Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện

Thuận lợi trong phát triển kinh tế của huyện

Huyện Thanh Trì có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi; hệ thống giao thông khá đầy đủ. Đây là điểm thuận lợi cho huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Diện tích đất đai phần lớn đang trong q trình đơ thị hóa nên rất thuận lợi để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng mới đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch chung của thành phố.

Huyện có tập quán và kinh nghiệm lâu đời về sản xuất nông nghiệp; đã đạt đến một trình độ khá cao trong sản xuất thâm canh, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp để tăng năng suất ngày càng cao. Bước đầu có kinh nghiệm về chính sách và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp.

Trên địa bàn đã từng bước hình thành được hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thơng, điện, bưu chính viễn thơng, thuỷ lợi…) tương đối hoàn chỉnh và phát huy tác dụng, là một trong những khâu đột phá quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới.

Có nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú. Nhiều di tích lịch sử, văn hố và cảnh quan tạo địa bàn hấp dẫn.

Các yếu tố cung cầu từng bước được kích hoạt, nội lực được phát huy, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện…

Những khó khăn của huyện Thanh Trì phải đối diện, được tập trung ở các khía cạnh sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chậm lại, quy mơ kinh tế còn nhỏ lẻ, phân tán, sức cạnh tranh thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng và lợi thế để phát triển. Mới bước đầu hình thành vùng rau sạch, chất lượng cao; chậm triển khai xây dựng các làng nghề; hoạt động của các hợp tác xã hoạt động còn chưa cao.

Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềm lực kinh tế của huyện còn hạn chế, phát triển chưa thật bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển; cơ cấu kinh tế cịn có bộ phận chuyển dịch chậm, tỷ trọng nơng nghiệp cịn cao trong cơ cấu kinh tế; nền kinh tế của huyện vẫn chưa tạo được những bước “đột phá” trong phát triển;

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thơng tuy có cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là giao thơng nơng thơn cịn khó khăn. Các trục tuyến chính kết nối với bên ngoài, với các quận, huyện trong Thành phố, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn chưa được đầu tư nhiều và chưa đồng bộ;

Kinh tế của huyện nhìn chung cịn nhỏ lẻ, phân tán, sức cạnh tranh chưa cao. Tuy kinh tế tăng trưởng khá song tốc độ tăng trưởng của huyện vẫn thấp. Công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp có biểu hiện chững lại, hoạt động của các hợp tác xã (HTX) dịch vụ Nhà nước mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo xong vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Tiến độ triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án một số cơng trình trọng điểm của huyện cịn chậm như: đường giao thơng, dự án cung cấp nước sạch, khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, nhà văn hóa, chợ. Cơng tác giải phóng mặt bằng một số dự án chậm. Việc quản lý đất nông nghiệp, đất

công, xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, khơng phép tại một số xã cịn yếu, hiệu quả thấp. Việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp đất giãn dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai tại một số xã cịn chậm. Cơng tác vệ sinh mơi trường tuy đã có sự chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều bức xúc, đề án xã hội hóa vệ sinh mơi trường một số xã chưa quan tâm chỉ đạo nên kết quả còn hạn chế.

Ảnh hưởng của tốc độ đơ thị hóa cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội của huyện

Những đặc điểm kinh tế xã hội đã tác động rất nhiều đến việc thực hiện chính sách xã hội đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Vấn đề này ln được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và ngành lao động thương binh- xã hội, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể để thực hiện tốt hơn nữa công tác ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh và người có cơng nói chung

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN ƢU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN THANH TRÌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)