Hệ thống từ ngữ hóm hỉnh, mới mẻ “kiểu Nguyễn Tuân”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 93 - 97)

Chương 3 : Kết cấu Giọng điệu và Ngôn ngữ

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.2.1.1. Hệ thống từ ngữ hóm hỉnh, mới mẻ “kiểu Nguyễn Tuân”

Nguyễn Tuân từng hơn một lần thú nhận trong tác phẩm của mình rằng: “Lịng

đã tự ý thức được mình cũng như tài năng của mình. Chữ “độc tấu” mà Nguyễn Tuân

dùng ở đây hàm chứa nhiều nghĩa. Xét về mặt ngôn ngữ, độc tấu là sự thể hiện bản

sắc riêng, độc đáo của người nghệ sĩ. Với Nguyễn Tuân, dù là viết ở thể loại nào, bao giờ lời văn của ông cũng nhất quán về giọng điệu, không thể trộn lẫn. Trong cuộc sống, mỗi người có một giọng nói với âm sắc riêng. Viết văn, Nguyễn Tuân như muốn đem cái âm sắc cá biệt, sinh động của mình vào mỗi chữ, mỗi lời trong tác phẩm. Đúng như Phan Ngọc từng khẳng định: “Trong mọi tác phẩm của Nguyễn Tuân, khơng có ngơn ngữ nào khác ngồi ngôn ngữ của anh chàng Nguyễn” [69;tr.111].

Tuy nhiên, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có ý thức về tiếng Việt cũng như vai trò của nó đối với người cầm bút. Theo nhà văn Nguyễn Đình Thi, thì trong một bản tự khai sơ yếu lý lịch ở mục trình độ chun mơn Nguyễn Tn ghi: “Chuyên viên tiếng Việt Nam”. Ở mục trình độ văn hóa, ơng ghi: “Sáng tạo văn học” và viết thêm hai chữ nhỏ hơn: “Tự học” [63;tr.606]. Qua câu chuyện dí dỏm trên, ta có thể thấy Nguyễn Tuân rất có ý thức về trau dồi, và làm trong sáng tiếng Việt, dù bản thân ông vẫn được coi là một nghệ sĩ bậc thầy của tiếng Việt. Nguyễn Tuân làm công việc sáng tạo ra những cái chưa có, mà sự sáng tạo ấy do tự học, tự tìm tịi trong trường đời, hay ở trong ngay nội tâm mình cũng như trong văn hóa dân tộc và các dân tộc khác trên thế giới. Còn trong tập Bài giảng bồi dưỡng người viết

trẻ (1984), Nguyễn Tuân viết: “Nghề văn là nghề của chữ. Chữ với tất cả mọi nghĩa

mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà “sinh sự” mà sinh sự thì sự sinh”. Rõ ràng ơng đã có ý thức sâu sắc về lời văn và

con chữ trong những sáng tác của mình.

Nguyễn Tn có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ơng đã cần cù tích lũy những từ sẵn có. Ơng ln ln có ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng chúng. Vốn từ vựng đối với người viết văn như nước đối với cá. Từ càng giàu có, người viết càng thả sức tung hồnh. Đọc văn Nguyễn Tn, thấy ơng như con cá vùng vẫy mặc sức giữa hồ sâu nước cả là vì thế. Dĩ nhiên, đối với nghề viết, có vốn từ vụng là một chuyện cịn từ cái vốn từ vựng đó gột lên được “một cái gì đấy” lại là một chuyện hồn tồn khác. Nó phụ thuộc nhiều hơn ở khả năng sử dụng linh hoạt, tinh tế và cả

khả năng tạo nghĩa cho từ. Chẳng hạn như: người ta viết gió thổi, ơng viết gió khơng

thổi, ngọn sáp lung lay, ơng viết sáp khơng lung lay, làn khói bay ngoằn ngo, ơng

lại viết khói bốc thẳng, hay những cấu trúc câu tưởng phi logic rất lạ kiểu như không

