Tính cộng đồng của nông dân biểu hiện qua hương ước làng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 43 - 49)

Lịch sử ra đời và tồn tại của hương ước cho thấy hương ước ln giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống ở làng quê Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Hương ước là cơng cụ hữu hiệu để nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã. Đồng thời, hương ước cũng chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực trong đó thể hiện sâu đậm tính cộng đồng ở nơng thơn.

Hương ước chính là bản ghi chép hệ thống lệ làng. GS Đinh Gia Khánh viết: “Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết” [39, tr.62]. Trong lời giới thiệu cuốn “Hương ước cổ Hà Tây”: “Hương ước là những quy ước điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể hoặc giữa tập thể này với tập thể khác” [61, tr.7]. Tác giả Cao Văn Biền cho rằng: “Hương ước là văn bản pháp quy về các tục lệ của làng xã do quan viên của làng xã tự xây dựng nên cho làng

mình nhằm bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng dân cư ở làng xã trong tư thế ổn định của nó về lãnh thổ; xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp; phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội” [2, tr.42]. Tác giả Ninh Viết Giao quan niệm: “Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán…có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống nhân dân trong làng. Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hóa của mỗi làng” [24, tr.58]. Nhà nghiên cứu Vũ Duy Mền định nghĩa: “Hương ước là những quy ước về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt, như cách thức tổ chức và hoạt động của các thiết chế và tổ chức trong làng xã: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe - giáp, xóm ngõ…các hoạt động xã hội: Hội hè đình đám, lễ tế, tuần phòng, khao vọng…Một số hoạt động kinh tế…Đó là những quy ước vừa mang nét chung và rất nhiều nét riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [56, tr.83].

Như vậy, dù được diễn đạt bởi ngôn từ không giống nhau, dù được phát triển ở góc độ khoa học nào, các ý kiến đều thống nhất coi hương ước là lệ làng được văn bản hóa. Hương ước cịn có tên gọi khác như hương khoán, hương biên, hương lệ, khoán ước, khoán lệ, điều lệ, điều ước hay tục lệ…

Ở Việt Nam, hương ước có nguồn gốc từ tục lệ làng được văn bản hóa vào thế kỷ XV, xuất hiện phổ biến từ thế kỷ XVII trở đi, ở các làng người Việt được viết trên giấy, gỗ, bia đá hay những lá đồng. Hương ước là quy ước của làng xã ngày xưa, là thể hiện của lệ làng. Lệ làng bổ sung cho phép nước. Phép nước là pháp luật của nhà nước, do triều đình ban hành. Vì do Vua ban hành nên người ta thường gọi là “phép vua”. Lệ làng do các thành viên trong làng quy ước với nhau. Lệ làng phải phù hợp với phép nước, là bổ sung cho phép nước trong một số hoàn cảnh cụ thể của làng xã. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, có nhiều khi “phép vua thua lệ làng”, bởi vì “quan xa khơng bằng bản nha ở gần”. Lệ làng thành văn hay chưa thành văn đều thể hiện khá rõ tính tự quản của làng. Điều này thể hiện rõ nhất ở ngay phần mở đầu của các bản hương ước. Một bản hương ước thường được mở đầu bằng sự khẳng định quyền tự trị của làng một cách cơng

khai như: “Nước có luật lệ của nước, làng có hương ước riêng” hay: “ Nhà nước có pháp luật quy định, cịn dân có những điều ước riêng” [17, tr.100].

Nhìn chung, nội dung của hương ước là các vấn đề cụ thể gắn với hoàn cảnh, phong tục tập quán lâu đời của từng làng, đến lợi ích thiết thân của dân làng. Hương ước ra đời dựa trên các nguyên tắc đạo đức, các quan niệm tín ngưỡng truyền thống, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, cơ sở xã hội là thiết chế làng xã với nhiều hình thức tổ chức và các quan hệ đan xen chồng xếp, cơ sở kinh tế là chế độ công điền công thổ.

