Tính cộng đồng của nông dân tiếp tục được duy trì với những biểu hiện mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 66 - 79)

2 .1 Tác động của kinh tế thị trường đến nông thôn Việt Nam hiện nay

2.2.1. Tính cộng đồng của nông dân tiếp tục được duy trì với những biểu hiện mớ

biểu hiện mới

Tính cộng đồng của người Việt cũng như của nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng đã trở thành một giá trị truyền thống tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Trong quá trình trường tồn của giá trị truyền thống ấy, có sự thống nhất giữa những yếu tố ổn định, bền vững và biển đổi, cả những yếu tố tĩnh và động. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của sự phát triển xã hội. Sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trong gần 30 năm qua đã có tác động khơng nhỏ đến tính cộng đồng của nơng dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng. Trong sự biến đổi đó, sức mạnh của ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, hợp tác, hịa hợp tiếp tục được duy trì với những hình thức biểu hiện và biểu tượng mới. Điều này được thể hiện trong tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, quan hệ ứng xử với tự nhiên, xã hội của nông dân; các tổ chức, thiết chế xã hội chính thức và phi chính thức ở nơng thôn, quy ước xã hội cũng như các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội hiện đại…Tuy nhiên, mức độ của sự biến đổi tính cộng đồng đó cịn phụ thuộc vào sự biến đổi cơ cấu kinh tế của làng xã. Làng thuần nông, làng nghề hay làng hỗn hợp (nông nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp - dịch vụ), làng đang trong q trình đơ thị hóa, biểu hiện cụ thể tính cộng đồng của nơng dân hiện nay có sự khác nhau.

Những biểu hiện mới của tính cộng đồng trong lao động sản xuất, kinh doanh của nông dân

Nếu như trước đây, khi kinh tế hàng hóa mới chỉ dừng ở sản xuất hàng hóa giản đơn, đặc biệt, giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế kế hoạch hóa, tính cộng đồng của nông dân biểu hiện ở sự đoàn kết, hợp tác, hòa hợp để lao động sản xuất, cùng đấu tranh chống thiên tai, địch họa, thực hiện lợi ích chung của cộng đồng và đương nhiên trong lợi ích chung đó, có lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân hịa tan trong lợi ích cộng đồng, tập thể. Đơi khi, trong những trường hợp nhất định, lợi ích cá nhân bị hy sinh để vì lợi ích cộng đồng. Lợi ích tập thể được đề cao, là điểm xuất phát, tiêu chí để đánh giá hoạt động của mỗi người và chi phối lợi ích cá nhân.

Từ khi xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nhất là, khi kinh tế thị trường thâm nhập sâu rộng vào nông thôn và sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, kinh tế nơng nghiệp, quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể có sự thay đổi. Điều đó, chi phối đến hoạt động lao động sản xuất cũng như sinh hoạt cộng đồng của nông dân. Với cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng đa dạng cả về ngành nghề và quy mô hiện nay, kinh tế nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa, sự cố kết cộng đồng của nông dân diễn ra theo nhiều chiều tổ chức và quy mô khác nhau, lấy sự tôn trọng và thực hiện lợi ích cá nhân làm cơ sở. Bộ phận nông dân thuần nông (chuyên canh lúa nước, rau màu, cây ăn quả..., kết hợp trồng trọt và chăn ni), sản xuất phần nhiều cịn phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết, do vậy sự đoàn kết hợp tác giữa họ chủ yếu là cùng nhau ứng phó với những bất thường, khắc nghiệt của thiên nhiên, biến đổi khí hậu để bảo vệ mùa màng, hình thành nên hợp tác xã kiểu mới. Bộ phận nông dân ở các làng nghề, có kinh tế hỗn hợp (nơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ), nếu trước đây, tính cộng đồng biểu hiện ở việc giữ nghề, giấu nghề trong cộng đồng làng, dịng họ, gia đình, thì ngày nay, tính

