Những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự tham gia của các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 40)

9. Kết cấu luận văn

2.2. Những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự tham gia của các tổ

chức phi chính phủ trong hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam

Sau đây phân tích các cơ sở xuất phát dẫn đến sự tham gia của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam.

2.2.1. Yếu tố khách quan

Bao gồm các tác nhân pháp lý (những văn bản chính sách khuyến khích hoạt động của NGOs) và tác nhân thực tiễn, còn gọi là tác nhân tự nhiên (nơi trực tiếp xảy ra các biến đổi môi trường).

2.1.1.1. Cơ sở pháp lý

Bảng 2.1. và 2.2 trình bày một số văn bản pháp lý quan trọng đã được Nhà nước ban hành, trong đó quy định chức năng, hoạt động của NGOs nói chung, và trong lĩnh vực môi trường và KHCN nói riêng. Đây chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động của NGOs tham gia hoạch định chính sách về Bảo vệ môi trường nói chung và chính sách thúc đẩy áp dụng công nghệ thân thiện môi trường nói riêng.

Bảng 2.1.Thống kê một số văn bản pháp quy về chức năng, hoạt động của NGOs tại Việt Nam36

ST T

Tên văn bản Ngày ban hành

Cơ quan ban hành Nội dung cơ bản

1 Luật Tổ chức chính phủ 30/9/1992 Quốc hội Khoản 9 điều 20: Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và quản lý việc tuân

theo Pháp luật của các Hội, tổ chức phi Chính phủ. Đã hết hiệu lực

2 Quyết định số 340/TTg ngày của

về việc ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tại Việt Nam

24/05/1996 Thủ tướng Chính phủ NGOs để được tiến hành hoạt động hỗ trợ phát triển nhân đạo taị Việt Nam

không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, phải được phép của chính phủ Việt Nam dưới các hình thức: Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án hoặc Giấy phép lập Văn phòng đại diện.

Cơ quan có thẩm quyền xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi các loại

Giấy phép là Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ. Quyết định đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 12/2012/NĐ-CP về

đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam từ 1/6/2012.

3 Thông tư số 22/1999/TT-BTC về

quản lý viện trợ không hoàn lại

26/02/1999 Bộ Tài chính Viện trợ không hoàn lại là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước, phải được

hạch toán và quản lý theo Luật Ngân sách Nhà nước.

Do vậy, các nguồn viện trợ không hoàn lại của NGOs phải được xác nhận, hoạch toán, quyết toán bởi Bộ Tài Chính.

Văn bản này được thay thế bởi các văn bản sau: Thông tư 70/2001/TT/BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 24/08/2001 về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.

4 Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg

về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

24/04/2001 Thủ tướng Chính phủ 1. Đề xuất những chủ trương, chính sách liên quan đến các tổ chức PCPNN

hoạt động tại Việt Nam; phối hợp các cơ quan liên quan để hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN.

2. Quản lý việc xét, cấp, sửa đổi và thu hồi Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập

văn phòng dự án, Giấy phép lập văn phòng đại diện của tổ chức PCPNN tại Việt Nam theo Quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

4. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác về tổ chức PCPNN do Thủ tướng Chính phủ giao

5 Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg

về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN

26/04/2001 Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh mọi hoạt động thu hút, quản lý sử dụng viện trợ PCPNN.

Quyết định đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 93/2009/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN từ 1/1/2010

6 Thông tư số 04/2001/TT-BKH 05/06/2001 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN

7 Nghị định 58/2001/NĐ-CP 24/8/2001 Chính phủ Nghị định về quản lý và sử dụng con dấu

8 Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg về

chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN

17/04/2002 Thủ tướng Chính phủ Khắc phục tình trạng tiếp nhận hàng hoá đã qua sử dụng không có xác nhận về

chất lượng; hàng được gửi đến Việt Nam trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; một số dự án được phê duyệt vượt quá thẩm quyền, phê duyệt xong không gửi hồ sơ (hoặc gửi không đầy đủ) đến các cơ quan có trách nhiệm quản lý ở Trung ương). Và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN

9 Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg 27/12/2006 Thủ tướng Chính phủ Ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ PCPNN giai đoạn

2006-2010” nhằm tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam

10 Thông tư 109/2007/TT-BTC 10/9/2007 Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ

năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu

12 Nghị định 93/2009/NĐ-CP về

việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN

22/10/2009 Thủ tướng Chính phủ Thay thế Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý và

sử dụng viện trợ PCPNN.

Bổ sung thêm mục các đối tượng tiếp nhận viện trợ, nguyên tắc cơ bản trong tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN, lĩnh vực ưu tiên sử dụng viện trợ PCPNN. Điều 6 và 7 của chương 2 QĐ 64 được tách ra và làm rõ thêm thành chương 3 trong NĐ

93.Hoàn thiện thêm chương 3,4 của QĐ 64, bổ sung thêm 2 chương mới là chương 5 và 7.

