Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm sức mạnh tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 79 - 86)

2 .1 Tác động của kinh tế thị trường đến nông thôn Việt Nam hiện nay

2.2.2. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm sức mạnh tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng

cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng

Trong điều kiện của kinh tế thị trường, nơng dân có tính năng động, sáng tạo hơn trong lao động, sản xuất kinh doanh. Nhưng quy luật về cạnh tranh và lợi nhuận cũng tác động đến xã hội nơng thơn nói chung và nơng dân đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Ý thức cộng đồng và tinh thần tương thân tương ái bị sự tự do cạnh tranh, đào thải tiêu diệt lẫn nhau làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng rạn nứt và phân hóa. Sự khuyến khích lợi ích cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân, góp phần làm giàu cho bản thân và xã hội, là động lực để phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nơng thơn nói riêng. Song, đơi khi, vì lợi ích cá nhân, vì đồng tiền, vì mục đích lợi nhuận mà người ta sẵn sàng dìm tất cả mối quan hệ tốt đẹp vốn có vào trong “lớp băng giá lạnh của sự tính tốn vị kỷ”.

Sự phục hưng dòng họ, lập lại gia phả, xây dựng nhà thờ họ góp phần củng cố quan hệ thân tộc, củng cố và duy trì tinh thần cộng cảm ở thôn quê.

Nhưng, hiện tượng phục hưng dòng họ hiện nay cũng đang gây ra những tác động tiêu cực. Trước hết, đó là hiện tượng bè phái, cục bộ địa phương đưa đến sự đố kị giữa các dòng họ dẫn đến mất đồn kết, giảm tính cộng đồng làng xã. Bên cạnh đó, việc đua tranh, phơ trương hình thức trong việc phục hồi một số hủ tục, thì tình trạng ngấm ngầm kì thị nhau giữa các cộng đồng dịng họ, sự liên kết có tính bè phái vì mục đích tranh giành quyền lực và lợi ích cục bộ cũng nổi lên trong quan hệ giữa các dòng họ và trong nội bộ dòng họ. Hiện tượng dòng họ gây thanh thế, gây thế lực trong đảng bộ, trong chính quyền tạo ra cái gọi là “chi bộ của họ”, “chính quyền của họ” là biểu hiện của sự trỗi dậy tính cá nhân, thành chủ nghĩa cá nhân, làm giảm sức mạnh tính cộng đồng hiện nay ở nông thơn nước ta nói chung và nơng thơn vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ cộng đồng tuy vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống kiểu cộng đồng, cộng cảm nhưng do ảnh hưởng của quan hệ tiền bạc, của lợi ích cá nhân nên đã có những biểu hiện suy giảm, thậm chí thối hóa. Ở nơng thơn đã có khơng ít những gia đình, họ hàng có những va chạm, xung đột về đất đai, nhà cửa, tài sản, chia tách, đổi chác, thừa kế. Các mặt trái, tiêu cực của kinh tế thị trường đã thấm sâu vào trong quan hệ tình cảm, đạo đức, có nguy cơ làm mai một và đánh mất những giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần tốt đẹp trong truyền thống. Do chú ý đến lợi ích cá nhân mà nhiều gia đình nơng dân đã có những tranh chấp đất đai mà xích mích lẫn nhau, thậm chí lục đục xảy ra trong gia đình, giữa anh với em, con cái với cha mẹ. Những tranh chấp đó nhiều khi rất gay gắt, làm sứt mẻ tình cảm trong gia đình. GS.TS.Đỗ Huy đã nhận định về những thay đổi này như sau: “Hệ giá trị làng xã Việt Nam với cơ cấu cộng đồng bền chặt đang chịu thử thách mạnh mẽ trước làn sóng đầu tư trong q trình tồn cầu hóa. Các lãnh tụ tinh thần làng xã, mối quan hệ nhà - làng - nước trong hệ giá trị làng xã đang thay đổi nhiều trong làn sóng đầu tư. Các quan hệ gia đình lỏng lẻo dần” [34, tr.105]. Thực tế đã có rất nhiều những câu chuyện đau lịng quanh việc tranh chấp đất đai rất gay gắt giữa thân tộc, anh em và cả giữa cha mẹ và con cái. Điều này đã làm băng hoại giá trị truyền thống

