Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Địa giới hành chính huyện Thanh Trì gồm 16 đơn vị hành chính: 01 thị trấn và 15 xã, 113 thơn, làng, tổ dân phố. Dân số trung bình của huyện năm 2009 là 198.706 người, chiếm khoảng 3,1% dân số của Thành phố Hà nội, trong đó: Thành thị là 14.578 người (chiếm 7,33%), nông thôn là 184.128 người (chiếm 92,67%) [43, tr.19]. Mật độ dân số trung bình là 3.153 người/km2

. Trong những năm qua, nguồn lao động của huyện tăng bình quân 2,90% năm, tốc độ tăng lao động chủ yếu từ địa phương, ngoài ra còn do dòng lao động tăng cơ học từ các tỉnh khác [30, tr.8].

Số dân trong độ tuổi lao động tiếp tục gia tăng, đây là một lợi thế về cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy việc phân công lao động trên địa bàn huyện.

Trong xu thế phát triển chung của cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nền kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì bước đầu có nhiều khởi sắc. Nền kinh tế huyện tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt mức Đại hội đề ra, tạo nên sự chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân vượt mục tiêu đặt

đúng hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ tăng so với mục tiêu đề ra.

* Về tăng trưởng kinh tế: thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn huyện Thanh Trì, trong những năm qua có xu hướng đã đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng so với mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2010- 2015. Nền kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá, đạt bình quân 14,7%/năm (so với KH là 17%/năm) [20, tr.7].

Mặc dù tốc độ thu nhập tăng, song một số nhân tố thúc đẩy cho sự bứt phá nhanh, bền vững còn chưa chuyển biến mạnh (đổi mới khoa học công nghệ, liên kết kinh tế, năng lực cạnh tranh, chất lượng lao động). Tiềm lực nền kinh tế của huyện Thanh Trì cịn nhỏ bé, trình độ dân trí thấp, chưa đủ sức phát huy lợi thế của huyện để tạo thế bứt phá nhanh phát triển. Việc liên kết kinh tế và kinh tế đối ngoại cịn nhiều khó khăn, hạn chế và chưa chủ động.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì thể

hiện những nét đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, tỷ trọng của khu vực nơng nghiệp cịn ở mức cao, tỷ trọng của khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thấp. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Giai đoạn 2010 - 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp -xây dựng tăng từ 59,2% lên 63,2%; dịch vụ tăng từ 20.8% lên 22%; nông nghiệp giảm từ 15.8% xuống còn 14.9% [54, tr.4-5] do huyện cịn trong q trình chuyển đổi, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống của huyện còn chậm được phục hồi và phát triển. Việc tiếp cận với trình độ khoa học- cơng nghệ mới và đổi mới công nghệ, cũng như việc thu hút đầu tư từ bên ngồi cịn hạn chế, đặc biệt là thiếu lao động lành nghề.

Về xã hội: công tác xã hội ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, từng bước đưa công tác xã hội đi vào ổn định.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện; nhiều cơng trình được đưa vào sử dụng và đạt hiệu quả cao. Các tuyến trục đường giao thông kết nối liên huyện, liên xã được đầu tư nâng cấp, bước đầu tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế.

Chương trình phổ cập giáo dục đã vượt nhiều so với mục tiêu năm 2013, mạng lưới trường học, trạm y tế - chăm sóc sức khoẻ từng bước được mở rộng, nâng cấp, kiên cố hoá cao tầng ở các xã.

Kiểm soát được mức sinh bình quân hàng năm 1,63%/năm, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1,5%/năm

Tiếp tục chương trình giảm nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Thanh Trì, giảm thiểu tới mức thấp nhất về hộ nghèo và tái nghèo. Hiện nay, số hộ nghèo về cơ bản giảm nhiều, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo còn 1.87%[50], đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao dân trí, trước hết là trong nhận thức của mỗi người dân và của toàn xã hội đáp ứng yêu cầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố; tạo cơ hội và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao động trẻ và lao động nông thôn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Tạo bước chuyển biến mới về nếp sống văn minh và an toàn xã hội. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục các chính sách pháp luật. Quản lý giám sát nhằm ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng và giảm thiểu dần các tệ nạn xã hội trên địa bàn, giải quyết kịp thời có hiệu quả các vấn đề búc xúc của xã hội trên địa bàn huyện.

Quan tâm chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có cơng, đối tượng xã hội. Năm 2013, tổ chức thăm hỏi và tặng quà trị giá 4 tỷ 254 triệu đồng cho các gia đình chính sách, người có cơng, đối tượng xã hội nhân dịp lễ

có cơng, đối tượng chính sách với kinh phí 36 tỷ 654 triệu đồng. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 2 tỷ đồng đạt 253% kế hoạch năm[52].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)