Vài nét khái quát về các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Vài nét khái quát về các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

Thuật ngữ “Tổ chức phi chính phủ” xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992. Sau đó là Luật Hợp tác xã năm 1996 và một số văn bản pháp qui gần đây, trong đó quy định:

- NGO là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối với Chính phủ.

- Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, có sự quản lý Nhà nước.

- Được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân.

- Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.

Trước tháng 5/1975 (thời điểm thống nhất đất nước), trong cả nước có khoảng 63 NGO nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, NGOs này hoạt động tại miền Nam. Miền Bắc nhận sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa thông qua nhiều Hội hữu nghị khác nhau. Năm 1965 viện trợ cho nhân dân Việt Nam bị thiệt hại từ chiến tranh đã tăng lên từ các nước phương Tây và một số NGO nước ngoài, đã gởi nhiều chuyến hàng viện trợ cho những vùng thiệt hại do bị ném bom. Từ năm 1975 đến 1979, hầu hết các cơ quan phi chính phủ đã đóng cửa Văn phòng, rút các nhân viên người nước ngoài về nước do lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Đến năm 1979 một số NGO nước ngoài có văn phòng ở Thái Lan, Lào đã nối lại viện trợ nhân đạo, cứu trợ cho Việt Nam.

Sau năm 1979, Bộ Tài chính thành lập Ban tiếp nhận viện trợ để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận viện trợ từ NGOs nước ngoài. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở rộng quan hệ quốc tế, thực hiện chính sách đổi mới, phá vỡ sự bao vây cấm vận. Thay đổi này tạo ra nhiều cơ hội mới cho NGOs nước ngoài giúp đỡ Việt Nam.

Năm 1989, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam được thành lập để làm đầu mối cho NGOs nước ngoài hoạt động.

Năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã cho phép một số NGO quốc tế như: Action ATD, Care Quốc tế, MCC, Oxfam Bỉ, các tổ chức Oxfam Anh và tổ chức NARV mở văn phòng đại diện ở Hà Nội và tích cực động viên NGOs nước ngoài khác vào Việt Nam.

Năm 1996, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ được thành lập theo Quyết định 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Cụm từ phi chính phủ được phổ biến rộng rãi từ thời gian này.33

Trong giai đoạn (1994-2006), số lượng NGOs quốc tế có quan hệ với Việt Nam đã tăng gấp 3 lần, từ 210 tổ chức vào năm 1994 lên khoảng 650 tổ chức vào năm 2006. Trong số đó, có trên 500 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam. Giá trị viện trợ năm 1993 là 40 triệu đô la Mỹ, đến năm 2002 là 85 triệu đô la Mỹ, năm 2004 là 140 triệu USD, năm 2005 là 175 triệu USD, năm 2006 là 217 triệu USD.

Tính đến tháng 12/2006, Nhà nước Việt Nam đã cấp 53 Giấy phép lập Văn phòng Đại diện, 101 Giấy phép lập Văn phòng Dự án và 402 Giấy phép hoạt động cho NGOs quốc tế tại Việt Nam. Chương trình viện trợ của NGOs được triển khai ở 61 tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt tập trung vào những vùng còn nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngày càng tập trung hơn vào các lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Sự trợ giúp của NGOs nước ngoài không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục..., và thông qua viện trợ, quan hệ của nước ta đối với NGOs nước ngoài làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam, góp

phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới.34

Ở Việt Nam, NGO trong nước hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu tập trung vào xoá đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cộng đồng, y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. NGOs trong nước được bàn đến ở đây, không bao gồm các tổ chức chính trị-xã hội do Nhà nước lập ra như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân...

NGOs trong nước thường được thành lập bởi các hội nghề nghiệp, phần lớn đến nay là bởi Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Để hoạt động, thường các tổ chức này được cấp một giấy phép hoạt động khoa học – công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hoặc Sở Khoa học và Công nghệ (hoặc các cấp tương đương ở địa bàn nơi tổ chức đặt trụ sở chính) cấp. Một số tổ chức được thành lập trực tiếp bởi Bộ Nội vụ.

Một điểm chung là NGOs trong nước hầu hết tự chủ về tài chính. Các nguồn có thể từ các nhà tài trợ đa phương, song phương hoặc các quỹ tư nhân. Đôi khi một số tổ chức có thể nhận kinh phí từ các chương trình của nhà nước.35

Về hoạt động quản lý NGOs tại Việt Nam

Tại Việt Nam, NGOs quốc tế đăng ký tư cách pháp nhân tại một quốc gia khác. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) đang hoạt động tại Việt Nam được quản lý bởi Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và Trung Tâm dữ liệu NGO (NGO-RC). Tại Việt Nam để đăng ký thành lập INGO thì phải dựa theo Nghị định 88 của Chính phủ, đăng ký với Vụ các tổ chức phi chính phủ của Bộ Nội Vụ.

* PACCOM có vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin về hoạt đọng của NGOs tại Việt Nam, cụ thể :

- Làm cầu nối giữa các địa phương và đối tác Việt Nam với NGOs.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NGOs tại Việt Nam và hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức này;

34Sdd (3)

35Nguyễn Thu Huệ, Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong sự nghiệp phát triển kinh tế biển - bài học từ MCD

http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Vai-tro-cua-cac-to-chuc-phi-Chinh-phu-trong-su-nghiep-phat-trien-kinh-te-bien-bai- hoc-tu-MCD-21539.html, 27/2/2008

- Thu thập, chia sẻ thông tin liên quan đến các hoạt động của NGOs ở Việt Nam; tiến hành nghiên cứu về hoạt động của NGOs và nhu cầu của các địa phương;

- Kiến nghị với Chính phủ các chính sách về NGOs ở Việt Nam. Các hoạt động chính của Ban Điều phối bao gồm:

- Làm thủ tục xin cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại giấy phép cho

NGOs đang hoạt động ở Việt Nam theo Quy chế về hoạt động của NGOs tại Việt Nam;

- Lượng giá nhu cầu, thẩm định, giám sát và đánh giá chương trình dự án, lập kế hoạch chiến lược;

- Thu thập, chia sẻ thông tin; tổ chức hội thảo, tập huấn; nghiên cứu biên tập tài liệu.

* Nhóm Công tác phi chính phủ nước ngoài là đơn vị trực thuộc Ủy ban Công tác về các NGOs nước ngoài. Nhóm Công tác được thành lập theo Quyết định số 36/2001/QĐ-UB của Ủy ban nhằm giúp việc Ủy ban. Nhóm Công tác bao gồm đại diện cấp vụ của các cơ quan: Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ, Ban Tôn giáo của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban Đối ngoại Trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 37 - 40)