cộng đồng đã được mở rộng ở sự liên kết giữa các làng nghề, hình thành các khu công nghiệp làng nghề (khu tiểu thủ công nghiệp). Bộ phận nông dân phi nông nghiệp hoàn toàn, thường cư trú tại làng ven đơ. Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, ruộng đất nơng nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, nông dân chuyển từ lao động thuần nông sang lao động dịch vụ nhỏ, lẻ. Trong lao động, kiếm sống, bộ phận này hầu như độc lập với nhau, sự liên kết cộng đồng khơng rõ, nhưng lại có sự liên kết cộng đồng chặt chẽ với bộ phận nông dân thuần nông hoặc nông dân nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Sự chuyển đổi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sang hợp tác xã kiểu mới - hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp là minh chứng cho sự đồn kết cộng đồng trong lao động sản xuất, kinh doanh hiện nay của nông dân. Cùng với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, ở các làng nghề đã xuất hiện hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Hoạt động của các doanh nghiệp này đã đưa hàng hóa nơng sản, tiểu thủ cơng nghiệp được lưu thông nhanh chóng ở thị trường trong nước và nước ngoài1. Đánh giá về hợp tác xã kiểu mới, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mơ hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể nhất là đối với nông nghiệp, thủ cơng nghiệp. Đa dạng hóa hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể... phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hợp tác xã” [12, tr.236]. Những mơ hình hợp tác xã kiểu mới, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn... ngày càng hướng vào lợi ích của các thành viên, lợi ích cộng đồng và đang dần khẳng định vị thế của mình trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những biểu hiện mới của tính cộng đồng trong quan hệ ứng xử và sinh hoạt cộng đồng của nông dân

1 Làng nghề Bát Tràng, Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội); Đình Bảng, Đồng Kỵ (Tiên Sơn, Bắc Ninh); Nguyên Xá (Đông Hưng, Thái Bình) Ngun Xá (Đơng Hưng, Thái Bình)

Đối với mỗi cá nhân, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, bền vững nhất. Gia đình, dịng họ chính là nơi duy trì quan hệ bền vững này. Cũng ở đây, tính cộng đồng, đồn kết được ni dưỡng và mở rộng. Các hoạt động thể hiện sự gắn kết các thành viên trong họ tộc, gia đình là những sinh hoạt chung mang tính cộng đồng như giỗ chạp, cưới xin, ma chay... Nhờ những sinh hoạt chung mang tính cộng đồng này mà các thành viên trong gia đình, dịng họ có sự gắn bó, đồn kết với nhau tạo nên tình cảm thân tộc đáng trân trọng.

Trong tâm thức của nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng, quan hệ huyết thống luôn được coi trọng, có sức sống trường tồn và có vai trị quan trọng trong nhận thức cũng như hành động của mỗi cá nhân. Dù xã hội có thay đổi ra sao thì đây vẫn là mối quan hệ cơ bản, và ln được con người đề cao. Vì thế, khi kinh tế thị trường phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, mặc dù giá trị là mục tiêu cao nhất chi phối người sản xuất hàng hóa, song người dân nơng thơn khơng những duy trì mà cịn có điều kiện để quan tâm hơn đến việc củng cố các mối quan hệ gia đình, dịng họ. Điều này thể hiện ở việc sửa sang, hiện đại hóa cơ sở thờ tự của các dịng họ (nhà thờ họ, nhà thờ, điện thờ gia tiên trong từng gia đình), quy hoạch, xây dựng lăng, mộ gia tiên. Quan sát các nghĩa trang, nghĩa địa ở khu vực đồng bằng sông Hồng, cho thấy, cứ ở đâu lăng, mộ được xây dựng hiện đại thì ở đó đời sống kinh tế khá giả. Cùng với việc hiện đại hóa các cơ sở thờ tự, lăng, mộ, sinh hoạt cộng đồng trong dịng họ, gia đình cũng thu hút sự quan tâm của các thành viên trong gia đình, dịng họ nhiều hơn. Thơng qua các ngày lễ tết, giỗ chạp mà anh em con cháu trong dịng họ xích lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, kinh nghiệm làm kinh tế. Nhiều gia đình, dịng họ phát động phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng quỹ của dịng họ để động viên, khuyến khích con cháu học tập, lao động, làm ăn chân chính. Điều đó, cho thấy, vai trị của dịng họ rất quan trọng trong đời sống cộng đồng ở làng xã, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần cộng cảm và tính cộng đồng sâu sắc.

Như vậy, mặc dù chịu tác động của nền kinh tế thị trường, nhưng vai trị của gia đình, dòng họ, quan hệ huyết thống với những giá trị tốt đẹp trong lối sống không những khơng bị mai một mà cịn thích ứng, biến đổi tạo ra các giá trị mới và có khả năng trường tồn cùng với đời sống làng xã Việt Nam. Đồng thời, thể hiện nét đẹp và khẳng định sức sống bền vững của gia đình, dịng họ trong lối sống của người nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sơng Hồng.

