Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 101 - 113)

Chương 3 : Kết cấu Giọng điệu và Ngôn ngữ

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.2.2.2. Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu

Ngơn ngữ Nguyễn Tn cịn giàu âm thanh, nhạc điệu bởi câu văn Nguyễn Tuân có nhiều kiểu kiến trúc phức hợp rất đa dạng. Ông là nhà nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới nhịp điệu, âm điệu của văn xi. Ơng thường nói, người làm nghề viết văn phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người ta phải đọc của mình những câu tê thấp. Chính vì vậy mà câu văn Nguyễn Tn có cấu trúc như những câu thơ bởi chúng nhiều màu sắc, âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài hòa, đọc lên ngân vang như những câu thơ trữ tình giàu cảm xúc. Chẳng hạn như đoạn văn miêu tả nghi thức pha một ấm trà vào mỗi buổi tinh sương

của cụ Ấm trong truyện Chén trà sương, nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu cho rằng “có

thể xếp thành những câu thơ trong suốt” [47;tr.172]: “Hòn lửa rất ngon lành

Trở nên một khối đỏ tươi

Và trong suối như thỏi vàng đỏ tươi

Một chút nắng đào lóng lánh trong đám cây Một chiếc lại một chiếc

Đang rụng lá năm cũ”.

Ngay từ trước đó, trong Vườn xuân lan tạ chủ, do câu văn ở trong truyện mang tính chất biền ngẫu, nhưng ngơn ngữ vẫn rất tinh tế đọc lên ta thấy bàng bạc chất thơ: “Một người con gái mà cái dáng điệu dịu dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài

trang, tóc búi cánh phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành một cái ý nghĩ chan chứa màu thơ - ngày xuân cảnh sớm, bơi thuyền lấy

rượu cho hoa - đủ làm cho lãng tử được thấy cái Đẹp ấy phải đưa mình vào mộng”

[9;tr.8]; có những đoạn giàu nhịp điệu, chẳng hạn như: “Cây cỏ nơi Túy lan trang đều một loạt ủ rũ

như để tang cho người thiên cổ. Tơ liễu khóc mưa, tóc tùng reo gió, bóng tre lìa bụi,

Đều ngậm một cái tình buồn trước cái hương trời

lăn lóc khoảnh vườn hoang. Lan đã biết tạ chủ, thời cỏ cây kia há kém ai!” [9;tr.12].

Đọc đoạn văn trên nghe như một khúc điếu văn ai oán, não nùng cho thân phận của loài “thảo mộc mệnh bạc”.

Nguyễn Tn cịn là nhà văn un thơng về âm nhạc. Đọc trong nhiều truyện ngắn của ơng trước Cách mạng tính nhạc điệu rất cao ở lối miêu tả hay nhiều khi còn ngân vang các bài ca bằng ngôn ngữ của mình. Điều này khơng mới, trước đó, Nguyễn Khuyễn đã sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện âm thanh rất tinh tế. Câu đối viếng hai cha con làm nghề bát âm, ông viết:

“Hu ta tồ hề! Tịng Xích Tùng chi tung tịch cốc;

Phu nhi tri hĩ! Trắc Hỗ Sơn chi trắc tùng bi”.

(Ơi thơi, người đã về, theo vết chân Xích Tùng

mà từ bỏ thóc gạo nơi dương thế; Thế là thỏa lòng lắm lắm, trèo lên sườn núi Hỗ,

càng gấp đôi những nỗi buồn đau!) Đọc lên như âm thanh hợp tấu của cả một dàn nhạc, đặc biệt là bộ gõ với đủ trống cái, trống con, tiếng mõ, tiếng chiêng… mà ngữ nghĩa thì tỏ ra vơ cùng thống thiết.

Tuy nhiên, với Nguyễn Tuân ngoài thể hiện bằng từ gợi thanh ơng cịn kết hợp với từ gợi hình để làm cho âm thanh ấy sống động và trực quan hơn. Bởi ông ln tâm niệm: “Có những chữ, những tiếng mỗi lần vác trong kho dân tộc ra mà

dùng cần phải gieo nó xuống, cần phải gõ nó lên mà đo lại những vòng ngân vang hưởng của nó” [61;tr.635]. Trong truyện Loạn âm, viết về những dự cảm về

một đêm có biến lớn trong cuộc đời của nhân vật Kinh Trịnh, Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật cảm nhận âm thanh của một ngày “tiền loạn nhịp” vô cùng tinh tế bằng ngơn ngữ giàu tính tượng thanh, tượng hình và biến ảo, ma qi. Kinh Trịnh nằm đếm suông nhịp thời gian trong những âm thanh lúc đầu thì êm đềm bởi “tiếng bụi tre già cọ mình vào nhau, tiếng kêu kẽo kẹt ý như tiếng nước xiết vặn

