Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cho thấy, hình thức kinh tế đầu tiên của loài người là kinh tế tự nhiên, kế tiếp là nền kinh tế tự cung tự cấp, đây là nền kinh tế mà trong đó sản phẩm được làm ra nhằm thỏa mãn chủ yếu là nhu cầu cá nhân của người sản xuất, nói cách khác đó là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Do đó, với kiểu tổ chức kinh tế này, sự trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất với nhau rất hạn chế chủ yếu là dưới các hình thức giản đơn, trao đổi trực tiếp vật đổi lấy vật.
Kinh tế hàng hóa là sự phát triển trực tiếp từ kinh tế tự cung, tự cấp trên cơ sở phân công lao động trong nền kinh tế đã phát triển và dần dần mang tính độc lập với kinh tế tự cung, tự cấp. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Tức là, sản xuất hàng hóa khơng phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra hàng hóa đó, mà để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua. Vì vậy, loại sản phẩm, số lượng sản phẩm suy cho cùng do người mua quyết định, việc trao đổi sản phẩm được thực hiện thông qua quan hệ thị trường, trong đó quan hệ kinh tế thống trị là quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Nói một cách khác, tồn bộ q trình sản xuất - phân phối - trao đổi, tiêu dùng; sản xuất cái gì? và cho ai? đều thông qua mua - bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định.
Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa là sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất này với những người sản xuất khác do quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất quyết định. Phân công lao động xã hội là việc phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau của xã hội một cách hợp lý tức là chun mơn
hóa sản xuất. Do có sự phân cơng lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi người cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy địi hỏi phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Phân công lao động xã hội là điều kiện cần của sản xuất hàng hóa. Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa thì người sản xuất trở thành người sản xuất hàng hóa, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá biệt. Vì thế, sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, đưa lồi người thốt khỏi tình trạng “mơng muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Có thể nói, kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển thì thị trường cũng xuất hiện và phát triển, nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó sản xuất chủ yếu để trao đổi, gắn liền với sự phát triển ngày càng cao của phân cơng lao động và trình độ chun mơn hóa. Khơng gian thị trường đã được mở rộng cho sự lựa chọn, tư duy giá trị, hiệu quả trở nên phổ biến. Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do, bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế được tôn trọng và các chủ thể kinh tế chịu sự điều tiết của các quy luật thị trường, thái độ ứng xử của họ là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình trên thị trường theo sự dẫn dắt của giá cả.
Kinh tế thị trường từ trước tới nay tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và nói một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người, phát huy năng lực sáng tạo một cách tối đa, và tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Đặc biệt con người phải tự chủ trước những quy luật của tự nhiên và các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường trong quá trình cải tạo, chinh phục
Kinh tế thị trường có những đặc điểm khác so với kinh tế tự cung, tự cấp, được thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, có sự lựa chọn khách quan của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường quyết định ba vấn đề cơ bản, sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và cho ai. Nguồn lực của xã hội được luân chuyển, không gian thị trường được mở rộng cho sự lựa chọn. Sự vận động của quy luật cung – cầu và cạnh tranh đã làm bộc lộ một cách thực chất sản phẩm gì cần sản xuất, sản xuất bao nhiêu và các nguồn lực của xã hội cần được lựa chọn, cần sử dụng như thế nào để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, hơn nữa nguồn lực của xã hội được lưu chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao. Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm đều là hàng hóa hoặc mang tính hàng hóa. Cội nguồn của quá trình sản xuất kinh doanh là sản xuất ra để trao đổi, mua bán. Sản phẩm là hàng hóa khơng chỉ bao gồm sản phẩm hữu hình mà cịn là sản phẩm vơ hình như: các dịch vụ, thơng tin, bí quyết cơng nghệ...
Thứ hai, cung - cầu hàng hóa trên thị trường quyết định giá cả của hàng hóa. Hai đại lượng cung - cầu vận động theo quy luật ngược chiều nhau và ấn định mức giá cả người mua và người bán đều chấp nhận được. Theo quy luật cung - cầu, trong một thị trường, giá luôn tự điều chỉnh theo xu hướng cân bằng lượng cung và cầu, điều này xảy ra nhờ tương tác tự nhiên giữa người mua và người bán.