vốn có của gia đình, dịng họ, làm phương hại đến đạo đức truyền thống của dân tộc. Nói về thực tế này ở nông thôn, TS. Ngô Thị Phượng nhận định: “Tất cả những biểu tượng của văn hóa làng, cốt cách làng giờ đây đang dần bị phai mờ. Không phải bởi vì làng ngày nay, khơng cịn cây đa, bến nước sân đình mà vì tình làng nghĩa xóm khơng cịn thuần túy chân chất, mộc mạc của con người nơng q. Chen vào đó là sự pha tạp bởi tác động của nhiều thứ khác mạnh hơn: tiền bạc, địa vị, giàu sang…Chủ nghĩa thực dụng, thói ích kỷ đã bắt đầu xâm chiếm lịng người thơn q. Người ta có thể từ bỏ nhau chỉ vì vài centimet đất. Những bức tường bê tông thay thế cho hàng rào dâm bụt hay dậu mùng tơi để định vị lãnh thổ của mỗi gia đình đã ngăn cách ln cả tình người nơng thôn ngày nay” [65, tr.121 – 122].

Trong lao động sản suất, kinh doanh, nông dân cũng bị sự chi phối tối cao của lợi ích cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng. Lợi ích cá nhân có vai trị đáng kể trong việc thúc đẩy con người hành động. Nhờ việc theo đuổi lợi ích cá nhân mà con người tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội. Tuy nhiên, do có thiên hướng chú ý đến lợi ích riêng đã làm cho cái chung, cái vì lẽ phải, cái chính nghĩa ít được quan tâm chú ý. Hiện nay, trước sự phát triển của kinh tế thị trường xu hướng chạy theo lối sống hưởng thụ, chỉ lo thỏa mãn nhu cầu cá nhân, không nghĩ đến lợi ích chung có chiều hướng ngày càng gia tăng. Lối sống thực dụng, vì tiền, vì lợi ích cá nhân ngày càng phổ biến trong xã hội, thậm chí len lỏi vào những vùng nơng thơn, nơi mà tình làng, nghĩa xóm là quan hệ thắt chặt tình cảm cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của những người nơng dân. Lối sống vì tình, vì nghĩa trước đây được thay thế bằng lối sống lạnh lùng theo kiểu “tiền trao cháo múc”.

Do đề cao lợi ích cá nhân nên ở nhiều nơi, ngay cả ở nông thôn, nơi mà cộng đồng làng xã được tổ chức bền chặt nhất, từng là “bức rào chắn” vững vàng nhất đối với mọi thứ xâm lược văn hóa, nơi mà “tình làng, nghĩa xóm” sâu đậm nhất nay cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này ở chỗ, trước đây người nơng dân quan niệm “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” thì

nay thay thế bằng hiện tượng vô cảm như “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Quan hệ tình làng, nghĩa xóm được thay thế bằng quan hệ “trao đổi tính tốn”. Sự phát triển của kinh tế thị trường làm cho tính cộng đồng làng xóm yếu đi, người dân sống khép kín và ích kỷ hơn. Tình đồn kết, sự thương yêu gắn bó của người nơng dân đã có từ ngàn xưa nay đang bị thách thức và có nguy cơ bị mờ nhạt. Sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm khơng cịn như trước, phần nào khơng cịn mang tính chất tự nguyện, khơng xuất phát từ tình cảm chân thật tận đáy lịng, mà đã có sự tính tốn, trao đổi. Nói về điều này GS.TS. Nguyễn Văn Huyên nhận định: “Quan hệ mật thiết của truyền thống xã hội nơng nghiệp xưa kia khơng cịn đậm nét. Có thể nói, nếp sống cơng nghiệp và hiện đại đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt thanh bình của làng quê, tình cảm gắn con người với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảm khơng những ít được quan tâm mà ngày càng bị nghèo đi, thậm chí cịn bị q quặt. Đây là sự mất mát to lớn đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay” [36, tr.33 – 34].

