nông dân
Đối với nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng, đời sống tinh thần chủ yếu biểu hiện qua tín ngưỡng, lễ hội, mà trước hết là tín ngưỡng, lễ hội gắn với văn hóa trồng lúa nước. Tín ngưỡng, lễ hội thể hiện niềm tin, là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người, phản ánh đời sống hiện thực của người nông dân trong lao động sản xuất, trong đời sống gia tộc, làng xã. Tín ngưỡng, lễ hội đó cũng thể hiện tính cộng cảm, cộng đồng sâu sắc của con người. Tiêu biểu cho các tín ngưỡng, lễ hội của nơng dân khu vực đồng bằng sơng Hồng là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành Hồng làng...
Trong gia đình người Việt Nói chung và người nơng dân nói riêng thường thờ nhiều thần như Thổ Công (trông nom việc bếp), Thổ Địa (trông nom việc nhà), Thổ kỳ (trông nom việc chợ búa, sinh sản), Thần Tài…Tuy nhiên, trong gia đình người Việt vùng đồng bằng sông Hồng, việc thờ cúng tổ tiên được coi trọng hơn cả, mỗi gia đình đều lập bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là khơng gian thiêng liêng để các thành viên gia đình thể hiện, gửi gắm lòng tưởng nhớ, biết ơn những người đã sinh thành ra mình. Bàn thờ tổ tiên thường được lập cố định, ở chỗ trang trọng nhất, gian chính giữa ở nhà trên. Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm về đạo Hiếu của con cháu đối với tổ tiên. Vào thời điểm gia đình có chuyện vui, buồn như: sinh con, ốm đau,
cưới vợ, gả chồng, làm nhà…là dịp để con cháu khói hương, thành kính dâng mời, cầu cúng gia tiên, cầu mong sự phù trợ của tổ tiên và thể hiện nghĩa vụ thiêng liêng với người đã khuất. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là cách ứng xử của người còn sống với người đã khuất mà còn là cách ứng xử giữa những người đang sống. Điều này thể hiện nét độc đáo, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam nói chung và người nơng dân nói riêng. Như vậy, ở mức độ nào đó thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, điều này đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi nhận: “Từ xa xưa dân tộc Việt Nam ta khơng có tơn giáo theo nghĩa thông thường của nhiều nước khác. Cịn nói tơn giáo là thờ cúng thì mọi người đều thờ cúng ông bà, mọi họ đều Thờ cúng tổ tiên...Từ góc độ văn hố, tơi thấy đây là một đặc trưng đáng trọng của người Việt Nam, ở chỗ nó là sự tưởng nhớ những người có cơng trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình và làng xóm” [18, tr.75].
Tín ngưỡng Thành Hồng là tín ngưỡng phổ biến trong cả nước nói chung và ở vùng đồng bằng sông Hồng riêng. Trong các làng, các xã nông thơn Việt Nam, Thành Hồng là một niềm tin thiêng liêng, là một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Theo quan niệm của người dân, đối với cộng đồng làng xã, Thành Hồng có chức năng giám sát việc làm, hành vi của mỗi thành viên của cộng đồng, hướng họ đến cái thiện. Sự trách phạt của Thành Hoàng thực chất là sự trách phạt của bản thân mình, ở đây Thành Hồng đại diện như một đấng phán xét uy linh. Đối với bên ngoài, Thành Hoàng khống chế tất cả những tác động gây thiệt hại cho cộng đồng làng như thiên tai, địch họa, cướp bóc…Đối với cộng đồng, Thành Hồng góp phần giáo dục, lưu giữ truyền thống về làng: “Thành Hồng và ngơi đình là một biểu tượng, một thành tố tạo nên cái truyền thống làng, tâm lý làng không thể thiếu được trong đời sống con người Việt Nam” [75, tr.10].
Xét theo nguồn gốc, thời gian, điện thờ, có thể phân chia thần Thành Hồng ra thành các nhóm chính như sau:
Các Thành Hoàng là nhiên thần: Đó là các vị thần có nguồn gốc thiên nhiên, không phải là những nhân thần, cho dù đã được nhân cách hoá như sơn thần Tản Viên Sơn Thánh, thuỷ thần như Long Vương, thần cây, thần rắn như Linh Lang đại vương...
