Chương 2 : Không gian và thời gian nghệ thuật
2.1. Không gian nghệ thuật
2.1.2.2. Không gian hư ảo
Trần Đình Sử cho rằng: “Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có thời gian, không có nhân vật nào không có một nền hoàn
cảnh (không gian - T.V.T) nào đó” [81;tr.115]. Thật vật, mỗi kiểu nhân vật đều
được nhà văn đặt trong một “dung môi” cụ thể sao cho thống nhất với tính cách nhân vật. Trong những nhân vật mang màu sắc huyền thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân, nhà văn luôn đặt họ trong một bầu không khí hư ảo đẫm chất huyền thoại nhằm làm tô đậm thêm kiểu nhân vật này. Yếu tố hư ảo trong truyện
ngắn Nguyễn Tuân manh nha từ trong truyện Vườn xuân lan tạ chủ cho đến một
số truyện trong tập VBMT nhưng nổi trội nhất vẫn là trập truyện sau này Nguyễn
Đăng Mạnh tập hợp lại lấy tên là YN.
Đọc VBMT, Thụy Khuê đã so sánh cách sử dụng hai màu sắc của không gian:
ánh sáng - bóng tối của Nguyễn Tuân trong tập truyện với thủ pháp của những danh
họa thế giới về việc lột tả những trạng thái của cuộc sống: “VBMT viết về những cái
Đẹp bất ngờ như thế, bằng thi pháp sáng tối, tương phản. Ngòi bút Nguyễn Tuân có những nét âm u ma quái Goya (Francisco de Goya (1746 - 1828), danh họa người
Tây Ban Nha chuyên vẽ về chủ đề Tội ác và Bạo hành - TVT) hướng về tội lỗi, bất
hạnh, lại có những nét tươi dịu Renoir (Pierre Auguste Renoir (1841 - 1919), danh
họa người Pháp theo trường phái Ấn tượng - TVT), chiếu lên thuật sống thuần khiết
(Rembrandt Harmenszoon van Rijn (1606 - 1669), danh họa người Hà Lan, nổi tiếng
với nghệ thuật vẽ tranh chân dung tự họa - T.V.T), đem bóng tối chiếu vào ánh sáng,
nhỏ ánh sáng vào khoảng sâu đen để triển khai những khía cạnh chưa ai tìm thấy trong tâm linh người và vật” [53]. Đi vào từng tác phẩm trong tập truyện này, ta đều thấy rất rõ điều đó. Trong Bữa rượu máu, những nhát “chém treo ngành” của Bát Lê có những nét âm u ma quái chiếu vào những định mệnh bất thường, độc vận; hay như nét chữ thể hiện chí ngang dọc một đời người của người tử tù Huấn Cao trong
Chữ người tử tù; là ngón phóng dao của Cai Xanh, như tài ném mai thần tốc của Lý
Văn, Phó Kình trong Một đám bất đắc chí v.v…
Không khí trong truyện ngắn Nguyễn Tuân, trước tiên là một bầu khí tranh tối tranh sáng, thật giả không rõ rệt, một không gian bí mật, ghê lạnh nhưng rất quyến
rũ: “Trời chiều có một vẻ dữ dội. Mặt đất lại sáng hơn nền trời. Nền trời vẩn những
đám mây tím đỏ vẽ đủ mọi hình quái lạ. Những bức tranh mây chó màu thẫm hạ thấp thêm và đè nặng xuống pháp trường oi bức và sáng gắt. Mọi người chờ đợi một
cái gì” (Bữa rượu máu) [9;tr.79]. Trong thiên truyện này, chính nhà văn đã tự nhận
mình viết bằng ngòi bút lạnh (mà R. Barthes gọi lối viết này là Độ viết zéro - “Le
degré zéro de l'écriture”) là chất giọng thản nhiên, lãnh đạm, tránh xa chất cảm tính trong cổ điển và lãng mạn, và đó cũng là một tính cách đặc dị của văn học thế kỷ XX. Bữa rượu máu được Thụy Khuê chia thành bốn cảnh và cho đó là “tác phẩm
mờ ám, độc đáo, ít thấy trong văn học, không riêng gì Việt Nam”. Thi pháp Nguyễn Tuân “lấy tối sáng như một kỹ thuật tân hiện thực, nó giao thoa nhiều vùng nghệ thuật cùng một lúc: ngôn ngữ, mầu sắc và âm thanh kết hợp một cách bí mật rùng rợn…” [53]. Cảnh Chánh Chủ khảo tế lễ trong kỳ thi hương ở truyện Khoa thi cuối
cùng là một “cảnh pháp trường” được Nguyễn Tuân xây dựng bằng bút pháp tối -
sáng của ngành hội họa: “Mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như đang
lắng chờ một sự biến gì. Gió cũng không muốn thổi. Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên
Chùa đàn, người đọc bắt gặp một không khí mộ địa rùng rợn, quái đản: “Cảnh ấp, những đêm đào rượu chôn, trở nên quái đản. Khách qua đường đêm vắng, tưởng
đấy là một vụ chôn của hoặc là đào mả trộm” [6;tr.371].
Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Tuân đã tạo ra không khí khinh mạn, cao
ngạo, thần kỳ, thoát tục, đảo lộn và thách đố thời gian. “Bây giờ hai con thuyền thoi
đi trong một giấc mơ thần. Gió sớm nổi lên. Mùi nhạt nhạt của nước nguồn, mùi ngai ngái của cỏ bồng ải rũ, phả mạnh vào mũi thuyền thoi xuyên như cắm sâu mãi vào cái đông đặc của sương núi rạng mai.
Đến chân núi Tản Viên, thì rõ mặt người. Ô hay, người đẩy lườn lại là một cô gái. Một cô con gái mắt sắc như dao cau và lạnh như chất kim, lạnh hơn cái gây gấy của rừng buổi sớm mai dày đặc sương mù. Tiếng đồng vọng cú rúc hết canh văng vào vách đá, rồi vật lại một nơi thung lũng nào đang gửi trả về rất dài một tiếng
vượn kêu rầu” (Trên đỉnh non Tản) [9;tr.174]. Hay đoạn cuối cùng trong thiên
truyện Khoa thi cuối cùng(hay Báo oán) cũng là kiểu như vậy.
Điểm làm cho Nguyễn Tuân khác với các nhà văn quá khứ để gần hơn với các nhà văn hiện đại của Mỹ - Latinh những năm sau này là thủ pháp xây dựng không gian hiện thực xen lẫn với không gian hư ảo, huyền thoại. Ta bắt gặp nhiều
trong một số truyện ngắn ở tập VBMT và tập truyện YN. Trong Khoa thi cuối
cùng (tập VBMT), hiện thực ở đây là khoa thi Mậu Ngọ, sĩ tử bì bõm lội trong bùn vì trường thi bị mưa ngập, còn cái ảo là ở hình tượng người đàn bàn trẻ xõa tóc gào khóc rồi cười sằng sặc, hắt nghiên mực tàu lên quyển của ông Đầu Xứ
Anh: “Rồi ông Ðầu Xứ vào trường, rồi oan hồn hiện lên, ngay ở kỳ đệ nhất. Một
người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện ngay lên dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu gào giữ rịt lấy tay không cho viết. Gào khóc chán, người đàn bà ấy lấy mớ tóc xõa quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên. Lại cười sằng sặc, lấy nghiên mực đổ vào quyển của ông. Lần ấy ông xin cánh quyển đến hai ba thứ. Vẫn người đàn bà quấy nhiễu không tha, để quyển ông cứ tì ố mãi. Lúc gần chiều, ông nổi một cơn đau bụng hắc loạn, phải bỏ dở kỳ thi, nhờ người dìu về nhà trọ. Thế là ông bay
một sự cách tân về bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Đó cũng là cách nhà văn thể hiện những ý đồ nghệ thuật của mình, thông qua đó để phản ánh thực tại và sự bế tắc của ông trước hiện thực đời sống. Điều này cũng mở rộng khả năng luận giải cho tác phẩm của Nguyễn Tuân.