thừng cọ mái chèo một con thuyền mỏi cắm nghỉ ở bến nước khuya” và “tiếng sáo

thiên nhiên của bụi tre già ngoài ngõ. Chả bụi tre già bị kiến đục nhiều lỗ thủng trên từng đốt tóp cằn, mỗi đợt gió lùa qua bấy nhiêu lỗ thủng suốt, mỗi lỗ lại vang lên một âm thanh cao thấp khác nhau và bụi tre già đã là một cây phong cầm vang âm trong gió đêm tiết hạ” [9;tr.298]. Một khơng khí ma qi được Nguyễn

Tuân dựng nên bằng thứ âm thanh biến ảo thông qua những liên tưởng dị biệt. Những âm thanh ấy là cái “tone” để cuộc gặp gỡ “có một khơng hai” trong văn chương Việt Nam hiện đại giữa vị Quan Ôn Lương dưới Âm phủ và Kinh Lịch họ Trịnh, một vị quan của bản triều trên Dương gian.

Cũng lối miêu tả âm thanh biến ảo đó, trong truyện Chùa Đàn, ta hãy lắng nghe âm thanh từ những con chữ thoát ra từ đoạn Nguyễn Tuân tả Bá Nhỡ tập chơi lại ngón đàn đáy với mong muốn giúp Lãnh Út “đầu thai lại” vào cuộc sống cho đến khi tả những âm thanh bật ra của dây đàn:

“Tùng tung tếnh, dênh dênh a dênh

Tùng tung tùng tung tùng tếnh tùng tung tụng,

tung tùng tếnh tùng tênh tùng tung (xoè) Tùng tếnh tang tùng tang, tùng tang tếnh tang

Tếnh tênh tang tùng tếnh tênh tang Tếnh tùng tếnh tênh tang

Tùng tếnh tùng tênh tang (xoè)” [6;tr.378].

Và tiếng đàn trong ngày vĩnh quyết như những thanh ba ngắc ngứ rùng rợn: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như khơng thốt hết được vào khơng gian. Nó nghẹn

ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm (...). Nó là một chuyện vướng vít nửa vời”. Hay của tiếng đôi lá phách Cô Tơ “như tiếng chim kêu

thương trên dậm cát nổi bão lốc” [6;tr.388]; và tiếng trống điểm chầu của Cậu Lãnh:

“Trong tiếng trống, có tiếng đổ nhào của ngói gạch vụn rời. Hình như tất cả những

lâu đài cung điện của cuộc đời nhỡn tiền đều tan rã theo một cái roi quật xuống mặt da loài thú…” [6;tr.391]. Hòa chung vào tiếng đàn, nhịp phách ấy là tiếng hát “tái

sinh” của Cô Tơ mê hoặc dị thường: “Tiếng hát mọc cánh, thăm thẳm trong trắng

tinh khiết quá pha lê gọt. Cô đang gọi nước suối đá ngọt trào dâng lên. Tiếng phách trúc díu dan như cô đúc lại được muôn điệu của muôn giống chim. Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vơ tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vươn mình dựng dậy như vách thành…”

[6;tr.391]. Trước đó, trong Xác Ngọc Lam ta cũng được nghe giọng hát ngọt ngào ma qi của cơ Dó - con của Mẹ Ngàn: “điệu hát cơ Dó mang máng như lối trong

giáo phường đọc phú và nhiều khúc thì lại có cái âm luật xốc vác của thơ cổ phong năm chữ ngâm bằng một giọng bi tráng khê nồng của người khách hiệp gặp đường cùng. Đến đoạn sau thì dài hơn, trong trẻo như pha lê và vui như tiếng thơng reo giữa giời nổi gió. Có dờn dợn chăng thì là cái đoạn chót của bài hát. Nó lơ lớ ấm ế ôi a như lối Ma Hời đưa võng ru con” [9;254]. Bởi tiếng hát của cô

là thứ ngôn ngữ của núi rừng đại ngàn. Nguyễn Tuân đã vận dụng hết tài thẩm âm của mình để lột ta nên tiếng hát của cơ Dó mà chỉ cần nghe thôi là thể xác bớt mệt mỏi, tinh thần phấn chấn vui vẻ hẳn lên…

