Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về chính sách Ƣu đãi Ngƣời có cơng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đối tượng thương binh, liệt sĩ. Người khẳng định: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có cơng với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ” [31, tr.372]. Tâm nguyện ấy của Người thấm đẫm đạo lý, truyền thống

dân tộc, cịn ngun giá trị góp phần định hướng cho cơng tác chính sách hậu phương quân đội và thương binh, liệt sĩ của Đảng, Nhà nước và quân đội ta hiện nay.

Bác Hồ và các đại biểu dâng hương, hoa viếng các anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài liệt sĩ Thủ đô Hà Nội, ngày 31/12/1954. (ảnh tư liệu)

Suốt những năm trên cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm cơng nghìn việc nhưng Bác vẫn dành cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ những tình cảm u thương, q trọng sâu nặng. Người ln nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bất kể trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ, những người đã hy sinh tính mạng hoặc bỏ lại một phần xương máu của mình trên chiến trường vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Trong bản Di chúc lịch sử để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp đối với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương

(thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh

ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ), người có cơng với nước mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nơng thơn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nơng nghiệp) phải giúp đỡ họ có cơng ăn việc làm thích hợp, quyết khơng để họ bị đói rét”.

Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta ln coi chính sách đối với Người có cơng là chính sách đặc biệt, thực hiện cho những người đặc biệt. Vì vậy, nó được thể hiện rất rõ quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ Cách Mạng. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và sự dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội, chính sách ưu đãi người có cơng ln hướng tới mục tiêu ghi nhận cơng lao, sự hy sinh, đóng góp của những người có cơng. Bốn quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước được thể hiện khái quát như sau:

Người có cơng phải được ưu tiên, ưu đãi: cơ sở của nguyên tắc này là

những cống hiến hy sinh cho đất nước, cho dân tộc của người có cơng và hiện nay khơng ít người ở trong hồn cảnh cần phải có sự quan tâm, chăm sóc của Nhà nước và cộng đồng. Việc ưu tiên, ưu đãi nhằm đền ơn đáp nghĩa với họ, đồng thời thể hiện đạo lý của dân tộc. Đảm bảo mức trợ cấp, phụ cấp của đối tượng người có cơng bao giờ cũng cao hơn đối tượng khác. Sự ưu tiên, ưu đãi thể hiện sự chăm sóc khơng chỉ trước mắt mà lâu dài với người có cơng; khơng chỉ khi họ sống; khơng chỉ với bản thân họ mà cịn cả những thân nhân của họ.

Ưu đãi người có cơng trước hết là trách nhiệm của Nhà nước, sự tham gia của cộng đồng và sự nỗ lực của bản thân đối tượng: Người có cơng là

những người cống hiến, hy sinh cho đất nước, dân tộc nên ưu đãi với họ không chỉ là trách nhiệm mà cịn là thái độ, tình cảm của cộng đồng, của dân tộc. Sự tham gia của cộng đồng là tất yếu và có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chế độ ưu đãi. Sự nỗ lực của bản thân đối tượng cũng có vai trị

quyết định vì nếu thiếu sự nỗ lực này thì chính sách, pháp luật của Nhà nước dù cho có đầy đủ, sự hỗ trợ của cộng đồng dù có kịp thời, chu đáo cũng khó có thể biến thành hiện thực trong mỗi gia đình chính sách.

Thực hiện công bằng và công khai trong ưu đãi: Sự cơng bằng trước hết là sự bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc… giữa những người có cơng. Những người có đóng góp ở mức độ tượng đương, phải được hưởng ưu đãi, tạo điều kiện như nhau trong cuộc sống. Người tổn thất, mất mát nhiều hơn phải được ưu đãi nhiều hơn. Bên cạnh đó việc ưu đãi phải đảm bảo cơng khai về nội dung, điều kiện, mức hưởng … để đảm bỏa minh bạch và mọi người dân cũng như chính đối tượng được ưu đãi có thể giám sát việc thực hiện các chế độ ưu đãi. Mặt khác sự công khai trong việc thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng cũng có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ.

Các chế độ ưu đãi phải hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước: Người có cơng có thể gặp khó khăn trong cuộc sống cho nên các chế độ ưu đãi đối với họ phải hợp lý, vừa đảm bảo được cuộc sống vật chất vừa đảm bảo cuộc sống tinh thần, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể tự lập trong cuộc sống, hòa nhập vào cộng đồng. Sự phát triển kinh tế xã hội là điều kiện vật chất để thực hiện các chế độ ưu đãi. Do đó, các chế độ ưu đãi phải phù hợp với khả năng đáp ứng của nền kinh tế, không đặt ra những chế độ ưu đãi trợ cấp với mức vượt quá khả năng kinh tế, khả năng đảm bảo của đất nước. Đồng thời cũng không đặt ra các mức trợ cấp thấp hơn mức thu nhập thực tế. Chế độ ưu đãi phải được thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của mức sống và phù hợp với nhu cầu ngày một tăng của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)