CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Thực trạng công tác quản lý, thực hiện ƣu đãi xã hội đối với thƣơng
2.2.3.5. Chính sách ưu đãi trong vay vốn, tạo việc làm
Để sống và tồn tại, con người cần có việc làm tạo ra thu nhập. Vì thế, việc làm ln là nhu cầu bức thiết của tồn xã hội. Đối với thương binh, bệnh binh đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Tại khoản 3, Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với Cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005 quy định: “Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được ưu
tiên tạo việc làm, căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động”. Giải quyết việc làm đối với thương binh, bệnh binh là
vấn đề có ý nghĩa thiết thực, giúp cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ giảm bớt những khó khăn trước mắt. Đây cịn là cầu nối giúp họ hịa nhập vào cộng đồng, xóa đi những mặc cảm và hạn chế những biểu hiện tiêu cực của họ khi là những người mang thương tật.
Thực tế cho thấy thương binh, bệnh binh vẫn có khả năng lao động, nhưng họ gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề việc làm. Do ảnh hưởng thương tật, cơ thể họ khơng được lành lặn, để tìm một cơng việc thích hợp với khả năng là rất khó. Cũng do điều kiện cuộc sống nên họ ít có điều kiện mở rộng hoặc phát triển quy mô sản xuất. Họ chủ yếu làm những công việc giản đơn, nguồn thu nhập thấp. Các lĩnh vực chủ yếu trong việc làm ăn của họ là sản xuất nông nghiệp (trên địa bàn huyện Thanh Trì sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao), số ít tham gia bn bán dịch vụ nhỏ lẻ. Rất nhiều người trong độ tuổi lao động vẫn còn khả năng lao động nhưng chưa tìm được việc làm, hay có việc làm nhưng khơng ổn định. Thực hiện chính sách về vay vốn, tạo việc làm cho thương binh, bệnh binh, thì thương binh, bệnh binh được ưu tiên trong vay vốn tại Ngân hàng chính sách, từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm,... với lãi suất ưu đãi (0,3%/năm). Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các chính sách này chưa đạt được kết quả như mong đợi. Qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu có 35/70 đối tượng nhận và sử dụng vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế (chiếm 50%), nhưng hầu hết thương binh, bệnh binh vay vốn để phát triển kinh tế đều thơng qua vay tín dụng của các Hội, đồn thể như vay tín chấp qua hội Nơng dân, hội Cựu Chiến binh, hội Phụ nữ...
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sử dụng lao động nhận một tỷ lệ nhất định thương binh, bệnh binh vào làm việc. Thực tế là những ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi họ sử dụng lao động là thương binh, bệnh binh như miễn giảm thuế, được ưu tiên trong vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh... chưa đủ sức hấp dẫn để họ ưu tiên tuyển dụng lao động thương binh, bệnh binh. Tại các cơ quan nhà nước, thương binh, bệnh binh hoặc con của họ tham gia dự thi, xét tuyển công chức, viên chức thì được ưu tiên trong xét tuyển (được cộng điểm xét tuyển,...) đã thu hút rất nhiều đối tượng là con em thương binh, bệnh binh nộp hồ sơ tham
gia dự tuyển vào các cơ quan Nhà nước (trong kỳ thi tuyển viên chức năm 2014 của huyện Thanh Trì đã có 35 thí sinh là con thương binh, bệnh binh tham gia dự tuyển)
Vấn đề dạy nghề cho đối tượng thương binh, bệnh binh và con em họ cũng được ưu tiên. Tuy nhiên việc hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng này trên địa bàn huyện Thanh Trì chưa đạt hiệu quả cao. Chính sách dạy nghề cho con em thương binh, bệnh binh đã được triển khai từ mấy năm trước, nhưng đến nay việc triển khai thực hiện vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn “Chính sách
này nếu được thực hiện tốt thì thương binh, bệnh binh và con em họ có cơ hội được học nghề và tìm kiếm việc làm của, góp phần ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình – Trích phỏng vấn sâu số 7”
Ngồi ra, các chính sách ưu tiên trong th đất nơng nghiệp, đất mặt nước làm tư liệu trong sản xuất nơng nghiệp cũng đã góp phần hỗ trợ thương binh, bệnh binh rất nhiều trong việc phát triển kinh tế.
Tuy vẫn cịn một vài hạn chế trong cơng tác hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho đối tượng người có cơng như: Công tác dạy nghề tạo việc làm cho thương binh, bệnh binh và con em họ chưa đạt được hiệu quả; nhiều người trong số họ có sức khỏe lao động, muốn lao động nhưng chưa có việc làm, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ. Nhưng tất cả các chính sách trên cũng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ việc làm, giải quyết việc làm cho thương binh, bệnh binh. Nhờ có những quy định này mà nhiều người đã tìm cho bản thân và gia đình cơng việc phù hợp, tạo thu nhập ni sống bản thân, làm giầu cho xã hội.