Nhà văn Anh Đức hoàn toàn xác đáng khi nhận xét về ngôn ngữ Nguyễn Tuân: “Một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ, ta không hề thấy ngại miệng. Một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tn ra đầu ngịi bút đều như có đóng một dấu triện riêng” [63;tr.583]. Bằng ngơn ngữ của mình, Nguyễn Tn đã tạo nên một phong cách riêng độc đáo của mình.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn giữ vị trí quan trọng và tiên

phong trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của ơng nói chung và truyện ngắn của ơng nói riêng đã có đóng góp khơng nhỏ trong trong đời sống văn học đương thời cũng như hôm nay. Nguyễn Tuân sẽ vẫn được nhắc đến như một nhà văn ln tìm tịi khám phá cái Đẹp với niềm tin, sự say mê và khát khao cháy bỏng. Chính vì vậy, những sáng tác của Nguyễn Tuân đã được giới nghiên cứu, phê bình tiếp cận từ nhiều góc độ để đánh giá và “mổ xẻ” cũng đã có nhiều thành tựu đáng kể. Trên cơ sở đó, dựa trên hệ thống lý thuyết của thi pháp học, trong luận văn này, chúng tơi góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí và những đóng góp của Nguyễn Tn vào q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam hiện đại.

2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân đã được cụ thể hóa

bằng thế giới nhân vật độc đáo. Quan niệm này thống nhất với đặc trưng thể loại của một cái tôi, một tâm hồn đậm chất Á Đông của Nguyễn Tuân: cả ở kiểu nhân vật tài hoa nghệ sĩ và kiểu nhân vật mang màu sắc huyền thoại. Nhìn chung cả hai hệ thống nhân vật này đều thể hiện một cách sinh động, cụ thể cho quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật. Những nhân vật đó dù khơng có tính phổ biến nhưng vẫn rất sắc nét, tinh tế, và họ còn là minh chứng cho một quan niệm, một cái tơi hồi cổ, cái tôi bất mãn với hiện thực xã hội “bố nhắng” đương thời, một thái độ bất hợp tác với xã hội và một cái tôi khao khát đạt đến giá trị bất biệt của nghệ thuật và của cuộc sống: Cái Đẹp.

3. Nghiên cứu đề tài Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước Cách mạng,

chúng tơi đã đi sâu tìm hiểu khơng gian và thời gian nghệ thuật với tư cách là một trong những phương diện không thể thiếu của thi pháp học. Không gian và thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Tn ln có sự giao thoa, xen lẫn hữu cơ và mang tính luận đề cao. Bởi trong cái “dung mơi” đó hình tượng nhân vật được hiện hình, thăng hoa thành những con người với vẻ đẹp trường tồn bất biến.

4. Được mệnh danh là ông vua của thể loại tùy bút cho nên khơng thật khó

để giải thích vì sao cốt truyện cũng như kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Tuân luôn lỏng lẻo, tự do, phóng túng, khơng theo khung khổ truyền thống cổ điển như của các nhà văn Tự lực văn đoàn (trừ Thạch Lam) cùng thời. Truyện ngắn Nguyễn Tuân vì vậy dễ đưa người đọc liên tưởng đến thể tùy bút nhiều hơn. Mặt khác, giọng điệu của ơng phóng túng, lúc thì tỏ ra kiêu bạc những khi đối chọi với xã hội, có lúc lại đầy tâm trạng khi bộc lộ thái độ nhớ tiếc một thời đã qua, lúc thì tỏ ra cay nghiệt khi “giễu nhại” những thứ chướng tai gai mắt ở đời. Những kết thúc mở, những kết thúc mang tính bất ngờ hay được Nguyễn Tuân sử dụng nhằm gợi nên nhiều liên tưởng và suy tư ở người đọc.

5. Làm nên diện mạo riêng của truyện ngắn Nguyễn Tuân phải kể đến nghệ

thuật ngơn từ. Ơng là nhà văn có một sức sáng tạo mãnh liệt, là một người ln ln có ý thức trau dồi và làm trong sáng cũng như giàu đẹp tiếng Việt. Ngôn ngữ dưới ngịi bút của ơng như được chắp thêm những đôi cánh để thỏa sức sáng tạo trên cánh đồng chữ nghĩa. Nguyễn Tuân cũng rất thành công trong việc sử dụng những từ cổ, từ Hán Việt kết hợp với các điển tích, điển cố một cách nhuần nhuyễn mang đậm dấu ấn cá nhân, tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm của mình. Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, người đọc thấy một lối diễn đạt phóng túng, đầy biến hóa bất ngờ. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng được kết cấu đơn và chuỗi, khi thì đầy chất thơ, chất nhạc khi thì mang tính triết lí nhiều lúc lại mạng tính hiện thực rất cao. Nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tuân đã góp phần đắc địa tạo nên những rung cảm thẩm mĩ có chiều sâu trong lịng người đọc.