Có thể nói rằng, kinh tế thị trường đã làm cho đời sống của người nông dân thay đổi. Các quan hệ cộng đồng tuy vẫn giữ được nét đẹp truyền thống kiểu cộng đồng, cộng cảm. Nhưng do ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng, thói ích kỷ, cá nhân cũng đang len lỏi vào cuộc sống gia đình. Quan hệ tình cảm ruột thịt thiêng liêng dường như lỏng lẻo hơn. Nhiều người quá coi trọng lợi ích cá nhân mà xem thường đạo hiếu. Xung đột gay gắt giữa bố mẹ, con cái, anh em vì tiền bạc là hiện tượng không hiếm trong xã hội nông thơn hiện nay. Do chỉ coi trọng lợi ích cá nhân của mình, nhiều lợi ích của cộng đồng đã khơng được quan tâm. Tính cộng đồng vốn có của người nơng dân dần chuyển sang tính cá nhân. Người nông dân trở nên coi trọng cái cá nhân hơn cái cộng đồng. Chính vì theo đuổi lợi ích cá nhân trong kinh tế thị trường mà trong các quan hệ của người nông dân cũng có sự đan xen của quan hệ tiền bạc. Các quan hệ này đang đứng trước những thách thức và có nguy cơ bị mờ nhạt. Điều này cho thấy, các quan hệ đó

đang có phần lỏng lẻo, làm ảnh hưởng đến lối sống trọng tình nghĩa của con người Việt Nam nói chung và người nơng dân đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Nói về sự biến đổi này, tác giả Ngô Thị Phượng khi nghiên cứu về lối sống của nông dân Việt Nam do ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đã nhận định: “Trong quan hệ xã hội, con người đã làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Cái tôi - cá nhân đã được khẳng định. Song điều này lại dẫn đến hiện tượng sùng bái cái tơi, biến nó thành chủ nghĩa cá nhân. Dường như quan hệ họ hàng, tình cảm, tính cộng đồng, tinh thần tập thể đã giảm sự bền vững, nhất là với lớp trẻ” [65, tr.107].

Trong tâm thức của người nông dân đồng bằng sơng Hồng, tín ngưỡng Thành Hồng làng, cúng đình và lễ hội đình là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tiêu biểu. Do đó, đình làng vốn được coi là nơi sinh hoạt văn hóa chung của những người dân làng, là nơi thờ cúng Thành Hoàng làng, thể hiện sự gắn kết cộng đồng làng. Nhưng, dưới tác động của kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân chi phối lợi ích cộng đồng, đình làng đã khơng được quan tâm bảo vệ đúng mức, ở một số nơi đình làng được đem ra sử dụng bừa bãi, thiếu cân nhắc, thậm chí có nơi cịn bị dỡ bỏ để xây lên một cơng trình kiến trúc hiện đại. Sự xuống cấp của ngơi đình với tư cách là một thiết chế văn hóa cộng đồng cũng đồng nghĩa với sự xuống cấp của một cơ sở củng cố tâm lý cộng đồng làng.

Trong đời sống văn hóa tinh thần, nhiều yếu tố lạc hậu, phản tiến bộ đã được hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều hủ tục lạc hậu lại đang được hồi sinh, trước hết chúng ta phải nói đến tục lệ cưới xin, ma chay đang quay trở lại với mức độ rầm rộ hơn. Nhiều gia đình vơ tình và có cả cố tình biến việc hiếu, việc hỷ thành việc “kinh doanh”, trước đây, trong xã hội truyền thống, việc hiếu, việc hỷ là lúc để những người nơng dân thể hiện tình cảm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện tính cộng đồng sâu sắc. Nhưng ngày nay, do nhu cầu về lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân đơn thuần mà đã đánh mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó. Thực chất của những hủ tục này là việc “trả nợ miệng” lẫn nhau. Với quan niệm này, người dân nơng thơn cho rằng làm cỗ nhỏ thì bị anh em, họ hàng chê bai,

khinh bỉ. Nên trong đám hỷ, thậm chí đám hiếu, dù người giàu hay người nghèo cũng đều phải theo nhau, tổ chức ăn uống linh đình mấy ngày đến cả trăm mâm cỗ.