Một motif quen thuộc mang tính biểu trưng cao trong truyện ngắn của Nguyễn
Tuân là motif đám cháy - có thể gọi là motif “hỏa thiêu”. Truyện Vườn xuân lan tạ
chủ kết thúc với đám cháy ở Túy lan trang: “ngọn lửa xanh lè liếm quanh loài thảo
mộc”, khép lại một thời vang bóng, biến vườn lan thành “cái âm phần của giống Túy
lan khi yên giấc sau lúc tạ chủ” [9;tr.12]. Đôi khi, lửa cũng là phương tiện để con
người tìm đến với tự do, phóng túng hình hài, để được trở lại với bản tính chân thực,
nguyên sơ của mình, như trong Một người tỉnh rượu đốt cháy rừng trúc. Nhân vật
Nguyễn trong tác phẩm này rắp tâm chơi lửa cho thỏa thích trên miền sơn cước trước ngày về lại Hà Nội, nơi tù túng chật hẹp, bon chen… Nguyễn đốt rừng trúc, và trước
sức nóng của ngọn lửa tiêu hủy, chàng cởi hết quần áo, đằm mình dưới suối và “tự
cho mình là con người văn minh, lúc muốn được gần tạo vật và trở lại với mọi rợ, với hoang phá, không một manh áo nào phủ thân, không một thành kiến gì sẵn trong đầu. Bên cạnh lửa, trong suối nước, Nguyễn thấy sung sướng, không muốn nghĩ đến
ngày trở về. Trở về thành thị là lại tù túng, là lại giả dối và che đậy” [6;tr.247]. Đặc
biệt là cuộc hỏa thiêu thân xác Bố Ô trong Rượu bệnh. Nguyễn Tuân sáng tác Rượu
bệnh để kính viếng vong linh người bạn rượu Tản Đà như trong lời đề từ của tác
phẩm (“Kính gửi: Vong linh ông bạn rượu Nguyễn Khắc Hiếu” [9;tr.267]). Ông viết
mà như vẽ nên cái thần cốt của nhân vật Bố Ô, một “ẩm giả kỳ lưu danh” - một kỳ nhân không biết đói nhưng chỉ thấy khát rượu. Căn bệnh của Bố Ô cũng do rượu sinh ra, một thứ bệnh kỳ quái: Trên người ông nổi lên những khối ung thư quái dị, to bằng trứng ngỗng. Khi nung chín, những khối u này vỡ bục, phì ra thứ nước trắng
tựa sữa dừa, cay nhờn mà ruồi nhặng hút vào “là đều say ngất đi như bị thuốc mê
cánh cụp lại và chân cẳng co ngửa lên giời rụng ngã xuống mặt chiếu” [9;tr.277].
Rồi trong truyện Chùa Đàn, ta cũng bắt gặp motif này, sau cái chết định mệnh của Bá Nhỡ, Lãnh Út quyết định hỏa thiêu gò rượu nhằm đoạn tuyệt với quá khứ, đốt
cháy con người cũ, hoàn toàn lai tỉnh. Tương tự như Lãnh Út, trong Lột xác (hay Vô
đề), nhân vật Nguyễn thường giục mình hỏa thiêu cho bằng hết những “cố nhân”
trong con người cũ của mình. Những cố nhân ấy cháy như cánh rừng già phát hỏa,
và chính Nguyễn có thể “ngửi thấy mùi khói gỗ tươi cháy rừng già đang xọc lên mũi
mình và sắp ngạt thở” [6;tr.343]. Khi đót cháy những “cố nhân” đó, Nguyễn cũng đã
nhận ra “trong người anh vừa cháy một cánh rừng già. Anh không nên tiếc than cho
phong cảnh cũ của nội tâm anh. Trên cái đống tro lòng của đám hỏa tai ấy, sẽ có
những mầm thảo mộc khác nhú lên mọc lên, rất tươi rất khỏe” [6;tr.345].
Tương tự, trong một cuộc Lửa trại của Sói Con hướng đạo, Nguyễn thèm
được “đem nửa đời tội lỗi của mình đánh đổi lẩy một đêm đốt lửa thiêng liêng
của cái nhân loại Sói Con ấm sáng trong trẻo kia. Nguyễn muốn đem bao nhiêu là năm hoài nghi cũ của mình nhờ cái lò lửa trung tâm bãi trại này chế hóa hộ ra thành được một giây lát tin tưởng chân thành của người tráng sinh yêu đời và
đang vui sống kia” [9;tr.440]. Dẫu thế, ước nguyện tươi sáng của Nguyễn vẫn
không hoàn toàn dứt bỏ được những gì đã thuộc về quá khứ, và dẫu đứng trước
ngọn lửa đang bừng lên hừng hực, “bằng sức dẫn của thương dấu và tủi nhớ,
Nguyễn giật lùi về một cái quá vãng tối mò” [9;tr.440].
