2 .1 Tác động của kinh tế thị trường đến nông thôn Việt Nam hiện nay
2.3.3. Củng cố và phát huy vai trị của các đồn thể, các tổ chức xã hội dân sự ở nông thôn
sự ở nông thôn
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nơng dân thật sự đang có sự chuyển mình mạnh mẽ. Nơng nghiệp phát triển, nông thôn hiện đại, nông dân đổi mới. Đây thực sự là thành quả vĩ đại của toàn Đảng, tồn dân và tồn qn ta. Trong đó, vai trị của các đồn thể ở
Minh, Hội phụ nữ…là rất lớn. Sự đồng thuận, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ vai trò của các đồn thể ở nơng thơn là một trong những yếu tố quyết định thành quả mà chúng ta đạt được trên lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng và đối với mọi lĩnh vực nói chung.
Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế thị trường, mặc dù đưa đất nước ta phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Song, bên cạnh đó, kinh tế thị trường cịn để lại những hậu quả to lớn. Kinh tế phát triển, đi liền với nó là sự tha hóa về đạo đức, lối sống, nhân cách của con người. Ở nông thôn nước ta, nơi được coi là cái nơi của tình đồn kết, gắn bó, tinh thần cộng cảm, u thương đùm bọc lẫn nhau, thì nay, dưới tác động của kinh tế thị trường thay vào đó là tính cá nhân ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà dẫm đạp lên lợi ích của người khác, đánh mất lương tri, giá trị tình người vốn có. Đây thực sự là một tổn hại lớn đối với lối sống của con người Việt Nam nói chung và người nơng dân Việt Nam nói riêng.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải làm thế nào xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, trong sạch, lành mạnh trong lối sống?
Xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, ổn định chính trị. Trong những năm qua, nước ta đã tập trung thúc đẩy phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho nơng dân. Nhờ đó bộ mặt nơng thơn nước ta thay đổi nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Thông qua các hoạt động văn hóa đã thắt chặt tình đồn kết, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ Quốc phát động đã ngày càng có sức lan tỏa rộng khắp trên hầu hết các địa phương trong cả nước, trong đó có cả khu vực nơng thơn góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phịng.
Vốn là một nước thuần nơng, ngành nghề chính là nơng nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước. Vì thế mà vấn đề nơng nghiệp, nông thôn và nông dân là một trong những tiêu chí góp phần to lớn vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Xây dựng nơng thơn mới địi hỏi phải có sự đồn kết gắn bó của cả cộng đồng, đồng thời phải có sự dẫn dắt của các đồn thể ở nơng thơn mới có thể đạt được kết quả cao nhất. Do đó, vai trị của Mặt trận Tổ Quốc và các đồn thể ở nơng thơn như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…cần phải được phát huy.
Thực tế cho thấy, vai trò của Mặt trận Tổ Quốc và các đồn thể ở nơng thôn được thể hiện rõ qua việc tuyên truyền, vận động, tổ chức học tập cho nhân dân về mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho nhân dân. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức cho nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao đối với chủ trương và phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện chủ trương này.
Để thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để tập hợp, phát huy mọi tiềm lực vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng thì cần phải phát huy vai trị của Mặt trận Tổ Quốc và các đồn thể ở nơng thơn. Vì thế, trong thời gian tới, việc củng cố và phát huy vai trò của các đồn thể ở nơng thơn cần được chú trọng hơn, góp phần để nhân dân hiểu đúng về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo nên sự đồng thuận xã hội về mục tiêu và con đường phát triển của đất nước, về vai trò to lớn của nhân dân và đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tóm lại, cơ chế thị trường đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội của người nông dân thay đổi, phá vỡ quan hệ khép kín của làng xã xưa kia, đưa nông nghiệp, nông thôn, nông dân trở thành nhân tố cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, do chạy theo lợi ích cá nhân mà nhiều người đã dẫm đạp lên tình cảm gia đình, tình cảm anh em, bạn bè, phá vỡ mỗi quan hệ gắn bó ruột thịt làm ảnh hưởng đến đạo đức tình người. Việc thực hiện tốt những vấn đề trên đây sẽ góp phần phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, của người nơng dân nơng thơn nói riêng, đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại trong nông dân nông thôn khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Kết luận chương 2
Sự phát triển của kinh tế thị trường trong nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng sông Hồng đã đưa đến những biến đổi căn bản trong đời sống văn hóa xã hội của cư dân nông thôn. Một trong những biến đổi ấy là biến đổi tính cộng đồng của nông dân. Nếu như trong xã hội nơng thơn truyền thống, tính cộng đồng của nông dân được đề cao, dẫn đến sự phụ thuộc của cá nhân vào cộng đồng, thì hiện nay sự tồn tại của tính cộng đồng lại hướng đến lợi ích cá nhân và phụ thuộc vào cá nhân. Mặt khác, trong xã hội nơng thơn truyền thống, tính cộng đồng hướng đến đồng nhất các giá trị xã hội trong cộng đồng, khơng đề cao sự khác biệt, thì sự đa dạng, không thuần nhất lại là xu hướng nổi trội trong xã hội nông thôn hiện đại. Các quan hệ xã hội chuyển dần từ hòa đồng, hòa hợp, hịa hỗn của các thành viên trong cộng đồng sang sự hợp tác của các cá nhân. Đó cũng là trục biến đổi cơ bản của xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.
