Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Đặc điểm tự nhiên

vùng bãi nằm ngoài đê sông Hồng) và 01 thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên 6.292,7138 ha, trong đó có 3.462,9602 ha đất nông nghiệp (chiếm 55,03%). Phía Bắc tiếp giáp với quận Hoàng Mai và Thanh Xuân; phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng; phía Tây giáp quận Hà Đông; phía Nam giáp huyện Thường Tín. Với địa thế có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, 1B, đường 70, đường thủy sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, thương mại. Do vị trí nằm ven sông Hồng, đồng thời có các sông: Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu chảy qua tạo nên các tiểu vùng, do vậy việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước có nhiều thuận lợi.

Thanh Trì với địa hình thấp, là vùng trũng ven đê ở phía Nam thành phố với độ cao trung bình từ 4 – 4,5m so với mực nước biển, địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có thể chia làm 2 vùng địa hình chính như sau:

Vùng bãi ven đê sông Hồng, có cốt mặt đường tương đối cao, trong đó khu vực dân cư có độ cao khoảng 8,5 – 11,5m; đất canh tác khoảng từ 6 – 8,5m và một số vệt trũng có độ cao khoảng 4,5 – 5,3m. Với diện tích khoảng 18,70% diện tích của huyện, bao gồm 3 xã chủ yếu: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, do đặc điểm tự nhiên và đất đai nên vùng này được phù sa bồi đắp nên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây rau màu, thực phẩm.

Vùng nội đồng (vùng trong đê) có địa hình khá bằng phẳng, cao độ mặt đất tương đối thấp, hướng dốc chủ yếu về phía Nam; vùng này chiếm đại bộ phận diện tích của huyện (khoảng 81,30% diện tích tự nhiên), chủ yếu là diện tích của 12 xã còn lại và thị trấn Văn Điển [53, Tr 4- 5]

Tuy nhiên, Thanh Trì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh, thường bị ngập úng khi mưa,

bão lớn xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Thanh Trì cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: ô nhiễm môi trường, chất hóa học độc hại thải ra từ các nhà máy xí nghiệp như: nhà máy Pin, Phân Lân, sơn Tổng Hợp… Một số nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm cần di dời khỏi địa bàn huyện. Tuy nhiên để làm được việc đó lại đòi hỏi phải có những chính sách, biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm mang tình tổng thể toàn thành phố và quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)