Tính cộng đồng biểu hiện trong lao động sản xuất, ứng xử với tự nhiên và xã hội của nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 31 - 38)

nhiên và xã hội của nông dân

Nước ta vốn là nước nông nghiệp, dân ta chủ yếu là nơng dân, thậm chí nhiều người thuộc thành phần xã hội khác vẫn cịn gắn bó rất chặt chẽ với nơng dân và nông thôn. Làng - đơn vị quần cư khá độc đáo của người Việt vùng đồng bằng sơng Hồng có sức sống mãnh liệt, đã tồn tại hàng ngàn năm, gắn bó chặt chẽ trong quá trình dựng nước và giữ nước, là nơi nảy nở, vun trồng và khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Làng là chỗ dựa vững chắc, gắn bó, đồn kết những người dân làng chống lại thiên tai, địch họa. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nơng nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nơng, với gia đình - tơng tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy” [74, tr.130]. Như vậy, nói đến làng là chúng ta nói đến một xã hội khép kín, bị hạn chế trong những mối quan hệ quẩn quanh trong lũy tre làng: gia đình, họ mạc, rộng ra là làng xóm. Chính trong những mối quan hệ này tính cộng đồng được củng cố.

Do điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, buộc người nông dân phải liên kết với nhau, chống hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh, bởi vì “lụt thì lút cả làng”. Sự liên kết đầu tiên trong làng là liên kết dòng họ. Liên kết dòng họ được xác lập trên cơ sở những người cùng huyết thống, cùng tổ tiên, là mối quan hệ tự nhiên, tất yếu của lồi người. Vì thế, cha ơng chúng ta thường răn dạy rằng: “con người có tổ có tơng, như cây có cội như sơng có nguồn”. Mỗi dịng họ thường bắt nguồn từ một vị “thủy tổ”, thường là người có cơng “khai

sơn phá trạch” khởi đầu cho một dòng họ ở một địa vực nhất định. Trải qua thời gian, dịng họ có thể sinh sơi, nảy nở nhiều chi, ngành, thế hệ nối tiếp thế hệ. Ở làng xã vùng đồng bằng sông Hồng, quan hệ dòng họ khá bền chặt. Trải qua hàng nghìn năm đến những thế kỷ gần đây, dòng họ ngày càng thắt chặt hơn, gắn bó những gia đình tiểu nơng thành một khối vững chắc. Quá trình hình thành làng xã Việt Nam nói chung và làng Việt vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng từ khởi đầu cho đến ngày nay là “sự chuyển đổi và phát triển từ liên kết hộ gia đình, tiến lên liên kết họ hàng và các dòng họ với nhau” [1, tr.118]. Sự cố kết dòng họ đã hỗ trợ đắc lực cho kinh tế tiểu nông, giúp nền kinh tế ấy khắc phục được những trở ngại, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt, và đặc biệt, sự cố kết dịng họ cũng là cơ sở củng cố tính cộng đồng của người nông dân trong làng xã.

Ở nơng thơn, có rất nhiều những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây là cơ hội để bà con họ hàng đi lại thăm nom, giao lưu tiếp xúc, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng và dịng họ nhiều nhất phải kể đến việc giỗ tổ, lễ cưới và lễ tang. Qua những hình thức sinh hoạt văn hóa chung này, sức cố kết cộng đồng được duy trì, củng cố và phát triển. Những đố kị, những rạn nứt, có khi cả những hận thù diễn ra trong đời sống hàng ngày lắng dịu một phần, đơi khi được xóa bỏ.