Các Thành Hoàng là những nhân vật văn hoá và lịch sử: Đây là loại Thành Hồng có số lượng lớn nhất. Nhóm Thành Hồng này có thể chia thành bốn nhóm chính gồm nhóm: (1) Thành Hoàng là những bậc đế vương, danh tướng, danh nhân lịch sử có thật các đời được sử sách chính thức lưu truyền cho dù thần tích có thêm phần dã sử hoặc huyền thoại; (2) Thành Hoàng là những nhân vật khơng có tên trong sử sách nhưng là những anh hùng của địa phương đã được huyền thoại hoá. (3) Thành Hồng là những nhân vật có cơng khai hoang lập ấp được dân làng tơn thờ làm Thành Hồng. (4) Thành Hồng là những nhân vật cứu khổ cứu nạn cho nhân dân một địa phương nào đó như hành nghề y cứu đời, có phép màu xua đuổi thú dữ...
Thành Hồng có vai trò liên kết cộng đồng. Tín ngưỡng Thành Hồng, thực chất là tín ngưỡng phúc thần đóng vai trị liên kết cộng đồng người trong một cộng đồng lãnh thổ nông nghiệp hữu hạn, làm nơi quy tụ tâm linh cho cư dân. Thành Hoàng chứng kiến đời sống của dân làng, ban phúc độ trì cho những người trung hiếu, hiền lành, giáng hoạ trừng phạt những kẻ độc ác vơ ln. Có tai biến, người nông dân thường đến lễ bái cầu xin thần che trở. Có việc oan ức, người nông dân thường lễ bái cầu xin thần chứng giám chuyển giữ hố lành, giải oan cho người đó. Mọi người trong cộng đồng ln tuân thủ theo luật lệ, đạo đức vì họ ln tâm niệm rằng thần luôn giám sát những hoạt động của từng thành viên trong cộng đồng. Thần còn là lực lượng tiếp sức cho nhân dân trong các cuộc chống ngoại xâm, dập tắt thiên tai, bệnh dịch bằng con đường âm phù. “Hoạt động thờ cúng thành hồng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống làng xã. Chính hoạt động này đã tạo ra sự cố kết cộng đồng làng xã và phân biệt nó với làng khác về tập quán và tâm lý” [6, tr.343].
Ngơi đình làng khơng chỉ là nơi thờ cúng các Thành Hoàng làng mà đây cịn là nơi tụ họp dân làng khi có việc chung, là chốn vui chơi của cả làng vào các dịp lễ hội. Ngơi đình xưa kia vừa là “trụ sở hành chính” của làng, vừa là “toà án” xử kiện của xã và những ngày nhộn nhịp vào đám, sân đình trở thành “sàn diễn”, “sân khấu” cho các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật như hát chèo, hát đúm, hát trống quân, cũng như các hoạt động thể thao như đấu vật, múa lân, kéo co, đánh cờ, thi thổi cơm....“Trong nhiều thế kỷ, mãi tới mấy thập niên đầu thế kỷ 20, chức năng chính của ngơi đình miền Bắc vẫn là “hội trường lớn của làng”[20, tr.21].
Đình làng trong tâm thức người Việt nói chung và người nơng dân nói riêng là biểu tượng cao cả mà uy lực có ảnh hưởng đến cuộc sống của tồn dân:
“Toét mắt là tại hướng đình, Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”
Do đó, dân làng đi qua cửa đình, phải “hạ mã” (xuống ngựa), phải cúi đầu. Tên húy của thần phải được kiêng kỵ khi nói và khi viết. Tục thờ Thành Hồng trong đình làng là hiện tượng đặc sắc trong văn hóa Việt Nam, là đặc trưng của văn hóa làng vùng đồng bằng sơng Hồng.
Nếu như sự thờ cúng gia tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong gia đình; thì sự thờ cúng thần Thành Hồng là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng làng, xã. Trên cơ sở những nguyện vọng, mong ước của các thành viên trong làng hội tụ ở thần.
