.Vai trị phân tích chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 62)

Hoạt động phân tích chính sách được NGOs giành nhiều sự quan tâm, thậm chí cịn mở các khóa huấn luyện về phân tích chính sách cho chính bản thân và các đối tác. Cơng việc phân tích chính sách được diễn ra thường xuyên, cập nhật theo từng sự kiện, động thái từ phía Nhà nước. Có thể lấy ví dụ trường hợp của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature). Trên trang web của mình, trung tâm liên tục đưa ra các phân tích trong chuyên mục Thảo luận chính sách tìm hiểu ngun nhân tại sao doanh nghiệp không sử dụng công nghệ thân thiện mơi trường. Ngồi lý do xuất phát từ bản thân công nghệ (các công nghệ không thân thiện môi trường có giá rẻ hơn, đầu ra xử lý ít hơn nên tiết kiệm được chi phí. Trong khi đó các công nghệ truyền thống hướng đến thân thiện mơi trường (cơng nghệ có thể gây ơ nhiễm nhưng kết hợp với các biện pháp xử lý đầu ra tiên tiến để sản xuất sạch hơn), đặc biệt là các công nghệ mới tiên tiến sẽ tốn nhiều chi phí hơn.) cịn có hai lý do sau: Thứ nhất, doanh nghiệp sở dĩ có cơ sở để sử dụng các cơng nghệ trước hết

đó là do sự “dung túng” của chính quyền theo hai khía cạnh: (1) nhận thức hạn chế, chịu ảnh hưởng từ quan điểm ưu tiên phát triển kinh tế hơn bảo vệ mơi trường khiến chính quyền bỏ qua các mối nguy hại với môi trường từ sản xuất. Bản tin chính

sách số 20, quý 4/2015 “Tự do thương mại và Quản trị tài nguyên thiên nhiên” chỉ rõ sự suy giảm kinh tế, những thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế dẫn đến việc chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cao như dệt may, xi măng, hóa chất…;nhập khẩu ơ nhiễm từ các nước phát triển qua FDI. Về phía địa phương, rất nhiều địa phương vẫn chú trọng chạy theo thành tích tăng trưởng, khơng vì mục tiêu phát triển bền vững, bị động với ý đồ của nhà đầu tư . Bằng việc gia tăng nguồn thu từ thuế cho địa phương, sử dụng lao động địa phương, các doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục chính quyền phê duyệt các “ các dự án tận dụng và thậm chí tận diệt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.”(2) do những

bất cập trong chế tài xử lý vi phạm môi trường cộng với việc doanh nghiệp đã “mua chuộc”được chính quyền. Ta có thể thấy rõ trong các bài viết của Bản tin chính

Nam”, Bản tin chính sách số 12 với các bài viết “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường: khoảng cách giữa quy định và thực thi”, “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường”, “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất,phân bón và vật liệu nổ cơng nghiệp”...Thứ hai, sự tham gia của người

dân của các tổ chức XHDS còn yếu minh họa qua các bài viết trong bản tin chính

sách số 17, quý 1/2015 “Hướng đến những vận động mới về quyền mơi trường” nhìn nhận quyền thực thi môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong đó “dân biết” bao hàm việc tiếp cận và công khai thông tin mơi trường cịn thiếu cơ chế pháp lý cụ thể; “dân bàn” tập trung vào khía cạnh phản biện và tham gia góp ý vào các hoạt động và chính sách liên quan cịn thiếu thực chất, làm cho có; “dân làm” thảo luận về quyền và cơ chế tham gia của người dân trong bảo vệ mơi trường cịn chưa được đảm bảo; cuối cùng, “dân kiểm tra” nhìn nhận về cơng tác giám sát thực thi chính sách mơi trường cịn mờ nhạt,“có giám mà khơng có sát”.

Từ ví dụ trên ta có thể thấy nhiều NGO đã luôn theo sát từng VBQPPL của Nhà nước để kịp thời đưa ra các phân tích chính sách cho các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực công nghệ thân thiện môi trường.

