viết về

tương quan giữa cái Đẹp và thời gian rất đặc sắc: “Cái gì q đẹp thì lại chóng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)