Những biểu hiện mới của tính cộng đồng biểu hiện trong sự tái thiết lập hương ước, thông qua sự ra đời các quy ước làng văn hóa, gia đình văn hóa

Như phần trên đã trình bày, hương ước là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thỏa thuận và đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính chất tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Hương ước phản ánh tâm lý của người dân, phản ánh một phương diện quan trọng của văn hóa cộng đồng dân cư, đồng thời có ý nghĩa giáo dục và động viên nhân dân hành động, gắn bó những người dân làng thành một cộng đồng chặt chẽ, điều tiết các trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng dân cư. Do đó, hương ước có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật khi cần xử lý những vấn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của cộng đồng dân cư. Mặt khác, nội dung của hương ước là những nguyện vọng do dân tự đặt ra, được thảo luận, bàn bạc và nhất trí thơng qua, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân nên được toàn thể nhân dân tự giác chấp hành. Có thể thấy, một trong những ý nghĩa quan trọng của hương ước là gắn bó các thành viên trong cộng đồng dân cư thành một khối vững chắc, tạo nên tinh thần hịa hợp, đồn kết để thực hiện các cơng việc chung của cộng đồng. Hương ước giúp gắn kết các thành viên trong làng bằng những nhiệm vụ và quyền lợi chung. Hương ước luôn quy định trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau khi khó khăn, khuyên mọi người ăn ở hòa thuận và bảo vệ danh dự của làng. Đó chính là chỗ dựa của nhân dân khơng chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của hương ước truyền thống, từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện Hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, cụm dân cư. Tiếp theo, ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thơng tin và Ban thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP- BVHTTBTTUBTƯMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư. Thông tư đã khẳng định hương ước, quy ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ làng xã mang tính tự quản của nhân dân, nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, thơn, ấp, bản, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở mỗi làng, ấp, bản, cụm dân cư là một điều không thể thiếu trong các chế độ xã hội. Mặc dù thôn, ấp, làng, bản khơng phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư. Bảo đảm đồn kết, giữ gìn trật tự an tồn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân…

Từ khi Đảng và Nhà nước ta phát động cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thơn, làng, bản, ấp văn hóa, người dân đã nhận thức đầy đủ rằng, trong xã hội các hành vi của công dân không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều phạm trù xã hội khác như quan niệm đạo đức, tập qn, dư luận xã hội, tín ngưỡng tơn giáo. Việc xây dựng làng văn hóa đã gắn kết tạo ra tính chất cấu kết cộng đồng cao, phong tục tập quán cổ truyền được kế thừa. Đó là sự gắn bó, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng dịng họ, xóm, ngõ, khu phố…khi có cơng việc trọng đại của đời người như: tang ma, cưới

xin hay các cơng việc đóng góp xây dựng đường làng, ngõ xóm, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa.

Thực tế xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa qua nhiều năm qua đã khẳng định quy ước làng văn hóa là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trong xây dựng làng văn hóa. Thực chất đây là địi hỏi hết sức khách quan của cộng đồng làng xã bắt nguồn từ việc kế thừa truyền thống lập hương ước lâu đời của ông cha ta từ xưa nhằm xây dựng cộng đồng làng xã có cuộc sống ổn định, phát triển không ngừng về vật chất và tinh thần. Xây dựng quy ước trên tinh thần “gạn đục, khơi trong” trong hương ước cổ, có nội dung phù hợp với tình hình mới có tác dụng rất lớn nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của người dân đối với việc hình thành nhân cách, phong tục tập quán tốt đẹp, xây dựng tinh thần đoàn kết đã tác động trực tiếp đến việc xây dựng làng văn hóa. Việc xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa tại các địa phương trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ, góp phần giữ gìn, phát huy dân chủ, thuần phong mỹ tục, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước tại cơ sở. Để phát huy vai trị tích cực của quy ước trong xây dựng làng văn hóa trong giai đoạn hiện nay cần có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương, các ngành văn hóa thơng tin, ngành tư pháp và một số ngành liên quan chỉ đạo, nhằm hướng dẫn soạn thảo quy ước, góp phần đưa nguyện vọng của nhân dân tham gia vào phát triển đời sống kinh tế văn hóa xã hội ở nơng thơn.

Quy ước làng văn hóa mang tính quần chúng rộng rãi, tính tự nguyện sâu sắc và có ý nghĩa bình đẳng, dân chủ, do quần chúng nhân dân xây dựng vì lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng làng. Mọi người cùng nhau bàn bạc thống nhất các điều khoản, cùng nhau thực hiện vì nhu cầu cuộc sống chung của cộng đồng. Quy ước làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển hương ước cổ. Ở quy ước làng văn hóa, những yếu tố tốt đẹp truyền thống, như tình làng nghĩa xóm, đạo lý ứng xử trong gia đình, ngồi xã hội, bảo vệ các cơng trình tín

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)