Đã là người làng thì mỗi cá nhân phải thuộc về một dịng họ nào đó trong làng. Trừ những người “ngụ cư” mới khơng có “dây mơ, dễ má” khơng có họ hàng trong làng. Người trưởng họ là người đứng đầu dòng họ, là con trai cả của nhánh cả của dòng họ. Người trưởng họ được thừa hưởng ngôi nhà thờ họ và ruộng họ, do đó, có nhiệm vụ coi sóc, đèn nhang thờ cúng tổ tiên, tổ chức những buổi họp mặt của cả họ. Như vậy, nhà thờ họ vừa là nơi thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ đến những người đã khuất, vừa là nơi để tụ họp của những người trong họ. Những ngày lễ tết, tất cả mọi người trong họ, không kể già, trẻ, gái, trai, dâu, rể phải tập trung tại nhà thờ họ để cúng lễ, tưởng nhớ và tỏ lịng biết ơn cơng đức của những người khai sinh ra dịng họ mình. Đó cũng là dịp cả họ tụ hội đông vui, làm cho mối quan hệ giữa các thành viên thêm gắn bó. Đây là một nét đẹp

văn hố gắn liền với tín ngưỡng tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt nói chung và người Việt vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng, đồng thời thể hiện tính cộng đồng sâu sắc.

Gắn với giỗ tổ là việc tang ma trong gia đình và dịng họ. Với tâm niệm chết không phải là hết, mà sang thế giới bên kia, cõi âm đi lại với cõi dương, dương nào âm vậy “sống gửi, thác về”. Với sự tin tưởng trong ý thức tâm linh là cuộc sống của con người vĩnh hằng bất diệt. Như vậy, việc tang ma là thể hiện tình cảm, đạo lý và quan hệ của những người đang sống với người đã khuất. Nhưng tang ma không chỉ là công việc của riêng thân nhân gần gũi nhất với những người đã chết, đám tang cịn có họ hàng, bà con láng giềng đến chia buồn, bày tỏ nỗi tiếc thương với người quá cố. Đối với họ hàng, đến đám tang không chỉ do tình cảm mà cịn vì cả trách nhiệm và nghĩa vụ. Họ đến và phúng viếng bằng hiện vật, hoặc tiền bạc, đáp lại, gia chủ có nghĩa vụ mời họ ăn cỗ đưa đám. Như vậy, tang lễ không chỉ là nghi thức cần thiết đối với người đã khuất, mà đó là sự bầy tỏ tình đồn kết giữa những người đang sống. Việc tang ma tạo ra một cơ sở vững chắc về cả mặt tinh thần lẫn vật chất cho sự cố kết cộng đồng, mà trước hết là cộng đồng dòng họ.

Sau giỗ tổ và tang ma thì việc cưới xin cũng là việc quan trọng của gia đình và dịng họ: “Mục đích của hơn nhân là cốt duy trì gia thống, nên việc hơn nhân là việc chung của cả gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái” [8, tr.77]. Trong lễ cưới, gia đình thân chủ làm cỗ bàn mời mọi người đến tham dự và chia vui, trong đó bà con họ hàng chiếm một phần đông đảo và quan trọng. Họ đến để góp vui với cơ dâu, chú rể và đơi bên gia đình cùng với quà tặng hay còn gọi là “mừng đỡ”, như một sự giúp đỡ nhỏ nhoi đầu tiên để cặp vợ chồng trẻ bắt đầu cuộc sống của gia đình mới. Có thể thấy cả đám cưới và đám tang đều đi kèm với cỗ bàn và sự tham dự, đóng góp của những người trong họ. Cưới xin, tang ma là những nghi lễ chuyển tiếp trong chu trình đời người đã trở thành những nghi lễ đoàn kết của họ hàng và cộng đồng làng xã, trong một hệ thống có đi, có lại như những sự tương trợ, giúp đỡ kinh tế không thành văn, như là một

hình thức cho vay khơng có lãi. Cùng với việc giỗ tổ, các nghi lễ này trở thành một nhu cầu xã hội để càng gắn kết cộng đồng và dòng họ.