13 Thông tư 07/2010/TT-BKH 30/03/2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định 93/2009/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế

quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN

14 Thông tư 07/2010/TT-BCA 05/02/2010 Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày

24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009

15 Quyết định 76/2010/QĐ-TTg 30/11/2010 Thủ tướng Chính phủ Về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

16 Thông tư 225/2010/TT-BTC 31/12/2010 Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của

nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước

17 Nghị định 12/2012/NĐ-CP về

đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam

1/3/2012 Thủ tướng Chính phủ Thay thế Quyết định số 340/TTg ngày của về việc ban hành Quy chế về hoạt

động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

Khẳng định chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức PCPNN, quy định cụ thể rõ ràng hơn thủ tục đăng ký đối với tổ chức PCPNN tại Việt Nam, bổ sung một số điều khoản trong phần về quyền và trách nhiệm của các tổ chức PCPNN, thêm phần về trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Nam

19 Quyết định 40/2013/QĐ-TTg 10/7/2013 Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính

phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017

20 Quyết định 102/2013/QĐ-TTg 05/09/2013 Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước

ngoài làm việc tại Việt Nam

21 Luật xuất nhập cảnh

47/2014/QH13

16/06/2014 Quốc hội Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt

Nam

22 Nghị định75/2014/NĐ-CP 28/7/2014 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tuyển dụng,

quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

23 Thông tư 16/2015/TT-

BLĐTBXH

22/4/2015 Bộ Lao động Thương

binh Xã hội

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 75/2014/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

24 Nghị định 11/2016/NĐ-CP 03/02/2016 Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm

việc tại Việt Nam

25 Quyết định 06/2016/QĐ-TTg 22/2/2016 Thủ tướng Chính phủ Về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện

chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Bảng 2.2.Thống kê một số văn bản pháp về hoạt động của NGOs trong lĩnh vực môi trường, KHCN tại Việt Nam

ST T

Tên văn bản Ngày ban hành

Cơ quan ban hành Nội dung cơ bản

1 Quyết định 432/QD-TTg về phê

duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020

12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển bền vững để huy động và tiếp nhận các nguồn vốn

từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động, các sáng kién và mô hình phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cộng đồng trong phạm vi toàn quốc. Tăng cường vai trò trách nhiệm và sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư trong thực hiện phát triển bền vững, trong tư vấn, phản biện, kiến nghị chính sách vè phát triển bền vững và giám sát thực hiện phát triển bền vững

2 Nghị định 122/2003/NĐ-CP về

thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia

22/10/2003 Chính phủ Tạo định hướng và điều kiện thúc đẩy các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiên cứu

khoa học và công nghệ, ứng dụng vào thực tế

3 Quyết định số 256/2003/QĐ-

TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

02/12/2003 Thủ tướng Chính phủ -Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm

- Cải thiện chất lượng môi trường - Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức ca

- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá

4 Quyết định số 272/2003/QĐ-

TTg về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010

31/12/2003 Thủ tướng Chính phủ Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, phát

triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới; Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh; Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực, Hình thành cơ chế quản lý khoa học và công nghệ tiến bộ, tương hợp quốc tế, Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ.

Các văn bản trên là cơ sở để NGOs có những nghiên cứu để đưa ra các thông tin, báo cáo, đánh giá làm cơ sở để vận động, phản biện nội dung chính sách và từ đó tham gia hoạch định chính sách để các chính sách đưa ra hợp lý; mang lại hiệu quả cao trong phát triển đất nước bền vững. Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ đáp ứng được điều kiện cần, chỉ dừng ở việc khuyến khích tham gia chứ chưa đáp ứng được điều kiện đủ cho sự tham gia của NGOs vào quá trình hoạch định chính sách. Điều này sẽ được tác giả phân tích kỹ hơn ở phần sau.

Để tiếp tục chủ động tranh thủ, quản lý tốt hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phi chính phủ, Chính phủ đã tổ chức hai Hội nghị quốc tế lớn tại Hà Nội, đó là Hội nghị Tổng kết 10 năm (1991-2001) công tác phi chính phủ nước ngoài (tháng 2/2002) và Hội nghị quốc tế về Sự hợp tác giữa Việt Nam và NGOs nước ngoài (tháng 11/2003). Kết quả của hai hội nghị trên đã đóng góp vào những nỗ lực của Nhà nước nhằm tạo môi trường ngày càng thuận lợi hơn về cơ chế và pháp lý cho các hoạt động của NGOs nước ngoài tại Việt Nam hiện tại và trong tương lai.37

2.1.1.2. Tác nhân bối cảnh a) Quá trình hợp tác quốc tế:

Hội nhập quốc tế về KH&CN không những là một giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng của nền KH&CN Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng cho thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác KHCN với gần 70 nước, ký

kết và thực hiện hơn 80 nghị định thư hợp tác KHCN cấp Chính phủ, cấp Bộ. Đồng thời, nước ta cũng là thành viên của 100 tổ chức quốc tế và KHCN. Thông qua hợp tác quốc quốc tế với các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới như Nga, Hoa kỳ, Nhật Bản, CHLB Đức, Phần Lan... nước ta đã đạt được nhiều thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử - năng lượng mới...”.38. Sự hợp tác, liên kết

37 Sdd (3)

này đã góp phần thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác về KH&CN giữa nước ta với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với mức độ sâu, rộng như hiện nay, thực hiện các chuẩn mực về môi trường đóng vai trò rất quan trọng, góp phấn quyết định đến tốc độ gia tăng đầu tư từ nước ngoài, cũng như đến quá trình phát triển bền vững của đất nước

b) Biến đổi từ thực trạng môi trường

Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 40)