2.4.3.Vai trị điều chỉnh chính sách

Sau khi đã thu thập thơng tin và phân tích chính sách, NGOs tiến hành soạn thảo các văn bản, tài liệu cần thiết cho các hoạt động vận động chính sách.Có thể kể tên một vài khuyến nghị chính sách với nội dung sâu sắc, đầy đủ lý lẽ, mang tính thuyết phục cao trong thời gian qua:

+ Khuyến nghị chính sách Thúc đẩy mạnh mẽ sử dụng năng lượng hiệu quả

trong bảy ngành công nghiệp- Lựa chọn thông minh của Trung tâm Phát triển Sáng

tạo Xanh (GreenID):Bảy ngành công nghiệp là Xi măng, Thép, Giấy và Bột giấy, Gạch, Dệt may, Chế biến thủy hải sản và Phân bón có tổng tiêu thụ năng lượng chiếm 49% của tồn ngành cơng nghiệp, hay 17% trong tổng tiêu thụ năng lượng năm 2010. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ năng lượng khơng tương xứng với đóng góp

cho GDP.Tiêu thụ năng lượng thực tế cao vì một số lý do chính như sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ và hiệu quả thấp; sự hiện hữu của chính sách trợ giá năng lượng; các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về việc sử dụng năng lượng hiệu quả.Sự phát triến càng mạnh mẽ của 7 ngành này càng gia tăng áp lực đến nguồn cung cấp năng lượng đang bị cạn kiệt. Khuyến nghị đưa ra cho 7 ngành là: Xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng; Tiếp tục hỗ trợ các dự án tiết kiệm năng lượng; Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế; Đẩy mạnh chương trình sản xuất sạch hơn; Tập trung phát triển công đoạn sản xuất tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Khuyến nghị cụ thể: Giám sát chặt chẽ xây dựng lò xi măng lạc hậu, nhỏ (ngành Xi măng) ;Chấn chỉnh ảnh hưởng của lò luyện thép đến lưới điện(ngành Thép);Phát triển nguồn nguyên liệu bột giấy trong nước(Ngành giấy và bột giấy); Khuyến khích sản xuất và sử dụng sản phẩm mới, công nghệ mới: chuyển đổi lò gạch thủ cơng sang lị gạch hiện đại, kính tiết kiệm năng lượng, bê tơng khí (ngành Gạch); Đẩy mạnh áp dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất( Ngành Dêt may, Chế biến thực phẩm); Có cơ chế ưu đãi bảo tồn năng lượng( Ngành Phân bón)

+ Khuyến nghị chính sách “Điện hạt nhân tại Việt Nam Thách thức và biện

pháp thay thế” và khuyến nghị chính sách “ Cơ hội để giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam vì sự phát triển bền vững” đưa ra những bất cập

của điện hạt nhân và nhiệt điện than đối với Việt Nam. Từ đó, Green ID cho rằng năng lượng tái tạo là lựa chọn khả thi tốt nhất cho Việt Nam với 9 lợi ích: Thứ nhất, do có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo từ mặt trời, sinh khối, và gió với cơng suất trung bình 37,818 MW4 , gần tương đương với công suất hiện tại của hệ thống năng lương, Việt Nam hồn tồn có thể chủ động được nguồn năng lượng trong nước, thoát khỏi việc bị phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thậm chí cả khi khơng có gió và ánh sáng mặt trời thì năng lượng vẫn được cung cấp đủ nhờ những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ điện. Thứ hai, năng lượng tái tạo là một cơng nghệ tiến bộ, ít rủi ro, tai nạn. Thứ ba, năng lượng tái tạo ít gây ra tác động xấu đến mơi trường và sinh kế của người dân. Thứ