Hương ước được soạn thảo thành văn, nhưng cũng có khi bất thành văn. Có loại được soạn thảo với đầy đủ các quy định về mọi lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội, văn hóa giáo dục, tơn giáo, tín ngưỡng, vệ nơng, vệ sinh, trật tự, an ninh..., nó được xem như bộ luật của làng. Có loại hương ước chỉ đề cập đến một vấn đề như sử dụng cơng điền, tế tự. Hương ước thành văn có loại được viết trên giấy, hàng năm được đọc trước dân làng để duy trì, bổ sung, sửa đổi, có loại được khắc vào bia đá, chuông đồng để lưu truyền (như thể lệ cúng giỗ, ruộng cơng).

Dù được duy trì dưới dạng văn bản hay truyền miệng thì hương ước vẫn là sản phẩm của văn hóa làng, là một thứ luật tục buộc mọi thành viên trong làng phải thực hiện.

Hương ước tồn tại song song cùng luật pháp, giữ vai trị là cơng cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và quản lý làng xã. Trong làng xã Việt Nam xưa, người nông dân tập hợp lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức: xóm ngõ, dịng họ, phe giáp, phường hội và các thiết chế của bộ máy chính trị - xã hội ở địa phương. Mỗi thiết chế hoặc tổ chức ấy có quy định riêng, độc lập, tách biệt với nhau. Hương ước đóng vai trị quan trọng trong việc điều hòa các thiết chế, là sợi dây ràng buộc hữu cơ mọi thành viên và tổ chức.

Hương ước là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật khi cần xử lý những việc cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng. Nó phản ánh văn hóa làng, uốn dân làng vào

khn phép, gắn bó họ thành một cộng đồng chặt chẽ vì trách nhiệm và quyền lợi chung của làng Việt nói chung và quyền lợi của người nơng dân nói riêng.

Hương ước cũng là cơng cụ để nhà nước can thiệp, quản lý, điều hòa lợi ích giữa làng xã với nhà nước. Khi nhà nước phong kiến củng cố địa vị và quyền lực của mình thì làng xã trở thành các đơn vị cống nạp cho chính quyền trung ương. Tuy nhiên, nhà nước chỉ tập trung quản lý các nguồn thuế, lính và phu, cịn lại làng tự điều chỉnh các mối quan hệ của mình. Nhờ vậy, làng xã có quyền tự trị tương đối để duy trì những tập tục mà nội dung khơng đối lập với luật pháp của nhà nước.

Qua việc thực hiện hương ước, truyền thống hiếu nghĩa, hòa thuận, đạo hiếu gia đình, tình làng nghĩa xóm và sự gắn kết cộng đồng được củng cố, việc cơng ích, nghĩa vụ đối với nhà nước được thực hiện tốt. Và hơn hết, việc thực hiện hương ước đã làm phong phú đời sống văn hóa làng xã, giữ gìn được các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, có những điều lạc hậu chúng ta cần phê phán như quy định về cỗ bàn, tế lễ, chia phần, quy định về chỗ ngồi của các chức dịch. Nhiều khi người ta xích mích nhau chỉ vì một góc chiếu chốn đình trung hay đơn giản chỉ là một phần xơi thịt. Bởi vì, người nơng dân quan niệm “Một miếng giữa làng cịn hơn một sàng xó bếp”. Thậm chí, trong hương ước còn thể hiện tư tưởng bè phái, cục bộ, địa vị, ngôi thứ, đẳng cấp trong các quan hệ ứng xử làng xã, và thực tế đã xảy ra việc tranh chấp địa vị, sự thao túng của các chức sắc có đẳng cấp cao. Tuy vậy, hương ước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của người nông dân. Sức mạnh của hương ước một phần dựa vào các hình phạt (nộp tiền phạt, làm cỗ lớn để tạ lỗi, nặng hơn nữa là đánh địn giữa sân đình, và cao nhất là đuổi khỏi làng) đối với kẻ vi phạm, ngồi ra cịn ở sự khen thưởng nhằm biểu dương những người đã làm được việc có ích cho làng. Song sức mạnh lớn nhất là bởi dư luận khen - chê của dân làng. Hương ước phản ánh tâm lý của người dân làng nói chung và người nơng dân nói riêng, phản ánh một phương diện quan trọng của văn hóa làng. Đó là các quan điểm của dân làng về điều hay, lẽ phải, điều dở, điều trái, về cái đúng, cái sai, đáng trọng – đáng khinh.

Sức mạnh cưỡng chế của hương ước dựa vào lề thói, nếp sống quen thuộc của cộng đồng làng. Đó là sức mạnh có tính chất tâm lý nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người nông dân. Hương ước vừa uốn người ta vào khuôn phép, và động viên người ta hành động, gắn bó dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, đồng thời điều tiết các trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên. Do đó, từ chỗ là quy ước về lối sống, hương ước đóng vai trị là “Cương lĩnh tinh thần” điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân trong làng.

Như vậy, hương ước giúp cho làng xã ràng buộc mọi thành viên trong làng bằng những nhiệm vụ và quyền lợi chung. Trong hương ước luôn quy định trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, khuyên mọi người ăn ở hòa thuận, bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ danh dự của làng. Đó chính là chỗ dựa của người nơng dân không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về tinh thần. Điều này góp phần làm tăng tinh thần đồn kết và tính cố kết cộng đồng của những người nơng dân. Và như vậy, hương ước khơng chỉ có ý nghĩa như một thứ pháp luật mà cịn có ý nghĩa như một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức. Do đó, nó chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực. Vũ Duy Mền khi nghiên cứu về “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ” đã nhận định: “Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước, với những điều quy định về một số nét sinh hoạt riêng của làng xã vẫn đóng một vai trị “cương lĩnh”, có thể cịn khá chung chung, nhưng dù sao cũng đáng xem là một nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức trong làng, trong xã phải tuân thủ” [57, tr.49]. Song, bên cạnh đó hương ước cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Chẳng hạn như làm nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương, những người trong làng chỉ lo bảo vệ quyền lợi của làng mình, ít quan tâm đến bảo vệ quyền lợi của làng khác, thậm chí do thói quen sống theo lệ làng nên đã dẫn đến hiện tượng coi thường pháp luật của Nhà nước...

Kết luận chương 1

Tính cộng đồng của nơng dân khu vực đồng bằng sơng Hồng chính là tinh thần đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, là sự gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau. Điều này đã trở thành một đặc trưng truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Cơ sở tạo nên tính cộng đồng truyền thống ấy là điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc Việt Nam, cùng với công cuộc đấu tranh chống lại nguy cơ xâm lược của các thế lực ngoại xâm.

Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng được biểu hiện cụ thể trong các quan hệ ứng xử với tự nhiên với con người, trong các thiết chế xã hội, hương ước làng xã và các hình thức sinh hoạt tinh thần của nơng dân. Tính cộng đồng làng xã là một hiện tượng tâm lý xã hội, một giá trị văn hóa đặc trưng nổi bật trong văn hóa làng xã Việt Nam. Nó như sợi dây vơ hình thắt chặt mối quan hệ giữa những người trong làng, là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần của mỗi người sống trong làng nói chung và mỗi người nơng dân nói riêng. Chính nó đã tạo nên sức mạnh hợp quần trong cuộc đấu tranh gian khổ với thiên tai khắc nghiệt, cũng như đấu tranh chống ngoại xâm, duy trì an ninh trật tự trong làng trong điều kiện tồn tại biệt lập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tính cộng đồng của nơng dân cịn tồn tại những hạn chế nhất định như ni dưỡng thói đố kị, ganh gét, thói cào bằng...Vì vậy, đơi khi vai trị của cá nhân bị thủ tiêu.

Chương 2: TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NƠNG DÂN VIỆT NAM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)