lung lay giữa một trời đứng gió… nhưng hồn tồn khơng phải vì lập dị mà mỗi chữ,

mỗi câu như thế là cả một sự tìm tịi, sáng tạo khơng ngừng của nhà văn. Mỗi câu như thế, cách biệt hẳn thế nhìn một chiều của mọi người, tự thân nó đã đứng vững như một thực thể độc đáo, một câu thơ, một trạng thái bất thường, lại được đặt ở những chỗ đắc địa, làm cho câu văn trở nên uyển chuyển và sắc nét hơn. Chính vì vậy mà Đặng Lưu cho rằng: “Viết văn, Nguyễn Tuân như muốn đem cái âm sắc cá biệt, sinh động của mình vào mỗi chữ, mỗi lời trong tác phẩm. Quan sát trên bề mặt văn bản (nhất là truyện) của ông, ta dễ dàng nhận ra ranh giới hình thức của các lớp ngơn từ, nhưng thật khó mà nghe được âm vọng của những tiếng nói khác nhau trong đó. Một điều rất lạ: Nguyễn Tuân là nhà văn phức tạp, đa dạng, ấy thế mà lời văn của

ông lại nhất quán ở tính đơn âm. Chính quan niệm “độc tấu” trong sáng tạo chứ

không phải là cái gì khác đã đã quy định tính chất đơn âm trong lời văn Nguyễn

Tuân” (Đặng Lưu). Theo ông Yên Huy, người phụ trách sửa bản in thử Chùa Đàn

năm 1946, cho biết: khi sách vừa in xong, Nguyễn Tuân đến nhà xuất bản hồ hởi cảm ơn: “Ông sửa morát cừ lắm! Khơng sai sót một dấu phẩy, dấu chấm nào. Lại cịn chiều ý tôi, bỏ đứt cái dấu sắc mà tôi coi là thừa trên những từ như: bat ngat,

man mac…” (Dẫn theo Nguyễn Nam [66;tr.10]). Trong bản in Chùa Đàn lần đầu

tiên đó, tồn bộ các từ có phụ âm cuối -p, -t, -c, -ch trong sách đều không đánh dấu sắc theo đúng yêu cầu của Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, những lần in sau đó các chữ này đã được đánh dấu sắc. Điều đó cho thấy, Nguyễn Tuân rất có ý thức sáng tạo từ, dù đó chỉ là cách riêng của ơng.

Sinh thời Nguyễn Tuân luôn muốn hướng đến quan niệm: cái Đẹp trong ngôn

ngữ nghệ thuật trước hết phải trong sáng, và với bản thân mình ơng ln địi hỏi

ngôn ngữ phải sử dụng đến mức linh diệu. Ơng từng viết: “Tơi vẫn là một kẻ thèm

khát về sự trong sáng trong tiếng nói Việt Nam. Thèm được xem (nghe thì đúng hơn là xem) một vở kịch nói thật trong sáng về ngơn ngữ. Mà những trang văn xi ấy

được nói lên bằng những cách nói nhiều sáng tạo âm nhịp và dấu chấm dứt của những diễn viên cũng bậc thầy về ngôn ngữ Việt Nam” [61;tr.636]. Tuy nhiên, theo

Nguyễn Tuân, trong sáng không đồng nghĩa với sự giản đơn, thuần túy nó phải là những uyển ngữ đẹp bởi ông cho rằng: “Trong sáng không khi nào lại có nghĩa là

đạm bạc, là nghèo cịm trong từ vựng đem ra dùng, trong cách cảm, cách nghĩ, nhất

là trong cách nói ra những cảm nghĩ đó” [61;tr.637]. Trong truyện Cái cà vát đen,

