Bảo tồn những tín ngưỡng, lễ hội truyền thống mang đậm tính cộng đồng của nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 91 - 95)

2 .1 Tác động của kinh tế thị trường đến nông thôn Việt Nam hiện nay

2.3.2. Bảo tồn những tín ngưỡng, lễ hội truyền thống mang đậm tính cộng đồng của nông dân Việt Nam

cộng đồng của nông dân Việt Nam

Kinh tế và văn hóa là hai mặt của đời sống xã hội, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà không chú ý đến phát triển văn hóa sẽ làm cho xã hội phát triển khơng tồn diện, đời sống của nhân dân không được nâng cao về mọi mặt, sẽ là khiếm khuyết trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vì vậy, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất thì việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nơng dân cũng là việc làm cần thiết.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát triển kinh tế là yếu tố giữ vai trò quyết định nhất đối với tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, việc giải quyết tốt các vấn đề văn hóa - xã hội cũng là điều kiện quan trọng để tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó, việc kết hợp phát triển kinh tế gắn với đổi mới thuần phong mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa có kỷ cương, lành mạnh, tiến bộ góp phần tích cực khắc phục những tiêu cực do cơ chế thị trường gây ra đối với toàn xã hội nói chung và với nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân nói riêng.

Thực tế cho thấy, văn hóa tinh thần ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế, ảnh hưởng này có tính hai mặt. Nếu đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại, nếu đời sống văn hóa tinh thần không lành mạnh, lạc hậu sẽ gây trở ngại cho phát triển kinh tế. Nghị quyết ban chấp hành Trung ương 5 (khóa VIII) đã chỉ rõ mặt yếu kém trên lĩnh vực đạo đức, lối sống là : “Coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khơng ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp. Bn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội”

[11, tr.46]. Do đó, vấn đề đặt ra cho xã hội nói chung, người nơng dân nói riêng hiện nay đó là phải xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Trong những năm qua, đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và ở đồng bằng sơng Hồng nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc. Các điều kiện vật chất phục vụ cho nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, trong đó có nơng dân khơng ngừng được tăng lên. Nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy trong nhân dân, các phong trào nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa đối với người có cơng với nước diễn ra ở khắp các vùng, điều này thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau của cả dân tộc. Các lễ hội truyền thống vốn đã bị lãng quên trong nền kinh tế thị trường, trong sự cạnh tranh lợi nhuận nay được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, đem lại cho con người tâm trạng vui tươi, phấn khởi, thể hiện tinh thần cộng đồng sâu sắc.

Bên cạnh những cái đạt được, cũng cần phải thấy rằng, trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nói chung, người nơng dân nơng thơn nói riêng cũng cịn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực như tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy. Chính điều này đã làm cho đạo đức xã hội bị tha hóa, quan hệ xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong xã hội còn tồn tại những hủ tục trong cưới xin, ma chay, các hoạt động mê tín dị đoan đang có điều kiện được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong xã hội nông thôn, nơi mà sự hiểu biết của người nơng dân cịn hạn chế. Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các quốc gia, đây cũng là nguyên nhân làm cho lối sống bên ngoài thâm nhập vào lối sống truyền thống của người nông dân, sự thâm nhập đó bao gồm cả những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống n bình của người nơng dân. Lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền đã gây tác hại không nhỏ đến người nông dân nông thôn, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Chính điều này đã làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội nông thôn vốn được coi là truyền thống tốt đẹp, việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần

cho nơng dân có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng lối sống lành mạnh cho nhân dân nói chung và người nông dân nông thôn đồng bằng sơng Hồng nói riêng, góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho nhân dân, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, xây dựng và phát huy tính cộng đồng cho nơng dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà tín ngưỡng, lễ hội “cũng gặp phải nhiều bất cập mà những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường tạo ra. Việc tổ chức lễ hội có nơi đã trở thành cơ hội cho những người lợi dụng để kiếm tiền. Những giá trị tâm linh bị coi nhẹ và nhiều khi việc tổ chức lễ hội nặng về hình thức, ganh đua” [7, tr.59] và “tính thực dụng của các hành vi, tín ngưỡng mà con người thực hiện rõ ràng hơn. Người làm nghề buôn bán đi đến đền, chùa thường xuyên hơn, cầu mong sự may mắn trên thương trường. Người ốm yếu bệnh tật đi chùa để cầu sức khỏe. Học sinh đi chùa để cầu học hành đỗ đạt…Lượng người đến chùa để tưởng nhớ các vị có cơng lao với đất nước dần ít đi” [65, tr.111] thì việc bảo tồn những tín ngưỡng, lễ hội mang đậm tính cộng đồng của nơng dân Việt Nam là rất quan trọng.