Có thể nói, motif “hỏa thiêu” mang một triết lý, một luận đề đầy tính hiện sinh của Nguyễn Tuân mà nói như Hoàng Như Mai là triết lý “tự hủy diệt để tái sinh” [68;tr.262].
Mặt khác, để làm đa dạng hơn không gian biểu hiện cho tác phẩm, Nguyễn Tuân còn phát huy tối đa biệt tài trong việc cảm thụ không - thời gian bằng ngũ
quan. Điều này ta thấy rất rõ trong tập truyện Yêu ngôn. Người đọc Loạn âm cũng
có thể dễ dàng nhận ra những thủ pháp nghệ thuật này nhằm tạo ra không gian thâm u, quái đản, chuẩn bị cho sự xuất hiện của quan ôn Lương. Tương tự là cảnh tang tóc thê lương rợn người của ngôi làng sau cơn thảm dịch tàn hại, nghiệt ngã của đội
quân ôn: màu khăn tang trắng xóa cả chợ làng, “từ ngày có việc loạn âm, ma quỷ
được dịp lên nhiễu người dương gian cả giữa ban ngày”. Loạn âm kết thúc với việc
giữa đêm hè oi ả, quan ôn Lương trở lại “dáng điệu có phần e dè hơn mấy lần trước” cùng với áo mão Diêm Vương phong tặng cho Kinh Trịnh làm Chánh Tuyển Quan.
Khác với mô thức tạ thế để thanh thản đi nhậm chức ở âm cung thường thấy trong các truyện truyền kỳ, Kinh Trịnh được tại thế mà đương nhiệm điểm phu và soát sổ bộ. Đây là một sáng tạo của Nguyễn Tuân, thể hiện một tư duy hiện đại của con người thế kỷ XX, sự ảnh hưởng của màu sắc các truyện chí quái phương Đông càng
làm cho sức sáng tạo của nhà văn trở nên sắc sảo hơn. Chùa Đàn là một tác phẩm
thể hiện rất rõ tinh thần ấy. Nguyễn Tuân đã dựng nên những khung cảnh truyện giàu chất hiện thực loại “vang bóng thời nay” nhưng cũng mang nhiều yếu tố kỳ quái, kinh dị. Bởi truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị, từ cái ấp Mê Thảo, tục gọi là ấp Tháo, những hũ rượu được đặt toàn những tên kỳ khôi như “Vô Cố Nhân”, “Mê Thảo Hầu”, “Thuần Hoành Quận Chúa”, “Ức sấu viên” (nhớ con vượn gầy - bút danh của mợ Lãnh)… trong huyệt rượu đến cái đàn quái đản...
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Chùa Đàn là sự giải thoát cho sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian mới lạ, bên ngoài thực tại. Nguyễn Tuân viết Chùa Đàn trong trạng thái bất định về tâm hồn, khi trong ông có những khủng hoảng, những mối bất hòa, xung đột bên trong nội tâm để tìm lối thoát cho cuộc đời mình. Bằng những hiểu biết và trường tưởng tượng hết sức phong phú và tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã cho ta tiếp cận một không gian kinh dị, hư ảo từ một cái nhìn mang đậm tính mĩ học của cái Đẹp. Tuy nhiên, sự sáng tạo này cũng không hẳn là mới vì trước đó, những năm 30, Chế Lan Viên đã
sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàn - một thế giới ma quái đầy huyệt mộ và
bóng ma, thế giới của tủy xương và máu của dân tộc Hời, đất nước Chiêm Thành diệt vong. Tuy nhiên, mỗi nhà văn thể hiện trong hình tượng không gian ấy một ngụ ý riêng. Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình và rất hiện đại còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực kết với những yếu tố truyền kỳ, ma quái là kết quả của sự trộn lẫn Đông - Tây trong nền tảng văn hóa dân tộc rất đặc trưng.
Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Tuân ta thấy có cả Liêu trai chí dị của Bồ
Tùng Linh, có cả Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ thậm chí ta còn thấy bút
các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ - Latinh như Gabriel García Márquez, Jorge Luis Borges, Miguel Angel Asturias… Tất nhiên cái giống nhau là sự pha trộn các yếu tố hiện thực và hoang đường, thần thoại và trí tuệ nhưng cái khác với tất cả là phong cách mang nét tài hoa, uyên bác và độc đáo của một tâm hồn đậm chất phương Đông - vốn khởi nguồn từ những nhà Nho tài tử.