6. Bên cạnh tùy bút, truyện ngắn của Nguyễn Tuân cũng có những đóng góp

nhất định trong nền văn xi Việt Nam hiện đại. Mặc dù không tránh khỏi một số hạn chế “rất Nguyễn Tuân”… nhưng những đóng góp của nhà văn cho q trình hồn thiện thể loại truyện ngắn Việt Nam là không thể chối bỏ. Những thành cơng với thể loại truyện ngắn nói riêng và các sáng tác khác nói chung đã làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân trong lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên

mà Nguyễn Tuân lại được chọn là 1 trong 9 tác gia lớn được giảng dạy trong nhà trường phổ thơng và vị trí này ln ổn định từ hàng chục năm nay (9 tác gia đó gồm: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu và Nguyễn Tuân).

7. Cuối cùng, như đã trình bày ở phần Lịch sử vấn đề, nghiên cứu về Nguyễn

Tuân nói chung và truyện ngắn của ơng nói riêng đã có rất nhiều cơng trình, bài báo… nhiều luận án, luận văn và cả khóa luận tốt nghiệp… đã đạt được những kết qủa đáng kể. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân là một trong số ít nhà văn “phức tạp” nên văn nghiệp của ơng nói chung và truyện ngắn nói riêng vẫn ln là đối tượng có sức vẫy gọi các thế hệ người đọc tìm hiểu và nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và khai thác mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các tác phẩm

1. Nguyễn Tuân toàn tập (2000) (Năm tập/ Nguyễn Đăng Mạnh b.s, g.t; Tập 1: Tác

phẩm từ 1932 - 1940), Nxb. Văn học, Hà Nội.

2. Nguyễn Tuân toàn tập (2000) (Năm tập/ Nguyễn Đăng Mạnh b.s, g.t; Tập 2: Tác

phẩm từ 1940 - 1945), Nxb. Văn học, Hà Nội.

3. Nguyễn Tuân toàn tập (2000) (Năm tập/ Nguyễn Đăng Mạnh b.s, g.t; Tập 3: Tác

phẩm từ 1945 -1956), Nxb. Văn học, Hà Nội.

4. Nguyễn Tuân toàn tập (2000) (Năm tập/ Nguyễn Đăng Mạnh b.s, g.t; Tập 4: Tác

phẩm từ 1957 - 1975), Nxb. Văn học, Hà Nội.

5. Nguyễn Tuân toàn tập (2000) (Năm tập/Nguyễn Đăng Mạnh b.s, g.t; Tập 5: Tác

phẩm từ 1976 - 1984), Nxb. Văn học, Hà Nội.

6. Nguyễn Tuân tuyển tập (2005) (Ba tập/ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn; Tập 1),

Nxb. Văn học, Hà Nội.

7. Nguyễn Tuân tuyển tập (2005) (Ba tập/ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn; Tập 2),

Nxb. Văn học, Hà Nội.

8. Nguyễn Tuân tuyển tập (2005) (Ba tập/ Lữ Huy Nguyên tuyển chọn; Tập 3),

Nxb. Văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Tuân truyện ngắn (2006), Nxb. Văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Tuân (1999), Yêu ngôn, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

11. Chu Thiên (2000), Nhà Nho, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

12. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kỳ mạn lục giải âm (Nguyễn Thế Ngũ dịch văn

Nôm; Nguyễn Quang Hồng dịch và chú giải), Nxb. KHXH, Hà Nội.

13. Nguyễn Công Hoan (1943), Thanh đạm, Nxb. Đời mới (Bản photo), Hà Nội.

14. Phạm Đình Hổ (1972), Vũ trung tùy bút (Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch;

Trương Chính g.t), Nxb. Văn học, Hà Nội.

15. Cù Hựu - Nguyễn Dữ (1999), Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục (Phạm

16. Thạch Lam (1999), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

17. Thạch Lam (2000), Hà Nội băm sáu phố phường, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

18. Kim Lân (2004), Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

19. Ngô Tất Tố (1997), Lều chõng, Nxb. Văn học, Hà Nội.

20. Tuyển tập truyện ngắn lãng mạn 1930 - 1945 (2003) (Bích Thu, Lưu Khánh

Thơ t.ch; Bùi Việt Thắng g.t), Nxb. Văn Học, Hà Nội.

21. Tuyển tập truyện ngắn hiện thực 1930 - 1945 (2003) (Bùi Việt Thắng b.s, g.t),

Nxb. Văn học, Hà Nội.

B. Các bài viết và cơng trình nghiên cứu:

22. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư t.c và dịch),

Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

23. Trọng Bảo (2008), Nguyễn Tuân và thú thưởng trà của người Á Đơng, Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật ăn uống, số 255, tr.78-85.

24. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học, số 9.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)