Ở Việt Nam nói chung, đồng bằng sơng Hồng nói riêng, mối quan hệ gia đình, dịng họ là những mối quan hệ cơ bản nhất. Gia đình là đơn vị xã hội để tiến hành sản xuất đời sống con người và góp phần tái sản xuất ra đời sống xã hội, dòng họ là một tổ chức dựa trên quan hệ thân tộc. Như vậy có thể thấy, gia đình – dịng họ có mối quan hệ huyết thống, thân tộc. Chính mối quan hệ này là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình và dịng họ, tạo nên tinh thần cố kết cộng đồng ở nơng thơn nước ta. Tín ngưỡng của gia đình và dịng họ là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mỗi gia đình và dịng họ đều có nhà thờ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần tích cực củng cố mối quan hệ dịng họ, củng cố quan niệm uống nước nhớ nguồn của con người, tinh thần cộng đồng của người Việt. Nó là sợi dây liên kết giữa những người đang sống hiện tại như anh em, họ hàng, giúp mọi người gắn bó với nhau hơn. Những ngày lễ, ngày tết, ngày giỗ là dịp để

con cháu khắp nơi hội tụ lại để gặp gỡ hàn huyên, kết chặt mối thâm tình. Đây thực sự là dịp để củng cố tinh thần đoàn kết, củng cố mối quan hệ thân tộc và quan niệm uống nước nhớ nguồn.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, góp phần củng cố tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung và nơng dân nói riêng. Vì vậy, việc bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay là góp phần củng cố tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung và người nơng dân nói riêng.

Sinh hoạt văn hóa mang đậm tính cộng đồng nhất ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng đó là hội làng. Có thể hiểu: “Hội làng là sinh hoạt văn hóa – tơn giáo – nghệ thuật cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dịng họ, sự sinh sôi của gia súc; sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay đã quy tụ thành niềm mơ ước chung là “Nhân khang vật thịnh” hoặc “Quốc thái dân an” [7, tr.351].

Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, nó thể hiện sự hịa hợp, đồn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Thơng qua hội làng góp phần khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn của con người Việt Nam. Khi nghiên cứu về văn hóa làng GS. Phan Đại Dỗn khẳng định: “Mỗi làng là một đơn vị tín ngưỡng, lấy đình làng làm trung tâm, lấy thành hồng làm thần tượng và hội làng tổ chức trên sân đình. Hàng năm làng chủ động tổ chức các lễ hội vào mùa xuân hay mùa thu nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, củng cố mối đồn kết tương trợ giữa các xã dân” [9, tr.95]. Do đó “Lễ hội có vai trị quan trọng trong việc xây dựng, duy trì tinh thần đồn kết cộng đồng, góp phần tạo dựng những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc” [7, tr.60]. Tuy nhiên, bên cạnh đó, dưới tác động của kinh tế thị trường hiện nay, hội làng còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín dị đoan, những tệ nạn xã hội. Ở một số nơi, hội làng không thuần túy là để tôn vinh các giá trị truyền thống của dân tộc mà

để kinh doanh kiếm lời. Vì thế, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải bảo tồn lễ hội truyền thống cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn những tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trên nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ những hủ tục mê tín dị đoan. Đồng thời khắc phục những hủ tục và thói quen lạc hậu, những tiêu cực nảy sinh trong sự phát triển của kinh tế thị trường, xây dựng lối sống lành mạnh, phát huy hơn nữa những yếu tố tích cực của người nơng dân như tình u thương con người, lối sống trọng tình trọng nghĩa, tinh thần cố kết cộng đồng của người nơng dân. Có như vậy mới thúc đẩy được kinh tế - xã hội phát triển, đưa nông nghiệp, nông thôn và nơng dân giữ vai trị quan trọng đối với sự phát triển đất nước nói chung và trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, đưa người nơng dân trở thành chủ thể của sự sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần trong xã hội, tạo điều kiện để thắt chặt hơn nữa những người nông dân nông thôn để xây dựng nơng nghiệp ngày càng hiện đại, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.

Để bảo tồn những tín ngưỡng, lễ hội mang đậm tính cộng đồng của nơng dân Việt Nam cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

- Khơi phục, duy trì những giá trị văn hóa – lịch sử, loại bỏ những yếu tố không phù hợp.

- Quan tâm đến công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)