9. Kết cấu luận văn
1.3. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường và công nghệ thân thiện mô
trường
1.3.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường
- Khái niệm môi trường: Theo Điều 3.1, Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.20
Theo Wikipedia, “môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó”.21
17 Jane Dalrymple và Jane Boylan (2009), Advocacy for children and young people, Open University Press
18Dương Trí Dũng, Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách, Bài giảng, Bộ môn Khoa học Môi trường, ĐH Cần Thơ Dương Trí Dũng, Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách, bài giảng, ĐH Cần Thơ
19 Lê Quang Bình, Lã Khánh Tùng, Nguyễn Quang Đức , Báo cáo “Vận động và chiến lược vận động của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam”,Hà Nội, tháng 12/2015
20 Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường 2014
Tất cả các cách định nghĩa trên đều hiểu môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất đai, nước, không khí, sinh vật… Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định, môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ mang tính quy phạm.
Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm môi trường ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Cũng theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Điều 3.8). 22
Đoàn Thị Lan Phương trong tài liệu Kinh tế môi trường có viết “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường (lý học, sinh học, hóa học...), do sự thải vào môi trường các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn”.23
Còn theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc các nguyên liệu vào môi trường đến mức vượt trên các chỉ số quy định, có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người và sự phát triển
của sinh vật, hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống”.
Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, phát thải ra môi trường những chất độc hại, ảnh hưởng ngày càng trầm trọng đến sử khỏe của người dân. Trong bối cảnh đó, để bảo vệ môi trường, người ta đã sử dụng rất nhiều cách khác nhau trong đó có việc áp dụng công nghệ thân thiện môi trường.
1.3.2. Khái niệm Công nghệ thân thiện môi trường và các khái niệm liên quan
Trong Chương trình nghị sự 2124, Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa như sau: “Công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ bảo vệ
22 Sdd (20)
23 ThS Đoàn Thị Lan Phương (2011) “Kinh tế môi trường”,NXB Thông tin và Truyền thông
24Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) là một chương trình của Liên Hợp Quốc liên quan đến phát triển bền vững. Chương trình này là một kế hoạch tổng hợp chi tiết được các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các chính phủ và các nhóm hoạt động chính trong mọi lĩnh vực mà con người tác động đến môi trường triển khai trên tất cả các phạm vi: toàn cầu, quốc gia và địa phương. Con số 21 ám chỉ Thế kỷ 21. Toàn bộ nội dung của Chương trình nghị sự 21 được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janero (Braxin) với sự thông qua của 179 quốc gia.
môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm và phế thải và xử lý rác thải dư thừa một
cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế”.
Theo tác giả Mai Hà :“Công nghệ thân thiện môi trường là công nghệ sử dụng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là tài nguyên tái tạo, có sản phẩm đầu ra và chất thải không làm tăng hiện trạng ô nhiễm môi trường và có thể được tái sử dụng.”
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu công nghệ thân thiện môi trường bao gồm: công nghệ quy trình và sản phẩm, tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm và cả các công nghệ “đầu cuối” để xử lý các vấn đề ô nhiễm mà nó phát sinh ra.
Tính chất của các công nghệ thân thiện môi trường:
+ Công nghệ thân thiện môi trường không phải là công nghệ đơn lẻ mà là toàn bộ hệ thống bao gồm các bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, thiết bị và các quy trình tổ chức và quản lý.
+ Công nghệ thân thiện môi trường mang tính tương đối và quy chuẩn. Một công nghệ ngày hôm nay có thể làm giảm ô nhiễm và giảm mức sử dụng tài nguyên, vẫn có thể trở thành một công nghệ “bẩn” chỉ sau vài năm, khi có nhiều công nghệ tiên tiến hơn ra đời. Vì vậy, duy trì quá lâu những khích lệ công nghệ được coi là “sạch” của ngày hôm nay (ví dụ như giảm hoặc áp dụng thuế ưu đãi) có thể sẽ trì hoãn những phát minh mới hoặc làm lệch hướng các quyết định đầu tư và thương mại, hướng tới những công nghệ ít sạch hơn mà không phải là các loại công nghệ có thể có được nhờ đổi mới và tiến bộ công nghệ.
Công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam hiện nay gồm có: công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng điện hơn, hoặc là những công nghệ truyền thống, nhưng đã áp dụng những quy trình cải tiến cần thiết để giảm thiểu và dẫn đến không gây ô nhiễm vượt quy định đối với môi trường.
Bảng 1.1. So sánh công nghệ thân thiện môi trường và các công nghệ khác
Nguồn: UNCTAD (2003)25
- Một vài khái niệm liên quan:
Công nghệ xanh (Green technology): Là “công nghệ phát triển, áp dụng sản
phẩm, trang bị và những hệ thống được dùng để bảo tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con người”26
Công nghệ xanh về cơ bản đó là những công nghệ tiên tiến, công nghệ phát triển với các tính năng thông minh., sử dụng các giải pháp, quy trình công nghệ hiện
25Nguyễn Mạnh Quân(2007), Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường: những khía cạnh liên quan đến thương mại
http://123doc.org/document/1969367-chuyen-giao-cong-nghe-than-thien-moi-truong-nhung-khia-canh-lien-quan-den-thuong-mai.htm
26Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phụ lục 2
đại, thông minh nhằm tận dụng các tài nguyên thiên nhiên (ngoại trừ các năng lượng hóa thạch và sinh ra nhiều CO2 và khí Metan), nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, bảo toàn và định hướng đến một nền công nghệ mang tính bền vững.
Công nghệ sạch (Clean technology): "Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường". 27
Công nghệ sạch thực chất là những công nghệ đã được đổi mới, cải tiến, trở thành các giải pháp, quy trình mà trong quá trình sản xuất có thể tiết kiệm nhiên liệu, diện tích sử dụng… đến mức tối đa, giảm thiểu các tác động tới môi trường , bảo toàn nguyên liệu, nước, năng lượng và loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình sản xuất, tạo ra là các sản phẩm an toàn với môi trường và có thể tiếp tục tái tạo sử dụng.Công nghệ sạch được đánh giá là công nghệ hướng vào sự phát triển bền vững - Kinh doanh bền vững. Ta có thể áp dụng công nghệ sạch đối với các quy trình sản xuất trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào.
Như vậy, công nghệ xanh và công nghệ sạch đều được áp dụng nhằm muc tiêu tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo vệ nguồn nước, năng lượng trong quá trình sản xuất, tận dụng các năng lượng tự nhiên như gió, năng lượng mặt trời… trong quá trình sản xuất và phục vụ nhu cầu của xã hội.
Các công nghệ xanh, công nghệ sạch nêu trên đây đều thuộc trong phạm vi công nghệ thân thiện môi trường.
1.4. Sự cần thiết tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường
1.4.1. Các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò trung gian giữa Nhà nước với các doanh nghiệp trong việc thực thi các chính sách công nghệ thân thiện môi trường
Để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất, Nhà nước có thể ban hành các chính sách nhằm hạn chế dẫn đến chấm dứt tình trạng tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra (như quy định mức tiêu hao năng lượng, xem xét xóa bỏ chính sách trợ cấp giá điện cho một số ngành công nghiệp, xóa bỏ trợ cấp năng lượng hóa thạch…). Đồng thời cũng có nhiều chính sách tạo điều kiện hợp lý (về thuế, về cho vay tín dụng, tiếp cận thông tin công nghệ, lựa chọn công nghệ…) để khuyến khích các công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường.
Mối quan hệ giữa Nhà nước, Doanh nghiệp và NGO trong hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi trường có thể được mô tả trong sơ đồ theo hình 1.1. dưới đây.
Hình 1.1. Mối quan hệ Nhà nước-Doanh nghiệp-NGO và Môi trường
NGO
Như vậy, theo tiếp cận hệ thống, Nhà nước ở đây là chủ thể chính sách, các doanh nghiệp là đối tượng chính sách. Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách có thể ủng hộ hoặc phản đối chính sách.
Trong hình 1.1. NGOs như một tác nhân trung gian, có vai trò ủng hộ những chính sách ưu tiên bảo vệ môi trường hơn phát triển kinh tế nhằm mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững lâu dài theo chủ trương của Nhà nước, đồng thời giúp đỡ
Nhà nước Doanh nghiệp
doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trong việc thực hiện chính sách về sử dụng công nghệ thân thiện môi trường. Ngoài ra NGOs cũng là kênh thông tin phản ánh chân thực thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định, các văn bản chính sách về bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ thân thiện môi trường để xử lý/khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do doanh nghiệp gây ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.4.2. Các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào các hoạt động chính sách với tư cách là một thành tố của XHDS28 với tư cách là một thành tố của XHDS28
Hình 1.2. Mối quan hệ Nhà nước-Doanh nghiệp-XHDS
Nhà nước
Doanh nghiệp XHDS
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia luôn có sự tương tác giữa 3 thành phần là Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS.Với tính chất là một hệ
thống xã hội đứng bên ngoài hệ thống quyền lực, XHDS thường khách quan trong
khi đưa các những ý kiến giúp cho chủ thể chính sách nhìn rõ những điểm mạnh, yếu của chính sách, góp phần đề xuất và thực hiện những quyết định phù hợp đòi hỏi của thực tế….Khu vực XHDS có thể góp phần vào các hoạt động: đề xuất sáng kiến chính sách với các cơ quan chính phủ, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thực hiện chính sách công hoặc chính sách tư, phân tích chính sách, phát hiện những điểm yếu của chính sách và đề xuất những ý kiến cụ thể góp phần điều chỉnh chính sách. Mặt khác, chính các tổ chức thuộc khu vực XHDS có vai trò quan trọng với tư cách là người tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi các chính sách của Nhà nước.
28 Hoạt động chính sách: là những hoạt động của các nhóm xã hội liên quan đến quá trình phân tích chính sách, chuẩn bị quyết định chính sách, ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách.(Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB ĐHQG Hà Nội.).
Cũng theo tác giả Vũ Cao Đàm29, sự tham gia của XHDS vào hoạt động chính sách có thể xem xét qua một vài khía cạnh:
- XHDS là người tiếp nhận chính sách: quá trình tiếp nhận chính sách sẽ tạo
ra các phản ứng đa chiều của các nhóm xã hội;
- XHDS đóng vai trò là người phản biện chính sách: đây là một trong những
vai trò quan trọng của XHDS trong đó các tổ chức chính trị xã hội cùng với Mặt trân Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã được Nhà nước quy định về quy chế phản biện;
- XHDS góp phần điều chỉnh chính sách: họ là các nhóm phân hóa xã hội của chính sách, chịu sự tác động của chính sách nên có nhiều khả năng đóng góp những ý kiến điều chỉnh chính sách.
- XHDS là kênh đề xuất sáng kiến chính sách: XHDS có thể góp phần đề xuất sáng kiến chính sách với các cơ quan chính phủ,, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thực hiện chính sách, phân tích và phát hiện điểm yếu của chính sách; tuy nhiên trong thành phần XHDS cũng có nhóm ủng hộ và phản đối nên có thể đưa ra các quan điểm trái chiều nhau 30
Cho đến nay, cơ cấu XHDS ở Việt Nam bao gồm các loại hình tổ chức nào, vẫn còn nhiều tranh luận. Sau đây tác giả sử dụng một đề nghị đã được dùng tương đối rộng rãi31:
(1) Các tổ chức chính trị xã hội;
(2) Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; (3) Các hội nghề nghiệp và hiệp hội ngành nghề;
(4) Các tổ chức NGO (các NGO thuộc VUSTA còn gọi là các tổ chức KH&CN ngoài công lập);
(5) Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện; (6) Các cơ sở bảo trợ xã hội;
(7) Các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận
29 Sdd (16)
30 Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,(2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách , NXB Thế giới, trang 30.
31
Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (2016), Kỷ yếu tọa đàm Môi trường pháp lý thuận lợi cho hội và tổ chức phi chính phủ đóng góp xây dựng đất nước, trang 12.
(8) Các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế.
Các tổ chức này có vai trò khác nhau, song đều thực hiện một số hoạt động căn bản như: Cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực và chuyên gia, giám sát, vận động chính sách, đại diện cho các nhóm cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của công dân, hỗ trợ khối đại đoàn kết, vườn ươm, đưa ra các hệ tiêu chuấn, đồng thời là tổ chức kết nối giữa nhà nước – khối tư nhân (thị trường) – các tổ chức quốc tế.
Trong đó, các tổ chức xã hội được Nhà nước bao cấp (gồm tổ chức (1) và (2) trong liệt kê trên đây) có nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến và tổ chức cho