tư, những công nghệ này tương đối đơn giản, nên có thể tạo ra nhiều việc làm mới cho những lao động có trình độ thấp ở vùng nơng thơn, cũng như những lao động làm quản lý và các công việc liên quan đến sản xuất, lắp đặt và bảo trì hệ thống. Thứ năm, vì đây là cơng nghệ khơng phức tạp, nhà máy điện năng lượng tái tạo có thể đưa vào vận hành nhanh hơn năng lượng than hay hạt nhân, vì thời gian xây dựng chỉ mất khoảng hai năm. Thứ sáu, phát triển cơng nghệ này có thể giúp tạo ra chuỗi giá trị và ngành công nghiệp nội địa đồng thời phát triển các khu vực nông thôn, lồng ghép được với các mục tiêu phát triển nông thôn mới và chiến lược tăng trưởng xanh. Thứ bảy, kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy với các chính sách đúng đắn, năng lượng tái tạo đã thu hút được nhiều đầu tư đến từ các khu vực tư nhân hơn, trong khi năng lượng hạt nhân đỏi hỏi nguồn đầu tư chủ yếu là từ nhà nước và trong một thời gian dài. Thứ tám, chi phí cho sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên thế giới có xu thế giảm mạnh (chi phí quy dẫnchi phí sản xuất- của 1 kWh điện năng lượng mặt trời đã giảm khoảng 60% từ năm 2008, mới đây ở Dubai chỉ còn khoảng 3 cent Mỹ/1kWh), đây là cơ hội lớn giúp Việt Nam thực hiện đổi hướng đầu tư sang năng lượng tái tạo. Thứ chín, năng lượng tái tạo là một giải pháp hiệu quả để cắt giảm khí thải, đóng góp nỗ lực với bạn bè năm châu thực hiện Hiệp định Paris 2015 để bảo vệ hành tinh. Tóm lại, năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, và con người, nguồn năng lượng sạch này chỉ cịn chờ quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn để có thể cất cánh phát triển.

+ Khuyến nghị chính sách “ Phát triến Thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và

rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu” được Liên minh Năng lượng (EA) biên soạn

dựa vào kết quả nghiên cứu nhanh “Những thách thức và rủi ro của kế hoạch phát triển thủy điện Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” doTrung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và thích nghi với Biến đổi khí hậu thực hiện và kết quả tham vấn với các chuyên gia năng lượng, các cộng đồng và chính quyền địa phương nơi có các cơng trình thủy điện và kết quả nghiên cứu của nhiều tổ chức trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề này. Khuyến nghị chỉ rõ Việt Nam hiện đã khai

thác về cơ bản toàn bộ tiềm năng kinh tế về thủy điện. Trong ngắn hạn và trung hạn (đến 2020 và 2030) thủy điện vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong mạng lưới năng lượng quốc gia. Bên cạnh những đóng góp tích cực vào bảo đảm an ninh năng lượng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia, các cơng trình thủy điện cũng gây nên những tác động tiêu cực to lớn đối với môi trường, xã hội bao gồm: Chặn các dịng sơng làm thay đổi môi trường, sinh thái các dịng sơng tự nhiên; làm ngập vĩnh viễn nhiều diện tích đất nơng nghiệp, đất rừng, khiến thiếu đất sản xuất; nhiều cộng đồng phải di dời, khi quy mô di dân lớn dẫn đến làm mất nhiều phong tục tập quán và thay đổi đời sống văn hóa lâu đời của các dân tộc bản địa. Trong điều kiện BÐKH, các cơng trình thủy điện sẽ đối mặt với các rủi ro và thách thức không nhỏ, bao gồm: a) Mất an toàn đập-hồ chứa thủy điện trong mùa lũ; b) Giảm mạnh sản lượng điện vào mùa khô;c) Gia tăng tranh chấp nước giữa các nhu cầu dùng nước hạ lưu và giảm hiệu quả kinh tế của các đập thủy điện. Ngược lại, các hồ đập thủy điện cũng là những tác nhân thúc đẩy quá trình BĐKH và tăng tác động tiêu cực của NBD, vì a) Thủy điện hồ chứa tạo nên lượng phát thải khí nhà kính lớn, b) Thủy điện làm mất rừng-bể chứa CO2, c) Hồ thủy điện giữ vật liệu bồi lắng tăng xói lở bờ sơng hạ lưu và góp phần làm các châu thổ chìm xuống tăng tác động tiêu cực NBD và xâm nhập mặn.Từ đó kiến nghị Nhà nước cần có chủ trương và thực thi các chính sách cụ thể để giảm thiểu những tác động do sự phát triển thủy điện tràn lan này gây ra.

