Các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào các hoạt động chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

9. Kết cấu luận văn

1.4. Sự cần thiết tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực công

1.4.2. Các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào các hoạt động chính

với tư cách là một thành tố của XHDS28

Hình 1.2. Mối quan hệ Nhà nước-Doanh nghiệp-XHDS

Nhà nước

Doanh nghiệp XHDS

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia luôn có sự tương tác giữa 3 thành phần là Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS.Với tính chất là một hệ

thống xã hội đứng bên ngoài hệ thống quyền lực, XHDS thường khách quan trong

khi đưa các những ý kiến giúp cho chủ thể chính sách nhìn rõ những điểm mạnh, yếu của chính sách, góp phần đề xuất và thực hiện những quyết định phù hợp đòi hỏi của thực tế….Khu vực XHDS có thể góp phần vào các hoạt động: đề xuất sáng kiến chính sách với các cơ quan chính phủ, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thực hiện chính sách công hoặc chính sách tư, phân tích chính sách, phát hiện những điểm yếu của chính sách và đề xuất những ý kiến cụ thể góp phần điều chỉnh chính sách. Mặt khác, chính các tổ chức thuộc khu vực XHDS có vai trò quan trọng với tư cách là người tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi các chính sách của Nhà nước.

28 Hoạt động chính sách: là những hoạt động của các nhóm xã hội liên quan đến quá trình phân tích chính sách, chuẩn bị quyết định chính sách, ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách.(Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB ĐHQG Hà Nội.).

Cũng theo tác giả Vũ Cao Đàm29, sự tham gia của XHDS vào hoạt động chính sách có thể xem xét qua một vài khía cạnh:

- XHDS là người tiếp nhận chính sách: quá trình tiếp nhận chính sách sẽ tạo

ra các phản ứng đa chiều của các nhóm xã hội;

- XHDS đóng vai trò là người phản biện chính sách: đây là một trong những

vai trò quan trọng của XHDS trong đó các tổ chức chính trị xã hội cùng với Mặt trân Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã được Nhà nước quy định về quy chế phản biện;

- XHDS góp phần điều chỉnh chính sách: họ là các nhóm phân hóa xã hội của chính sách, chịu sự tác động của chính sách nên có nhiều khả năng đóng góp những ý kiến điều chỉnh chính sách.

- XHDS là kênh đề xuất sáng kiến chính sách: XHDS có thể góp phần đề xuất sáng kiến chính sách với các cơ quan chính phủ,, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thực hiện chính sách, phân tích và phát hiện điểm yếu của chính sách; tuy nhiên trong thành phần XHDS cũng có nhóm ủng hộ và phản đối nên có thể đưa ra các quan điểm trái chiều nhau 30

Cho đến nay, cơ cấu XHDS ở Việt Nam bao gồm các loại hình tổ chức nào, vẫn còn nhiều tranh luận. Sau đây tác giả sử dụng một đề nghị đã được dùng tương đối rộng rãi31:

(1) Các tổ chức chính trị xã hội;

(2) Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; (3) Các hội nghề nghiệp và hiệp hội ngành nghề;

(4) Các tổ chức NGO (các NGO thuộc VUSTA còn gọi là các tổ chức KH&CN ngoài công lập);

(5) Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện; (6) Các cơ sở bảo trợ xã hội;

(7) Các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận

29 Sdd (16)

30 Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,(2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách , NXB Thế giới, trang 30.

31

Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (2016), Kỷ yếu tọa đàm Môi trường pháp lý thuận lợi cho hội và tổ chức phi chính phủ đóng góp xây dựng đất nước, trang 12.

(8) Các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế.

Các tổ chức này có vai trò khác nhau, song đều thực hiện một số hoạt động căn bản như: Cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực và chuyên gia, giám sát, vận động chính sách, đại diện cho các nhóm cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của công dân, hỗ trợ khối đại đoàn kết, vườn ươm, đưa ra các hệ tiêu chuấn, đồng thời là tổ chức kết nối giữa nhà nước – khối tư nhân (thị trường) – các tổ chức quốc tế.

Trong đó, các tổ chức xã hội được Nhà nước bao cấp (gồm tổ chức (1) và (2) trong liệt kê trên đây) có nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến và tổ chức cho người dân thực hiện đường lối chính trị của Đảng, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, làm hình mẫu cho việc thực hiện các chính sách của Đảng trong các loại hình tổ chức quần chúng tương ứng và tạo ảnh hưởng lên các tổ chức khác cùng loại khi cần thiết. Tiếp theo, các tổ chức xã hội nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ người dân tham gia theo nghề nghiệp của mình nhằm chia sẻ các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.

Các hiệp hội ngành nghề nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho giới doanh nghiệp thuộc ngành nghề của họ.

Các tổ chức (5), (6) và (7) chủ yếu hướng tới các hoạt động có tính chất tự nguyện, từ thiện cao, hoạt động theo địa bàn.32 Do vậy, trong các nhóm tổ chức thuộc XHDS, NGOs là đối tượng phù hợp nhất tham gia vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, khuyến khích việc áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, thực hiện đầy đủ 04 chức năng tham gia hoạt động chính sách như đã kể trên.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THÂN

THIỆN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)