Sự e ngại của doanh nghiệp khi hợp tác với các tổ chức phi chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 72 - 74)

2.4.3 .Vai trò điều chỉnh chính sách

3.1. Những thách thức từ vị thế của NGOs

3.1.2. Sự e ngại của doanh nghiệp khi hợp tác với các tổ chức phi chính phủ

Tác động từ phía Nhà nước cộng với việc tuyên truyền cho hình ảnh của NGOs còn nhiều hạn chế khiến người dân và doanh nghiệp khơng biết hoặc nhìn nhận một cách sai lệch về NGO. Đặc biệt đối với mảng công nghệ thân thiện môi trường, nếu khối doanh nghiệp cũng e ngại trong quan hệ với NGOs vì “sợ phía

nhà nước “chụp mũ” là hỗ trợ các tổ chức “chống đối”” thì việc thuyết phục các

Doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ của NGOs đã khó, chưa nói gì đến việc kêu gọi Doanh nghiệp ủng hộ kinh phí cho hoạt động của NGOs. Điều này đặt ra câu hỏi NGOs nên làm gì để cải thiện hình ảnh của mình trong mắt người dân, doanh nghiệp và Nhà nước? Khi tiếp cận với Doanh nghiệp, NGOs khơng có lợi thế bằng những nhà môi giới công nghệ vốn am hiểu sâu về công nghệ, về kinh doanh biết

cách khai thác vào vấn đề quan tâm nhất của doanh nghiệp, đó là “chi phí- lợi nhuận” để thuyết phục họ. Trong bối cảnh đó NGOs gặp nhiều khó khăn khi chọn cách tiếp cận với Doanh nghiệp để vận động về chính sách cơng nghệ thân thiện môi trường.

3.1.3. Tương lai hạn hẹp về nguồn tài chính

Việt Nam hiện nay đã được xếp vào loại quốc gia có mức thu nhập trung bình (thấp) và trong tương lai, nếu khơng có những cải cách sâu sắc, rất có thể rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Trong khi đó các nhà tài trợ quốc tế sẽ dần rút khỏi Việt Nam. “Điều này ảnh hưởng trực tiếp trước hết đến nhóm NGO hoạt động dựa

trên căn bản là các nguồn tài trợ quốc tế. Thêm vào đó, từ trước đến nay,sự tồn tại khơng bình đẳng giữa các hội được bao cấp (các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp ) và các NGO không bao cấp khiến cho sự tài trợ của Nhà nước bị hút vào các hội bao cấp bất kể hiệu quả công việc của họ như thế nào.Do vậy, khi các nguồn lực quốc tế suy giảm, nguồn lực phân bổ cho các hoạt động của Nhà nước sẽ suy giảm theo thì nguồn lực cho nhóm NGO hoạt động dựa vào Nhà nước, dựa vào thị trường tất yếu cũng khơng khả quan.”

Vì vậy NGOs “sẽ rơi vào kịch bản bị bỏ mặc như ở một số nước (Nga). Ngoài ra, với thể chế hiện tại, nếu nhà nước cấp ngân sách cho NGOs hoạt động thì sẽ kèm theo các điều kiện “kiểm soát”, và như vậy NGOs sẽ mất vai trò độc lập (như trường hợp Trung Quốc)”.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn nguồn lực xã hội có khuynh hướng chỉ tài trợ cho các tổ chức chính trị xã hội. Các doanh nghiệp tư nhân chưa đủ phát triển. Điều này lý giải cho việc “chỉ có 9% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đã từng hợp tác cùng VNGO trong các hoạt động từ thiện, và các tổ chức đó cũng chủ yếu là các đoàn thể hoặc tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp” theo nghiên cứu trên của Đặng Hoàng Giang48.

Xã hội chưa có thói quen đóng góp cho các NGO nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà hiện vẫn chỉ quen đóng góp cho các tổ chức tơn giáo và từ thiện. Cũng theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường và Viện Xã hội học nêu trên, trong giai đoạn 2 – phỏng vấn định lượng gần 1200 người dân, có 87% cho rằng hoạt động của NGO là cần thiết hoặc có ích song chỉ có 27% số này sẵn sang đóng góp cho các hoạt động của NGO. Nói cách khác cứ trong 100 người được hỏi chỉ có khoảng 6 người sẵn sàng đóng góp cho hoạt động của NGO, 94 người cịn lại hoặc là khơng biết NGO là gì hoặc là khơng sẵn sàng đóng góp cho NGO49.

Bài tốn kinh phí được đặt ra gay gắt đối với NGOs. NGOs đứng trước lựa chọn: hoặc co cụm (rút dần các hoạt động, tập trung các hoạt động trọng điểm), hoặc mở rộng (phát triển thành các liên minh, mạng lưới). Trong bối cảnh đó, NGOs cần quan tâm hơn tới việc phát triển bộ phận thu hút tài trợ. Việc lựa chọn nguồn vốn từ nước ngoài, từ Nhà nước, doanh nghiệp hay người dân là tùy vào từng tổ chức, từng loại hoạt động, dự án. Hiện tại nguồn vốn từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng về lâu dài, nhiều chuyên gia cho rằng nguồn vốn từ tư nhân là rất có tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)