Như vậy, mối quan hệ họ hàng là một trong những mối quan hệ chủ yếu của con người, nó hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở quan hệ huyết thống “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nhờ quan hệ này mà tính cộng đồng của người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng được duy trì và củng cố trong lịch sử. Tính cộng đồng đó được thể hiện trong sự quan tâm thăm viếng nhau những lúc bình thường, tương trợ nhau những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Một người làm nhà cả họ đến giúp sức, nhiều khi giúp cả ngun vật liệu. Gia đình nào có việc hiếu, việc hỷ, cả họ đều góp cơng, góp của lo liệu chu đáo một cách tự nguyện. Người nơng dân coi việc giúp đỡ họ hàng khi có điều kiện là việc khơng thể chối từ. Sự cố kết theo huyết thống tạo nên tình cảm dịng họ, trở thành một phương thức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Do đó, ở làng xã khi nói tới cá nhân, người ta thường liên hệ người ấy với cả dòng họ và truyền thống của dịng họ ấy. Tuy nhiên, cũng từ tình cảm dịng họ, trong làng xã Việt Nam còn tồn tại những hiện tượng bè phái, đố kỵ, hiềm khích giữa các họ trong làng. Nhiều khi vì tình cảm dịng họ trong làng mà người ta có thể vượt qua những nguyên tắc chung của xã hội với tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”. Đôi khi làm nảy sinh ứng xử thiên lệch giữa những người trong họ với “người ngoài”, “người dưng”, “họ chín đời cịn hơn mười người dưng”, họ hàng thường bênh vực nhau, liên kết với nhau trong những vụ tranh chấp, xung đột với người ngoài chỉ xuất phát từ tình cảm huyết thống thuần túy mà khơng dựa trên cơ sở lý trí tỉnh táo. Bởi vậy, nhiều khi, chỉ từ những mâu thuẫn, xích mích cá nhân đã trở thành những xung đột dòng họ “chuyện bé xé ra to”, “cái xẩy nảy cái ung” rất đáng tiếc.

Khi bàn về tính cộng đồng trong xã hội Việt Nam, giáo sư Hà Văn Tấn viết: “Khảo cổ đã chứng minh rằng, ở Việt Nam nói riêng, ở vùng Đơng Nam Á nói chung, kỹ thuật luyện kim đồng sắt, thủ công nghiệp đã phát triển rất sớm nhưng bản chất của nền văn minh vùng này vẫn là văn minh nơng nghiệp xóm

làng. Tuy nhà nước đã ra đời, sự phân hóa giàu nghèo sớm xuất hiện nhưng quan hệ cộng đồng vẫn còn rất vững chắc. Quan hệ họ hàng và làng mạc gắn bó với nhau trên cơ sở gia đình phụ hệ, vai trò rất lớn của người phụ nữ trong gia đình xuất hiện sớm và tồn tại lâu dài ở nông thôn Việt Nam cho đến ngày nay là một đặc điểm quan trọng in dấu ấn lên văn hóa Việt Nam. Tính cộng đồng này về sau lại được bảo vệ, nuôi dưỡng như một chỗ dựa vững chắc cho việc chống ngoại xâm cũng như chống đồng hóa văn hóa. Cách tổ chức này phù hợp với việc canh tác lúa nước” [5, tr.35 – 36]. Như vậy, cùng với quan hệ dòng họ, quan hệ làng xóm cũng là mối quan hệ chủ yếu, mà ở đó tác động qua lại giữa người với người diễn ra mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự hình thành tính cộng đồng của người nơng dân.

Làng gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước tạo nên nền văn minh lúa nước - xóm làng. Sống trong cộng đồng đó, những người dân làng gắn bó, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Với nền nông nghiệp lạc hậu và mơi trường khép kín đã buộc con người phải liên kết với nhau để cùng tồn tại. Mọi hoạt động và giao tiếp diễn ra trong phạm vi làng xã, cùng với làng xã, gắn chặt cá nhân vào cộng đồng bé nhỏ ấy. Bởi vậy, tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thủy chung đã ăn sâu vào ý thức, thành nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân truyền thống. Chính lịng u q hương đất nước, cùng với cuộc sống đầy khó khăn, vất vả, phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, gắn bó cộng đồng của dân tộc. Mặt khác, do điều kiện sinh sống cùng với sự quy định chặt chẽ của lệ làng mà tinh thần cộng đồng của nông dân cũng bền chặt hơn. Thực tế cho thấy, tinh thần đồn kết, tính cố kết cộng đồng của người nơng dân được biểu thị tập trung trong kết cấu gia đình, làng xóm. Gia đình hộ nơng dân là tế bào của xã hội nông thôn, là một đơn vị kinh tế tự chủ, được duy trì trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Mọi sản xuất sinh hoạt trong gia đình thường khép kín, tự cấp, tự túc. Sự tập hợp nhiều gia đình nơng dân tụ cư trên một địa bàn nhất định tạo thành làng. Làng là đơn vị định cư của người nơng dân, có