Tín ngưỡng thờ Thành Hồng có vai trị duy trì và bảo tồn các giá trị văn hố truyền thống. Thành Hồng làng là một trong những thành tố văn hoá mà người nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra qua bao nhiêu thế hệ. Gắn với Thành Hoàng là hội làng - một hoạt động văn hố truyền thống ăn sâu vào lịng người với tư cách giá trị văn hố. Thơng qua hội làng mà tính cộng đồng của người nông dân được thể hiện đậm nét.
Có thể nói rằng, trong tâm thức người nơng dân “Thành hồng là thần tượng được tôn vinh nhất trong một làng. Các vị là nhiên thần hoặc nhân thần,
mùa màng tươi tốt, là người khai cơ lập ấp xây dựng đất nước Việt Nam” [40, tr.372]. Đức Thành Hoàng là vị thần tối linh, có thể bao qt, chứng kiến tồn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sơi nhưng Thành Hồng thì cịn mãi, trở thành một chứng tích khơng thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. Thành Hồng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã khơng chỉ về mặt tinh thần mà cịn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng nói chung và người nơng dân đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Cho nên sự thờ phụng Thành Hồng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vơ hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hồ đồng, đất nề q thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành Hoàng để xin phép trước. Có lẽ, sự ngưỡng mộ Thành Hồng cũng chẳng kém gì sự ngưỡng mộ tổ tiên.
Ngồi tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, mỗi làng Việt cịn có lễ hội riêng với nội dung và phương thức theo truyền thống của từng làng - Hội làng. Có thể thấy, mỗi làng Việt đều có lễ hội riêng của mình. Tiêu biểu cho lễ hội của đồng bằng sơng Hồng là Hội trọi trâu (Hải Phòng), Lễ hội Tịch Điền (Hà Nam), Lễ Rước nước (Ninh Bình), lễ Hạ điền ở một số tỉnh Bắc Bộ... Lễ hội ở đồng bằng sông Hồng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu, do đặc trưng khí hậu và nhịp điệu sản xuất nông nghiệp. Lễ hội mùa xuân thường là cầu khẩn thần linh phù hộ mùa màng thuận lợi, lễ hội mùa thu thường là lễ tạ ơn gắn với thời vụ thu hoạch.
Lễ hội bao gồm hai phần, lễ và hội. Phần lễ gồm cúng tế và rước. Đó là dịp cả cộng đồng bày tỏ sự thành kính, tri ân đối với những bậc tiền nhân đã có cơng khai sáng làng, đối với những thánh thần phù trợ cho cả cộng đồng với những ngày qua và bày tỏ nguyện vọng trong những ngày tới. Những điều cầu khẩn đều hướng đến những điều tốt lành chung cho cả cộng đồng như mưa thuận, gió hịa, mùa màng tốt tươi, xóm làng n vui. Phần hội là phần dịp cả cộng đồng
phô diễn những kỹ năng, kỹ xảo trong công việc hàng ngày và trong nghề nghiệp truyền thống của làng, là nơi vui chơi giải trí trong các cuộc giao tiếp thể thao dân tộc, các hình thức văn nghệ dân gian mà cả cộng đồng vừa là người sáng tạo, vừa là người thưởng thức và hưởng thụ.
Lễ hội dân gian chính là thế ứng xử giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Lễ hội là mơi trường cộng cảm văn hóa, qua đó, nhu cầu giao tiếp tình cảm, trí tuệ và trao đổi tài năng của con người được đáp ứng “... với cộng đồng làng xã, lễ hội cịn là mơi trường nhập thân và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, khơng những đảm bảo sự cộng cảm văn hóa của cộng đồng, mà cịn gìn giữ sự nhất quán, thống nhất văn hóa cộng đồng giữa các thế hệ già và trẻ” [44, tr.115]. Tuy nhiên, do sinh ra và phát triển trong xã hội cũ, sinh hoạt hội làng cũng có một số hạn chế nhất định như lãng phí thời gian, lãng phí tiền của và sức người, khơng ít nơi cịn mang theo yếu tố mê tín dị đoan trong đó.