Những biến đổi trên vừa thể hiện mặt tích cực lại vừa có những tiêu cực nhất định. Sự biến đổi ấy đã phần nào khắc phục được hạn chế của tính cộng đồng truyền thống, đó là thói cào bằng, ỷ lại, làm lu mờ vai trò cá nhân và duy trì sức mạnh từ tính cộng đồng truyền thống. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, gắn liền với sự biến đổi ấy là xu hướng đề cao q mức vai trị cá nhân, lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất, tuyệt đối hóa sự đa dạng và khác biệt dẫn đến không khai thác, phát huy được sức mạnh của cộng đồng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu và quản lý xã hội là cần phải có những giải pháp thích hợp để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là tinh thần đồn kết, tính cộng đồng của nơng dân trong điều kiện hiện nay, góp phần xây dựng thành cơng mơ hình nơng thơn mới. Muốn vậy, các cấp lãnh đạo ở cơ sở và cư dân địa phương cần nâng cao hiệu quả của việc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa; bảo tồn những tín ngưỡng, lễ hội truyền thống mang đậm tính cộng đồng của nơng dân; củng cố và phát huy vai trị của các đồn thể ở nơng thơn. Thực hiện được những vấn đề này góp phần quan trọng vào thành cơng của chương trình xây dựng nơng thơn mới với mục
tiêu: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơng thơn, hài hịa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng khó khăn; nơng dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, có bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới. Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng phát triển hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ...” [13, tr.125 – 126].
KẾT LUẬN
1. Tính cộng đồng là một phạm trù được nghiên cứu và lý giải từ nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau. Trong luận văn này, tính cộng đồng được quan niệm là sự liên kết, hịa đồng, đồn kết giữa người và người, tạo nên những cộng
đồng (hay tập thể nhất định), hoạt động với những mục đích và lợi ích chung. Ở
đây, tính cộng đồng là một yếu tố tâm lý, một đặc trưng của con người và là biểu hiện của đặc trưng văn hóa. Tính cộng đồng cũng là đặc điểm của cơ cấu xã hội. Trong lịch sử của xã hội loài người, tùy theo điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử cụ thể mà tính cộng đồng có mức độ đậm nhạt và biểu tượng khác nhau.
2. Tính cộng đồng là một trong những đặc trưng cơ bản, nổi trội của nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng và cũng là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa làng Việt. Tính cộng đồng của nơng dân hình thành và củng cố trong lịch sử là một tất yếu khách quan do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc biệt, do nhu cầu của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Tính cộng đồng được biểu hiện thông qua mối quan hệ của nông dân trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, các thiết chế xã hội, biểu tượng của nông thôn truyền thống, trong đời sống tinh thần của nơng dân. Tính cộng đồng ấy đã tạo nên sức mạnh vĩ đại của một dân tộc nhỏ bé để chiến thắng tuyệt đối các thế lực ngoại xâm hùng cường trên thế giới.
3. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tính cộng đồng truyền thống của người Việt Nam và nông dân khu vực đồng bằng sơng Hồng có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Sức mạnh của tính cộng đồng tiếp tục được duy trì và phát triển với những biểu hiện mới, đó là sự liên kết, hợp tác, đồn kết tự nguyện, xuất phát từ chính lợi ích cá nhân để hướng tới lợi ích chung của cộng đồng. Đó là q trình chuyển từ cộng đồng tính sang hiệp hội tính, mà ở đó vai trị của cá nhân khơng bị hòa tan hoặc lãng quên trong cộng đồng, xã hội. Do vậy, nội lực của con người, vai trò của cá nhân, của chủ thể được khai thác, phát huy trong phát triển xã hội, trước hết là xã hội nông thôn hiện nay.
4. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn bộc lộ rõ, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong phát triển kinh tế. Do vậy, kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng bộc lộ những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, cả ở thành thị và nông thôn. Khi vai trị của cá nhân được nâng cao, thì chủ nghĩa cá nhân cũng có cơ hội phát triển, dẫn đến việc đề cao lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích chung của cộng đồng, xã hội và hệ quả tất yếu là những hành động sai trái, phi đạo đức, phản văn hóa của một bộ phận người trong xã hội.
5. Việc phát huy sức mạnh tính cộng đồng của nơng dân có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại, văn minh ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, phát huy sức mạnh tính cộng đồng của nông dân phải là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở và là nhiệm vụ của chính bản thân những người nông dân. Khi sự tự giác cao độ của mỗi người trong điều chỉnh nhận thức, hành vi đảm bảo sự hài hịa giữa lợi ích cái tơi cá nhân và cái ta cộng đồng, xã hội thì mục tiêu phát triển tồn diện, ổn định, bền vững của xã hội mới đạt được hiệu quả cao.