chung cộng đồng về lãnh thổ, phong tục, tập quán, cùng chung hương ước. Làng còn là sự chằng chịt những quan hệ huyết thống họ hàng nhưng cùng “chung lưng đấu cật” làm ăn. Chính đây là cơ sở tạo nên sự đồn kết, tính cố kết cộng đồng trong xử lý công việc chung của cả làng như: sản xuất, chống thiên tai, tham gia vào việc nước…

Như vậy, chính cơng việc cày cấy hàng ngày và sinh hoạt trong họ hàng, làng xóm đã làm cho người nơng dân “tối lửa tắt đèn có nhau”, cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”…Từ trong tiềm thức, người nơng dân đã hiểu rõ sự sống của mình là sống với làng, với xã, sống ở trong làng xã, với mọi quan hệ, trật tự đã định hình. Dư luận xã hội trong hình ảnh thu nhỏ của nó là dư luận của làng xã, của họ hàng thân tộc, của bà con hàng xóm láng giềng. Nó có sức mạnh tự nhiên chi phối con người trong ứng xử và điều chỉnh thái độ, cử chỉ, hành vi của mỗi cá nhân. Gắn bó với cộng đồng làng đã củng cố bền vững tâm lý bám làng, đã sống với làng nên có chết cũng tâm nguyện trở về cội nguồn, với quê cha đất tổ. Tâm lý bám làng rất mạnh ở người dân làng Việt khiến cho một quan viên người Pháp trước đây đã viết: “Có một sự thật khơng chối cãi được, một tâm lý không thể thay đổi được là bọn nhà quê chỉ chịu làm việc ngoài làng của chúng khi chúng đang chết đói. Cho nên, chúng ta phải đi đến một kết luận kỳ cục là muốn chúng ta thốt khỏi tình trạng khó khăn hiện nay (về việc chiêu mộ dân cơng) thì phải làm sao cho nông thôn trở nên thật bần cùng…phải đánh thụt giá nông sản” [Dẫn theo 38, tr.54].

Những người nông dân thường quan tâm, đồn kết, giúp đỡ nhau khơng chỉ những lúc neo đơn túng thiếu mà cả khi có những cơng việc vui mừng. Tình làng, nghĩa xóm trở thành một giá trị luôn được coi trọng hàng đầu của những người nông dân. Trải qua bao đời, tình làng, nghĩa xóm được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống những chung một giàn”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hịn núi cao”…Phần lớn những nơng dân ln có ý thức sống hịa thuận, giữ gìn tình

làng, nghĩa xóm, giúp đỡ tương trợ người khác. Họ coi đó là lương tâm, là bổn phận của mỗi người. Truyền thống đó được đúc kết thành giá trị, được ghi vào hương ước của làng. Ở bất cứ bản hương ước nào cũng có những mục khuyên răn mọi người ăn ở hịa thuận, coi trọng tình làng nghĩa xóm, khuyến khích mọi người yêu thương giúp đỡ nhau. Pie Gourou - một học giả người Pháp đã ca ngợi sự chặt chẽ của tổ chức làng và tinh thần cộng đồng làng Việt Bắc Bộ, ông viết: “Làng được tổ chức chặt chẽ và ý thức cộng đồng làng cao đã cho người dân quê một cuộc sống tuy nghèo nhưng yên bình, nếu như làng tan vỡ thì người dân q rất khó sống vì họ sẽ khơng có sự an ủi và bảo vệ của các cộng đồng trong đó có cộng đồng làng” [Dẫn theo 5, tr.278 – 279].

Tính cộng đồng làng xã là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc trưng nổi bật trong tâm lý làng xã. Nó như sợi dây vơ hình thắt chặt mối quan hệ giữa những người làng xã, là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân sống trong làng. Nó tạo nên sức mạnh hợp quần trong cuộc đấu tranh gian khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)