Các vai trò khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 68)

2.4.3 .Vai trò điều chỉnh chính sách

2.4.4. Các vai trò khác

a) Vận động sử dụng sản phẩm thân thiện với mơi trường

Ngồi việc tác động trực tiếp, NGOs có thể tác động tới q trình hoạch định chính sách về cơng nghệ thân thiện với mơi trường bằng cách vận động người dân

ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với mơi trường từ đó gián tiếp ủng hộ các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường của Nhà nước.

Ví dụ cụ thể:

+ Dự án «Thúc đẩy tiêu dùng Sản phẩm thân thiện với môi trường trong giới trẻ» được Tổ chức Hành động vì Mơi trường (AFEO) xây dựng với mục đích cung cấp một cách hệ thống, sáng tạo những hiểu biết, kiến thức về sản phẩm thân thiện với môi trường đến giới trẻ. Bên cạnh đó là các diễn đàn, các hoạt động, các cuộc thi giúp các bạn trẻ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó thay đổi thói quen tiêu dùng tốt cho môi trường cũng như cho chính bản thân các bạn. Dự án «Thúc đẩy tiêu dùng Sản phẩm thân thiện với môi trường trong giới trẻ» cũng là cầu nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Thơng qua đó khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn nữa các sản phẩm xanh này.

+ Trung tâm Sống và Học tập vì Mơi trường và Cộng đồng (Live & Learn) là một tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ được thành lập bởi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm là nhà điều phối chính cho hoạt động của mạng lưới Thế hệ Xanh Việt Nam- mạng lưới thanh niên, các cá nhân, câu lạc bộ môi trường và tổ chức tuổi trẻ có chung mối quan tâm đến các vấn đề mơi trường và Biến đổi khí hậu. Một trong giải pháp cho chính sách xanh được Thế hệ Xanh đưa ra là “Xanh” trong mua hàng: Ưu tiên sử dụng thực phẩm hữu cơ; Hạn chế bao nilon, sử dụng bao gói thân thiện với mơi trường có thể tái chế và tái sử dụng; Mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu, được chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng và các đồ dùng có chất liệu thân thiện với môi trường; Sử dụng các thiết bị hiện đại, ưu tiên thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo (ánh sáng mặt trời, gió…).

+ Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững đã khởi động dự án iSeeds club. Nhóm thực hiện dự án i-Seeds gồm một số chuyên gia và các tình nguyện viên trẻ có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế và phát triển bền vững, tư vấn giáo dục và đào tạo, thiết kế thời trang và thiết kế nội

thất, v.v. Họ được đào tạo bài bản với nhiệt tình và tâm huyết mong muốn cung cấp các chương trình giáo dục Sáng tạo và Phát triển bền vững cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Giai đoạn 1 của dự án sẽ tập trung vào đối tượng học sinh cấp 1 (từ 6 đến 10 tuổi), đem lại cho các em cơ hội trải nghiệm về vật liệu xanh vàvật liệu tái tạo truyền thống như mây, tre, gốm sứ, giầy do, ́ v.v. Các hoạt động đa dạng và lý thú khác nhằm nâng cao nhận thức của các em về vai trị của công dân tồn cầu và trách nhiệm đối với môi trường cũng sẽ được thiết kế và đưa vào chương triǹh giáo dục tại trường. Nội dung này sẽ được giảng daỵ bằng tiếng Anh do đó cũng sẽ góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ của các em học sinh. Hiện nay nhóm dự án i- Seeds club đang tiến hành triển khai thí điểm tại một số trường câp 1 tư thục và quốc tế trong địa bàn thành phố Hà Nội.

b) Vai trò tư vấn trực tiếp công nghệ

NGOs cịn trực tiếp nghiên cứu và phát triển cơng nghệ thân thiện với môi trường, và làm các dịch vụ tư vấn về môi trường cho doanh nghiệp. Xu hướng này xuất hiện ở nhóm NGO đang có xu hướng phát triển thành Doanh nghiệp Xã hội. Có thể kể đến Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Môi trường (REC). Hiện nay, trung tâm đi sâu vào nghiên cứu và phát triển công nghệ về năng lượng về bảo vệ môi trường; tối ưu hóa q trình sản xuất, nghiên cứu cơng nghệ xử lý, quản lý và kiểm sốt chất lượng mơi trường, cơng nghệ sạch và hệ thống thông tin môi trường, đồng thời tiến hành các dịch vụ tư vấn về mơi trường cho doanh nghiệp. Một ví dụ khác là Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các dịch vụ nghiên cứu & phát triển, tư vấn, xây dựng năng lực và ứng dụng các giải pháp và mơ hình phát triển mang tính sáng tạo và bền vững nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam. CCS được thành lập năm 2013 với mục đích tiếp nối những thành công và kết quả đạt được trong lĩnh vực đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững của dự án SPIN trong khn khổ chương trình SWITCH-Asia của Liên minh châu Âu (2010 - 2014).Hiện nay CCS đang phát triển ba thương hiệu và cũng là ba mảng hoạt động chính của Trung tâm: i-Nature (Nông nghiệp không chất thải); Hàng Xanh (Sản phẩm Bền

vững); và Tinh Tế (Năng lượng Tái tạo và Công nghệ Sạch). Với câu chuyện thành công của các Doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn bởi Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Sáng tạo và Phát triển bền vững là Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Tinh tế (Elegance Ltd.), Công ty Cổ phần Công nghệ Nông nghiệp hữu cơ i-nature và Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Liên (Viet Lien Ltd.)

