Nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 86 - 91)

2 .1 Tác động của kinh tế thị trường đến nông thôn Việt Nam hiện nay

2.3.1. Nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa

Có thể thấy rằng, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu với bên ngoài đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao. Đặc biệt, mở rộng giao lưu với bên ngồi đã góp phần củng cố tâm lý cộng đồng làng, biến đổi nó theo hướng mở và hịa nhập hơn với mơi trường xung quanh, không làm mất đi bản sắc văn hóa làng mà ngược lại, càng làm cho bản sắc đó được khẳng định và phát triển. Bởi vì, khi tham gia vào q trình giao lưu văn hóa, những người dân làng sẽ thấy rõ hơn các giá trị văn hóa làng mình bên cạnh các giá trị văn hóa của làng khác. Đó chính là điều kiện để tạo ra sự đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa làng trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu với bên ngồi, các loại nọc độc tư tưởng - văn hóa, lối sống thực dụng, vị kỷ cá nhân, xa lạ với truyền thống của dân tộc…có điều kiện để tồn tại, trở thành những nhân tố phá hoại sự bình yên, xói mịn tinh thần đồn kết gắn bó, tương thân, tương ái trong cộng đồng làng. Những yếu tố tiêu cực đó góp phần làm suy yếu và biến thái đối với bản sắc văn hóa làng ở một số địa phương. Thực tế cho thấy, ở một số vùng, bên cạnh những tập tục lành mạnh, đã khơi phục khơng ít những tập tục cổ hủ, lạc hậu như xem

bói, đồng bóng, rượu chè, mê tín…Trong khi đó, sự du nhập ồ ạt những băng hình, phim ảnh đồi trụy, bạo lực nước ngồi khơng được kiểm soát đến nơi, đến chốn đã làm phương hại không nhỏ đến nhận thức và thẩm mỹ của thế hệ trẻ. Mặt khác, do ảnh hưởng của sắc thái thời thượng của văn hóa phương Tây, nhiều chương trình điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, kể cả sách báo rơi vào con đường câu khách, chạy theo thị hiếu rẻ tiền được chuyển tải đến công chúng đã thực sự tạo ra một vạch đen cần xóa trong mơi trường xã hội nước ta nói chung và trong vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng.

Chính vì vậy, xây dựng làng văn hóa là nội dung quan trọng để tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, trong sáng, đồng thời củng cố tính cộng đồng của nơng dân trong bối cảnh hiện nay ở nước ta nói chung và vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng.

Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hóa ở nước ta nói chung và vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Thực tế cho thấy, đời sống kinh tế của làng ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, cảnh quan môi trường sạch đẹp; thực hiện tốt pháp luật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được thì việc xây dựng làng văn hóa trong những năm qua vẫn cịn tồn tại một số mặt bất cập cần khắc phục như: cấu trúc làng, nhà dân, các thiết chế công cộng, đồng ruộng một mặt chưa biểu hiện sâu sắc giữ gìn sắc thái dân tộc, mặt khác chưa thể hiện xu hướng biến đổi một cách hài hịa. Ở nơng thơn, nhiều nơi chưa có nhà văn hóa, nơi hội họp sinh hoạt của làng, thư viện, tủ sách, nơi vui chơi của trẻ em…

Phong trào xây dựng làng văn hóa đã và đang là phong trào của cả nước, là sản phẩm chung của xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Xây dựng làng văn hóa, đặc biệt là nâng cao chất lượng của việc xây dựng làng văn hóa địi hỏi có sự nỗ lực phấn đấu của tồn Đảng, tồn dân ta. Có thể nói, xây dựng làng văn hóa là một sự nghiệp lâu dài địi hỏi ln ln sáng tạo và phấn đấu không ngừng. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã khẳng định:

“Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dưới ánh sáng của cách nhìn văn hóa, chúng ta thấy rõ đổi mới tức là từ bỏ những cái cũ, cái lỗi thời, cái lạc hậu, đổi mới những cái cũ có thể đổi mới, và sáng tạo những cái mới. Đây là sự sáng suốt rất khơng đơn giản và nhanh chóng. Chúng ta đứng trước một loạt vấn đề cực kỳ phức tạp và gay go, chưa có tiền lệ trong lịch sử bất cứ nước nào” [18, tr.42].

Trước những vấn đề nêu trên đặt ra cho chúng ta làm thế nào để nâng cao hiệu quả của xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa trong nền kinh tế thị trường hiện nay?

Trước hết, phải khơi dậy bản sắc văn hóa làng. Trong q trình đổi mới, văn hóa làng có tác động sâu sắc đến q trình xây dựng làng văn hóa cũng như xây dựng đời sống kinh tế - xã hội nơng thơn nước ta hiện nay. Chính vì vậy, phát huy bản sắc văn hóa làng trong bối cảnh hiện nay là một nội dung quan trọng trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Phát huy bản sắc văn hóa làng xã là làm cho bản sắc văn hóa ấy sáng lên, tức là làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn…Phát huy bản sắc văn hóa làng xã là khai thác vai trị, sức mạnh của nó vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của làng xã và của cả đất nước” [21, tr.10], tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng làng văn hóa ở nơng thơn nước ta nói chung và vùng đồng bằng Sơng Hồng nói riêng.