Thứ ba, kinh tế thị trường gắn với tự do, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh do quy luật cung cầu tác động và chi phối. Thực tế cho thấy, khi có cầu ắt sẽ có cung, các chủ thể kinh doanh tiến hành tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Đây là điểm rất khác biệt với mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với mơ hình kế hoạch hóa tập trung thì việc sản xuất cái gì đều có kế hoạch định trước. Với kinh tế thị trường thì lại do quy luật cung – cầu quyết định. Tuy nhiên, việc tự do, tự chủ trong sản xuất kinh doanh phải trong khuôn khổ pháp luật, kinh doanh những gì mà pháp luật và Nhà nước không cấm.
Thứ tư, kinh tế thị trường gắn với cạnh tranh. Đặc trưng cạnh tranh của kinh tế thị trường do nhiều nhân tố quy định. Tự do kinh doanh mưu cầu, tìm lợi nhuận cao dẫn đến cạnh tranh, muốn chiếm giữ và mở rộng thị phần, muốn giành chiến thắng trên thương trường cũng cần tới cạnh tranh. Cạnh tranh chính là động lực để phát triển và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong quản lý Nhà nước, cần hạn chế độc quyền, mở rộng cạnh tranh thực sự bình đẳng.
Thứ năm, có một hệ thống các thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng hiện đại. Hệ thống thị trường là khách quan, hệ thống thị trường phải đồng bộ thông suốt trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới, gồm tất cả các loại thị trường (thị trường đất đai, thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường khoa học và công nghệ). Việc không tuân thủ yêu cầu này thường dẫn đến sự rối loạn, vận hành kém hiệu quả của từng thị trường và của cả nền kinh tế. Vì vậy, thị trường cần được mở rộng quy mô, và vận động theo xu hướng ngày càng hiện đại.
Thứ sáu, kinh tế thị trường là kinh tế mở. Nhờ tự do, mở cửa, không gian thị trường được mở rộng, thị trường là một thể thống nhất thơng suốt, hịa nhập thị trường thế giới. Nguồn lực của xã hội được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở quốc tế. Trong điều kiện của xu hướng tồn cầu hóa, mỗi quốc gia có thể tìm thấy lợi thế của mình trong quan hệ đa phương. Đối với các nước kém và đang phát triển, mở cửa và hội nhập là xu hướng tất yếu để có thêm nguồn lực cho sự phát triển như vốn, công nghệ, thị trường, quản lý, mặt khác tồn cầu hóa cũng đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, có cả cơ hội và thách thức. Điều quan trọng là phải có chiến lược đúng, biết chuẩn bị về nội lực để tiếp thu một cách có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài.
Thứ bảy, kinh tế thị trường gắn với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh. Kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Về bản chất, nền kinh tế thị trường có cấu trúc đa sở hữu. Sự đa dạng về sở hữu, loại hình quy
mơ tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất xã hội, nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng. Kinh tế nhà nước giữ vai trò định hướng, điều chỉnh nền kinh tế. Kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác làm cho nền kinh tế năng động, nhạy bén hơn. Phủ nhận sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường có nghĩa là bác bỏ nền kinh tế thị trường trên thực tế. Kinh tế hợp tác là hình thức phổ biến, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, tăng sức mạnh của các tác nhân kinh tế.
Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường là sản phẩm tiến bộ của xã hội loài người, là phương thức và phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng kinh tế thị trường có tác động hai mặt. Do vậy, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nhấn mạnh vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển khách quan của kinh tế thị trường để hướng tới thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sỡ hữu, mọi chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trong từng bước và từng chính sách phát triển đều hướng tới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thơng qua phúc lợi xã hội. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quyền làm chủ xã hội của nhân dân được phát huy, vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được bảo đảm.
Với định hướng trên, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng thêm các nguồn lực mới bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích lũy và đầu tư hiện đại hóa, đổi mới cơ cấu kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,... để đưa nước ta thốt khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển.
Theo mục tiêu đó, có thể xác định những đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Một là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức
nền kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển. Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền
kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải trở thành nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều vận động theo định hướng chung và theo khuôn khổ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Ba là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu
tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Bốn là, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình
kinh tế “mở” cả với bên trong và với bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội, hoạt động của cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường nói chung, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất chủ đạo.
Do vậy, mơ hình cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc điểm khác nhau cơ bản:
Thứ nhất, cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các cơng ty tư bản độc quyền giữ vai trị chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ cơng hữu giữ vai trị là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trị chủ đạo của kinh tế
nhà nước. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa địi hỏi trong khi phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh - quốc phòng, ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết... mà các thành phần kinh tế khác khơng có điều kiện hoặc khơng muốn đầu tư vì khơng sinh lời hoặc ít lãi.
Thứ hai, trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước ln mang tính chất tư sản và trong khn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm mơi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự