.Vai trò cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

Vai trò đầu tiên, quan trọng của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách đó chính là nghiên cứu, cung cấp thông tin cho người dân, báo chí, doanh nghiệp và chính phủ. Thông tin ở đây có thể do NGOs tự nghiên cứu hoặc tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước. Các tin, bài được cập nhật thường xuyên trên trang web của mỗi NGO. Nội dung của các thông tin do NGOs cung cấp được chia thành các nhóm sau:

+ Các thông tin về ô nhiễm môi trường do sử dụng các công nghệ cũ, không thân thiện môi trường trong sản xuất và trong xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vai trò này được NGOs làm khá tốt. Có thể thấy được qua loạt bài viết về nhà máy sản xuât gây ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ cũ, các dây chuyền sản xuất xuống cấp :nhà máy sản xuất giấy Thành Phát (Khu công nghiệp Phú Thái, Hải Dương), Công ty Giấy Việt Trì, Xí nghiệp ván dăm nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, Công ty Dệt Vĩnh Phú...45.

+ Thông tin về trường hợp doanh nghiệp quan tâm đến công nghệ và quá trình xử lý chất thải theo quan điểm thân thiện môi trường: Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa, Quảng Trị đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại với kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng, với hệ thống hồ xử lý sinh học, hệ thống sục khí. Nước thải của nhà máy đã đạt tiêu chuẩn theo quy định. Không những vậy hệ thống này còn tạo ra biogas và được tái sử dụng để sấy bột sắn, mỗi năm tiết kiệm được chi phí mua nhiên liệu sấy xấp xỉ 8 tỷ đồng. Như vậy việc tập trung vào giải quyết vấn đề nước thải đã mang đến lợi nhuận gia tăng cho nhà máy và giải quyết triệt để vấn đề nước thải. Bên cạnh đó, về chất thải rắn, nhà máy chế biến phân vi sinh nhả chậm sử dụng nguồn vỏ sắn dư thừa ủ lên men sinh học và chế biến ra phân bón giá rẻ phục vụ cho người trồng sắn. Điều này vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra nguồn phân bón giá rẻ giúp người dân có điều kiện cải tạo đất, ổn định năng suất. Đây là một điển hình cho thấy sự đầu tư sáng tạo, sử dụng công nghệ và quy trình xử lý chất thải thân thiện môi trường, đã giải quyết vấn đề môi trường, mang lại hiệu quả nhiều mặt: Nâng cao lợi nhuận cho nhà máy, nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo vệ được môi trường.46

+ Chia sẻ thông tin về các công nghệ mới trong nước và trên thế giới như : Trung tâm CCS chia sẻ về dự án thiết kế bếp khí hóa mới của nhóm Phozzy. Nhóm Phozzy bao gồm 4 thành viên là 4 sinh viên Thạc sĩ đến từ khoa Thiết kế Công

45Trung tâm con người và thiên nhiên (2008), Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

46Liên minh nước sạch, Xử ý ô nhiễm nước tăng giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp tại nhà máy sắn Hướng Hóa, Quảng TRị,

http://ccw.vn/chi-tiet-tin/xu-ly-o-nhiem-nuoc-tang-gia-tri-loi-nhuan-cho-doanh-nghiep-tai-nha-may-tinh-bo-san-huong-hoa-quang-tri, 20/10/2016

nghiệp thuộc Đại học Công nghệ Delft HàLan. Mỗi thành viên trong nhóm có kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau, từ thiết kế sản phẩm chiến lược, thiết kế tương tác cho tới thiết kế sản phẩm tích hợp. Nhóm Phozzy có khả năng thực hiện toàn bộ quy trình thiết kế, từ khâu nghiên cứu thị trường cho tới khâu thương mại hóa sản phẩm. Dự án của nhóm Phozzy trong khuôn khổ chương trình hợp tác với CCS sẽ diễn ra trong vòng ba tháng, bắt đầu từ tháng 3/2016. Mục tiêu của nhóm là thử nghiệm và phát triển một phương thức đun nấu bền vững hơn sử dụng bếp khi ́hóa thay thế cho các phương thức cũ mà vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Hiện nay nhóm đang hoàn tất khâu nghiên cứu thị trường và chuẩn bị bắt tay vào thiết kế mẫu bếp khi ́hóa dân sinh mới.

+ Cung cấp các tài liệu tương đối đầy đủ, dễ hiểu để tuyên truyền về sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, khuyến khích các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ít ảnh hưởng tới môi trường.

“Câu chuyện năng lượng “xây dựng bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn), dưới sự hợp tác của Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) và chương trình Sáng kiến Trợ giá Toàn cầu (IISD- GSI). Tài liệu dựa trên các báo cáo nghiên cứu của Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) và UNDP Việt Nam, cũng như nhiều tài liệu tham khảo về năng lượng và trợ giá nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Tài liệu này giới thiệu một cách ngắn gọn, sinh động và hấp dẫn về vấn đề an ninh năng lượng, tiềm năng năng lượng tái tạo và trợ giá nhiên liệu hóa thạch để cho người dân và doanh nghiệp cùng hiểu, ý thức và đưa ra sự lựa chọn tích cực cho bản thân và đất nước.ở

Các thông tin được chia sẻ từ NGOs rất đa dạng,“gợi lên” câu chuyện để doanh nghiêp/nhà sản xuất suy nghĩ về ý thức với cộng đồng, đưa ra câu hỏi có nên tiếp tục các công nghệ cũ bị sự phản đối của người dân, sự cấm đoán của pháp luật hay nên sử dụng công nghệ thân thiện môi trường trong kinh doanh lâu dài ? Và nếu muốn thay đổi thì nên lựa chọn công nghệ gì, đổi mới quy trình sản xuất như thế nào? Đồng thời Nhà nước cũng phải trăn trở, nên sử dụng biện pháp, cơ chế gì để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường này.

Tuy nhiên, các đại biểu quốc hội hiện không đánh giá cao nguồn thông tin do các tổ chức XHDS cung cấp, thậm chí trong cả ba hoạt động lập pháp, giám sát và các quyết định quan trọng thì tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ nguồn thông tin cung cấp từ các tổ chức XHDS ở cấp độ “rất quan trọng” đều là thấp nhất so với các nguồn thông tin khác(Minh họa qua bảng 2.3 và 2.4)

Bảng 2.3. Tỷ lệ các nguồn thông tin được ĐBQH sử dụng

Nguồn thông tin Hoạt động lập pháp

Hoạt động giám sát

Quyết định vấn đề quan trọng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Các cơ quan, đơn vị phục vụ

QH ở TW 250 97,3% 246 96,9% 254 99,2%

Văn phòng Đoàn ĐBQH tại địa

phương 241 95,3% 247 95,7% 226 89%

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc chính phủ 230 91,3% 227 91,9% 243 96,4%

Các sở, ngành, cơ quan chính

quyền địa phương 218 86,5% 229 92,3% 220 89,1%

Cơ quan truyền thông, báo chí 237 92,2% 238 94,1% 224 91,1%

Các viện nghiên cứu,

trường đại học 171 70,4% 151 65,1% 176 76,2%

Tổ chức chính trị - xã hội 191 81,8% 193 81,1% 183 77,2% Tổ chức xã hội - dân sự 121 54,3% 129 58,4% 124 58,5%

Bảng 2.4: Đánh giá của ĐBQH về mức độ quan trọngcủa các nguồn thông tin (tỷ lệ %) Nguồn thông tin Lập pháp Giám sát Quyết định Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Cơ quan phục vụ Quốc hội ở TƯ 44,1 55,9 0,0 45,9 53,7 0,4 29,9 62,5 7,6 Văn phòng Đoàn ĐBQH và 33,9 59,2 6,9 38,9 57 4,1 46,3 50,8 2,9 Các Bộ, ngành 32,2 63,8 4,0 31,4 65,9 2,7 25,1 68 6,8 Các Sở, ngành 22,8 67,4 9,8 27,2 67,5 5,3 21,6 65,8 12,6 Báo chí 16,2 68,9 14,9 17,4 73,2 9,4 21,6 65,8 12,6 Viện, trường 15,6 68,2 16,2 13 64,3 22,7 17,9 65,4 16,8 Tổ chức CT- XH 13,6 67,2 19,2 11,5 74 14,6 10,9 68,9 20,2 Tổ chức XHDS 8,9 57,7 33,3 13,4 61,4 25,2 10,5 59,7 29,8

Nguồn: Ban Công tác đại biểu Quốc hội, 2013

Thực tế cho thấy, với NGOs tại Việt Nam, ở cấp độ lập pháp, mới chỉ có GreenID và CECR có cơ hội cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn về một ý tưởng chính sách nào đó đến trực tiếp cơ quan của Quốc hội, cụ thể là đến Viện nghiên cứu lập pháp và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Điều này cho thấy các cơ quan có thẩm quyền mới chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, đồng thời cũng chưa sẵn sàng coi NGOs như là một đối tác quan trọng để luôn sẵn sàng phối hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)