Vai trị của văn hóa làng xã cổ truyền trong q trình xây dựng làng văn hóa hiện nay là hết sức to lớn: “Văn hóa làng xã là cơ sở để xây dựng làng văn hóa (thực chất là phát triển văn hóa làng xã lên một trình độ mới, cao hơn)” [21, tr.14]. Tồn bộ những thiết chế văn hóa làng xưa như cổng làng, chợ làng, chùa làng, đình làng, trường làng, hội làng…và kết hợp với các thiết chế văn hóa mới hơm nay như hệ thống điện, đường, trường, trạm…là tài sản chung của làng văn hóa hiện nay. Chính vì vậy, cần có những giải pháp thích hợp để tạo ra mối quan hệ bền chặt giữa thiết chế văn hóa cổ truyền và thiết chế văn hóa hiện đại trong từng làng văn hóa để tạo ra sức mạnh chung.

Tuy nhiên, cần nhận thức rằng “Văn hóa làng là một sản phẩm lịch sử nên có những mặt tích cực đồng thời có những mặt hạn chế, đã lỗi thời” [7, tr.523]. Do đó “đối với những giá trị mang ý nghĩa tích cực, chúng ta bảo vệ, tôn tạo, phát huy, kế thừa và phát triển không ngừng để những giá trị ấy bền vững cùng năm tháng. Đối với những giá trị bị hạn chế hoặc lỗi thời, chúng ta chuyển đổi, thậm chí phải gạt bỏ” [7, tr. 523 – 524].

Như vậy, nghiên cứu về bản sắc văn hóa làng để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng làng văn hóa hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, GS.TS. Nguyễn Duy Quý rất xác đáng khi cho rằng: “Văn hóa làng như vậy đã góp nên sự bền vững của cộng đồng dân ở cơ sở của xã hội nước ta đã vượt qua bao thử thách khó khăn. Mong muốn xây dựng văn hóa cơ sở ở làng xã thì cần phải phát huy những cái hay và khắc phục những mặt bất cập của văn hóa làng” [4, tr.65].

Phải coi trọng công tác tuyên truyền về xây dựng gia đình văn hóa và làng văn hóa trong cán bộ và nhân dân. Thực tế trong những năm qua cho thấy, một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, tiêu chuẩn, dẫn đến thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động trong xây dựng làng văn hóa.

Khơi dậy ý thức tự giác, tự nguyện trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa trong nhân dân. Để khởi dậy ý thức tự giác, tự nguyện trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa trong nhân dân thì cần phải phát huy dân chủ để nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng quy ước làng văn hóa, có phát huy được tính dân chủ này mới đáp ứng được nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, góp phần điều chỉnh hành vi của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của xây dựng làng văn hóa.

Xây dựng làng văn hóa phải gắn bó chặt chẽ với xây dựng gia đình văn hóa. Ở làng xã Việt Nam “gia đình là những hạt nhân để cố kết cộng đồng làng xã, làng có tồn tại và phát triển hay khơng là nhờ vào cơng sức đóng góp của các gia đình” [7, tr.543]. Gia đình là tế bào của xã hội, là gốc của làng, của nước. Mỗi gia đình văn hóa bản thân nó là một mơi trường văn hóa lành mạnh, nhiều gia đình văn hóa gộp lại sẽ tạo nên một cộng đồng, xã hội, mơi trường văn hóa

lành mạnh. Do vậy, việc xây dựng làng văn hóa cần gắn bó chặt chẽ với xây dựng gia đình văn hóa. Điều đó vừa là chỗ dựa, vừa tạo điều kiện cho gia đình hịa nhập với xã hội, tránh tình trạng “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, vun đắp “tình làng, nghĩa xóm” trong giai đoạn hiện nay.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. Để phát triển kinh tế nơng thơn thì cần phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn được thể hiện thơng qua: “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp, đưa khoa học cơng nghệ, máy móc, kỹ thuật vào nơng nghiệp làm thay đổi cơ bản nền sản xuất nông nghiệp nước ta, hướng tới nền sản xuất nơng nghiệp hiện đại mà trên cơ sở đó mà hiện đại hóa nơng thơn (bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống vật chất và đời sống tinh thần) hướng tới trình độ văn hóa văn minh hiện đại trên nền tảng bản sắc văn hóa truyền thống” [21, tr.11]. Do đó, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nơng dân sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của xây dựng làng văn hóa hiện nay. Đúng như GS.TS. Nguyễn Duy Quý nhận định: “Làng văn hóa khơng thể là làng nghèo, khơng thể có q nhiều hội hè, đình chùa khang trang rực rỡ mà trường học, trạm xá thì mái dột tường xiêu” [4, tr.66].

Như vậy, có thể thấy rằng xây dựng làng văn hóa là một cơng việc đa dạng và khơng ít phức tạp. Xây dựng làng văn hóa là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nơng thơn nước ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh. Làng văn hóa là sức sống mới của nơng thơn Việt Nam trên chặng đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa, nhất thiết phải khơi dậy bản sắc văn hóa làng, đặc biệt là những bản sắc văn hóa có tính tích cực, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức tự giác của nhân dân, đồng thời phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn. Đây thực sự là những việc làm thiết thực để việc xây dựng làng văn hóa đạt được kết quả tốt trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)