Nguyễn Tuân đã sử dụng và sáng tạo thêm hàng loạt từ mới để chỉ thị cái cà vát và

hầu như không bao giờ dùng một từ đến hai lần: dải lụa diêm dúa, những dải lụa

màu, đám cà vát tơ, những dải lụa yêu, lũ lụa màu, những thân tơ óng ả, tơ nõn dệt màu, loài tơ quấn cổ, dải tơ dệt màu, đám mụn tơ,… để làm nổi rõ hơn hình ảnh

những cái cà vát ấy, Nguyễn Tuân gắn chúng với hàng loạt hình ảnh làm định ngữ: “Tơ nón dệt màu ấy sinh ra là để được phơ phang, trình bày cái diễm lệ của mình ra

giữa cái ánh sáng thơm ngon của Tự Nhiên...” [9;tr.422]. Khơng chỉ có thế, trong

suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ơng ln có ý thức sáng tạo khơng ngừng từ ngữ diễn đạt, hình ảnh, âm thanh minh họa… Chẳng hạn, để chỉ ngày tàn, ông gọi là ngày lụn: “gió chiều của một ngày lụn”, để gọi ba người đẹp “vang bóng” của xứ Huế, ông gọi là ba cái Mộng: Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu. Vốn là một người ưa xê dịch, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra hàng loạt danh từ chỉ sự xê dịch với những sắc thái biểu cảm riêng tùy thuộc vào từng hồn cảnh cụ thể. Có lúc, ơng gọi những người thích cuộc sống bất định là “những lãng nhân”, “kẻ lữ hành”, “tên giang hồ”, “quân lãng du”, “bệnh nhân của không gian”, “kẻ du sĩ”, “đời lãnh du”,… và họ cịn là “những hịn đá lăn mãi khơng bao giờ dính rêu”, hay “chất lang thang nặng trong lòng”, “đời lữ khách hẹn sống với trơi nổi”, hoặc là “lăn mình trên cái vỏ lục địa”, là “trước bạ tên tuổi vào mọi sông núi hai tân cựu lục địa”,… Qua đó, ta có thể thấy được sự ham đi, ham di chuyển của Nguyễn Tuân. Cả cuộc đời là những chuyến đi bất định, đi chỉ để mà đi chứ khơng thiết gì đến mục đích. Đi là để Nguyễn Tn cịn thấy mình sống, mình tồn tại và để trốn tránh cuộc đời tù đọng này.

Trở lại với sự sáng tạo trong ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, trong nhiều tác phẩm, dường như nhà văn cố ý biến ngôn ngữ trong từng đoạn của truyện trở thành những

ẩn ngữ, những dự báo về những biến cố về số phận nhân vật. Chẳng hạn như khi miêu tả những âm thanh bình thường thì êm ái, du dương nhưng trong đêm trước quan âm bắt lính lại ma quái và dẫn tới sự thay đổi số phận của nhân vật Kinh Trịnh trong truyện Loạn âm; hay cảnh Chánh Chủ khảo tế thi hương trong truyện Khoa thi

cuối cùng cũng là một kiểu dự báo về con đường hoạn lộ trắc trở của ông Đầu Xứ

Anh: “Mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như đang lắng chờ một sự

biến gì. Gió cũng khơng muốn thổi. Mấy ngọn sáp khơng lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đơng. Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những mầu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt...” [9;tr.185,186]. Thụy Khuê gọi đây là “một cảnh pháp

trường” mà các oan hồn được mời vào trường thi, để báo ân báo oán sĩ tử.

Những nhà văn tài hoa là người biết tạo ra một lớp sóng ngơn từ của riêng mình, tạo nên những “trang hoa” thật sự độc đáo. Nguyễn Tuân là một trong số ít nhà văn Việt Nam đã làm được việc ấy. Tuy nhiên, đôi lúc ông phô diễn sự hiểu biết của mình nhiều quá nên những câu văn thường rườm rà, dàn trải làm cho người đọc khó nắm bắt ý tứ của đoạn văn. Nhưng trên hết, ta vẫn gặp không thiếu những câu văn đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)