Lễ hội ở nông thôn cũng được tổ chức khá tràn lan, lễ hội cũ được phục hồi, lễ hội mới được sáng tạo thêm. Trong tháng giêng, cả nước có tới một nghìn lễ hội, trong đó có 65 lễ hội cấp quốc gia, cịn tính cả năm thì nước ta có khoảng 9 nghìn lễ hội thuộc đủ các loại và các cấp. Lễ hội diễn ra ngày này sang ngày khác, có lễ hội diễn ra hàng tháng trời, có lễ hội kéo dài cả mùa xuân…Tất nhiên, vui chơi là nhu cầu chính đáng, nhưng vui chơi triền miên là sự lãng phí tiền của và thời gian. Rõ ràng, tập tục “Tháng giêng là tháng ăn chơi - Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè” đang tác động tiêu cực đến người nơng dân và văn hóa Việt Nam. Mặt khác, tính thực dụng, tính kinh tế đang bao trùm lên các lễ hội. Thực tế cho thấy, các nhà kinh doanh đang lợi dụng lễ hội để thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ để tiêu thụ các sản phẩm ăn theo. Do đó “lễ hội khơng cịn là dịp để quần tụ các thành viên trong làng đi xa hay cư dân trong vùng miền, không phải là để tái hiện lại các truyền thống, tập tục tốt lành của các địa phương, mà trở thành hoạt động kinh doanh, với mục đích lợi nhuận” [65, tr.122].

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh được mở rộng, những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những thăng trầm của cuộc sống con người cũng xảy ra nhiều hơn, do sự thiếu hiểu biết của người dân nông thôn nên rất hay tin vào các hình thức ma thuật, tướng số, bói tốn…Do đó, trong xã hội nơng thơn nói chung và người nơng dân đồng bằng sơng Hồng nói riêng đã tồn tại những hoạt động mê tín dị đoan như nạn đồng bóng, xem tướng số, bói tốn…Những hiện tượng này có khi đứng riêng rẽ, nhưng có khi lại hịa lẫn vào trong các hoạt động ở các cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng khác trở thành nạn “bn thần, bán thánh” khá phổ biến trong đời sống tơn giáo - tín ngưỡng làng, nhất là trong lễ hội làng. Sự tha hóa này làm hao tốn thời gian, tiền bạc của những người nhẹ dạ, cả tin, trong đó phần nhiều là những người kinh doanh, buôn bán phụ thuộc nhiều vào may rủi

trên thương trường. Do đó, nhiều người đã lợi dụng điều này để kinh doanh kiếm tiền, người ta dùng tiền để mua “lộc” mua “phúc” từ thánh thần. Tất cả làm giảm đi tính thiêng liêng, trong sáng trong các sinh hoạt văn hóa, tơn giáo và tín ngưỡng cộng đồng. Các hoạt động mê tín, dị đoan, đồng bóng, bói tốn, tướng số…và các hoạt động buôn thần, bán thánh đều có tác động tiêu cực đến tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung và người nơng dân đồng bằng sơng Hồng nói riêng.

Từ xa xưa lĩnh vực văn hóa tinh thần vốn được coi là thiêng liêng, trong sáng thì nay cũng đã xuất hiện những tiêu cực nhất định. Sự phát triển của kinh tế thị trường làm cho đời sống vật chất của người nông dân tăng cao, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải ngăn chặn cũng như loại bỏ những hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong nông thôn để xây dựng thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Kinh tế thị trường phát triển ở nông thôn đã làm cho đời sống của người dân nơng thơn nói chung, người nơng dân đồng bằng sơng Hồng nói riêng bị xáo trộn, an ninh trật tự không được đảm bảo, các giá trị chuẩn mực xã hội bị tha hóa…Vì thế, nhu cầu tự quản để đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn thuần phong mỹ tục ở nông thôn là vấn đề cần thiết. Với yêu cầu này, trong những năm gần đây, phong trào tái lập hương ước, xây dựng quy ước làng văn hóa đã phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là sự ra đời của các tổ chức tự quản ở các khu dân cư. Điều này góp phần xây dựng nếp sống mới, củng cố tinh thần đồn kết của người dân nơng thơn. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đó, trong q trình tổ chức các hoạt động tự quản của các tổ chức tự quản cũng xuất hiện những hạn chế nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)