+ Gần nhất phải kể đến là Thơng cáo báo chí về 10 kiến nghị giảm nguy cơ ơ

nhiễm từ nhiệt điện than47do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và

Liên minh Phòng chống Bệnh Không Lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) đưa ra ngày 24 tháng 10 năm 2016 sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ban hành chỉ thị số 11/CT-BCT ngày 19/10/2016 về việc bảo vệ mơi trường trong tồn ngành công thương. Thông cáo chỉ rõ: “Các nhà máy nhiệt điện than chiếm khoảng 50% trong nhóm các dự án có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường hoặc có

47 Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phịng chống Bệnh Khơng Lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), 10 kiến nghị giảm nguy cơ ô nhiễm từ nhiệt điện than, http://greenidvietnam.org.vn/noticesnh/10-kien-nghi-giam-nguy-co-o-nhiem-moi- truong-tu-nhiet-dien-than.html,24/10/2016

những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cần giám sát đặc biệt theo chỉ thị nêu trên. Mối lo này sẽ còn lớn hơn nữa nếu có thêm khoảng 40 nhà máy nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VII Điều chỉnh được xây dựng trên cả nước vào năm 2030.Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phịng chống Bệnh khơng lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) ủng hộ yêu cầu của ngài Bộ trưởng về các biện pháp quản lý tro xỉ và hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động mà các chủ đầu tư dự án nhiệt điện than phải tuân thủ. Giám sát và tăng cường quản lý đặc biệt các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành là một bước đi kịp thời và cần thiết.

Tuy nhiên, Thông cáo chỉ rõ đây mới chỉ là giải pháp tình thế để khắc phục hậu quả. Điều mà các tổ chức khoa học và người dân mong đợi là các giải pháp chiến lược ngăn chặn ô nhiễm môi trường từ nguồn xây dựng theo khoa học dự phịng bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an tồn mơi trường. Từ đó thơng cáo đưa ra 10 kiến nghị sau:

(1) Chính phủ xem xét, đánh giá lại một cách cẩn trọng Quy hoạch điện VII Điều chỉnh theo nguyên tắc không đánh đổi môi trường và sức khỏe cộng đồng lấy dự án, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiệt điện than và tham vấn rộng rãi với các bên liên quan để huy động các sáng kiến, giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững; (2) Chính phủ dừng lại các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch chưa xây dựng để xem xét kỹ lưỡng hiệu quả lợi ích và tác động, tổn thất đối với tồn xã hội và nền kinh tế;

(3) Đánh giá tác động sức khỏe phải bắt buộc thực hiện trong quá trình đánh giá tác động môi trường xã hội và nguy cơ gia tăng bệnh không lây nhiễm của các dự án nhiệt điện đồng thời Bộ Y tế cần có vai trị trong q trình này; (4) Chính phủ sớm ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế và người dân tham gia phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đưa lại lợi ích kinh tế, y tế, xã hội, không nguy hại tới môi trường; (5) Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên Môi Trường công bố các chỉ số vượt

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ô nhiễm môi trường của từng nhà máy cụ thể để đảm bảo minh bạch thông tin và giám sát hiệu quả;

(6) Thông tin về Kế hoạch quản lý môi trường của dự án, kế hoạch giải quyết vấn đề tro xỉ của nhiệt điện than của các công ty cần được cơng khai để chính quyền, hội đồng nhân dân, đại biểu quốc hội, các tổ chức khoa học phi lợi nhuận và người dân chủ động tham gia vào hoạt động giám sát việc tuân thủ; (7) Kết quả đo đạc từ hệ thống quan trắc tự động của các nhà máy nhiệt điện than cần phải được công khai và cập nhật hàng ngày để các cơ quan địa phương, tổ chức xã hội và người dân chủ động tham gia vào hoạt động giám sát việc tuân thủ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

(8) Bộ Tài nguyên và Môi Trường cần nâng cấp cập nhật các tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và đưa vào quá trình sửa đổi Luật bảo vệ môi trường;

(9) Bộ Công Thương và Bộ Tài Ngun và Mơi trường thành lập đường dây nóng để tiếp nhận và phản hồi thông tin của công dân về việc thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 62)