Qua phân tích ở trên ta thấy có sự liên kết giữa các vai trị của NGOs. Các thơng tin được tích lũy theo thời gian, theo chiều rộng là cơ sở để hình thành các phân tích chun sâu về chính sách, các phân tích với cái nhìn đa chiều là cơ sở để hình thành các khuyến nghị điều chỉnh chính sách. Ngược lại, chính sách sau khi điều chỉnh lại cần đến các thơng tin phản hồi về thực thi chính sách trong thực tiễn, những phân tích chuyên làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hình thành chính sách mới sau này.

Tuy vậy, có thể nói NGOs hiện mới chỉ làm tương đối vai trò thứ nhất-cung cấp thơng tin, các vai trị còn lại còn tương đối mờ nhạt, chỉ dừng lại ở một vài điển hình. Sang phần chương 3, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích ngun nhân dẫn đến tình trạng này.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ THAM GIA HOẠCH ĐỊNH CHÍNH

SÁCH CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.1. Những thách thức từ vị thế của các tổ chức phi chính phủ

3.1.1. Tính chính danh của XHDS trong hệ thống pháp luật

Vấn đề đầu tiên, gây nhiều trăn trở mà khi trả lời phỏng vấn, hầu như tất cả chuyên gia đều chia sẻ đó là tính chính danh – do nhà nước “chưa thừa nhận”

XHDS, có nghĩa là chưa có luật hoặc chưa có định nghĩa rõ ràng về XHDS trong các văn bản pháp luật. Có chuyên gia nói vui, điều này như việc hoạt động mà chưa được thừa nhận, “như việc sinh hoạt trên mảnh đất mà khơng có Sổ đỏ. Anh sống ở

đó mà khơng cảm thấy an tâm. Muốn cơi nới sửa chữa gì cũng khó…”. Việc khơng

được thừa nhận này làm bó hẹp khơng gian hoạt động của NGOs. Có chuyên gia cịn ví việc này như “ đến tuổi mà chưa được cấp chứng minh thư”. Do vậy “năng

lực có đó nhưng vẫn thua bạn kém bè, không được mời tham gia vào những hoạt động giành cho công dân (như bầu cử chẳng hạn)...”. Điều này khiến NGOs không

phát huy được hết khả năng của mình, dù rất tâm huyết.

3.1.2. Sự e ngại của doanh nghiệp khi hợp tác với các tổ chức phi chính phủ

Tác động từ phía Nhà nước cộng với việc tuyên truyền cho hình ảnh của NGOs cịn nhiều hạn chế khiến người dân và doanh nghiệp khơng biết hoặc nhìn nhận một cách sai lệch về NGO. Đặc biệt đối với mảng công nghệ thân thiện môi trường, nếu khối doanh nghiệp cũng e ngại trong quan hệ với NGOs vì “sợ phía

nhà nước “chụp mũ” là hỗ trợ các tổ chức “chống đối”” thì việc thuyết phục các

Doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ của NGOs đã khó, chưa nói gì đến việc kêu gọi Doanh nghiệp ủng hộ kinh phí cho hoạt động của NGOs. Điều này đặt ra câu hỏi NGOs nên làm gì để cải thiện hình ảnh của mình trong mắt người dân, doanh nghiệp và Nhà nước? Khi tiếp cận với Doanh nghiệp, NGOs khơng có lợi thế bằng những nhà môi giới công nghệ vốn am hiểu sâu về công nghệ, về kinh doanh biết

cách khai thác vào vấn đề quan tâm nhất của doanh nghiệp, đó là “chi phí- lợi nhuận” để thuyết phục họ. Trong bối cảnh đó NGOs gặp nhiều khó khăn khi chọn cách tiếp cận với Doanh nghiệp để vận động về chính sách cơng nghệ thân thiện môi trường.

3.1.3. Tương lai hạn hẹp về nguồn tài chính

Việt Nam hiện nay đã được xếp vào loại quốc gia có mức thu nhập trung bình (thấp) và trong tương lai, nếu khơng có những cải cách sâu sắc, rất có thể rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Trong khi đó các nhà tài trợ quốc tế sẽ dần rút khỏi Việt Nam. “Điều này ảnh hưởng trực tiếp trước hết đến nhóm NGO hoạt động dựa

trên căn bản là các nguồn tài trợ quốc tế. Thêm vào đó, từ trước đến nay,sự tồn tại khơng bình đẳng giữa các hội được bao cấp (các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp ) và các NGO không bao cấp khiến cho sự tài trợ của Nhà nước bị hút vào các hội bao cấp bất kể hiệu quả công việc của họ như thế nào.Do vậy, khi các nguồn lực quốc tế suy giảm, nguồn lực phân bổ cho các hoạt động của Nhà nước sẽ suy giảm theo thì nguồn lực cho nhóm NGO hoạt động dựa vào Nhà nước, dựa vào thị trường tất yếu cũng không khả quan.”

Vì vậy NGOs “sẽ rơi vào kịch bản bị bỏ mặc như ở một số nước (Nga). Ngoài ra, với thể chế hiện tại, nếu nhà nước cấp ngân sách cho NGOs hoạt động thì sẽ kèm theo các điều kiện “kiểm soát”, và như vậy NGOs sẽ mất vai trò độc lập (như trường hợp Trung Quốc)”.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn nguồn lực xã hội có khuynh hướng chỉ tài trợ cho các tổ chức chính trị xã hội. Các doanh nghiệp tư nhân chưa đủ phát triển. Điều này lý giải cho việc “chỉ có 9% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đã từng hợp tác cùng VNGO trong các hoạt động từ thiện, và các tổ chức đó cũng chủ yếu là các đoàn thể hoặc tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp” theo nghiên cứu trên của Đặng Hoàng Giang48.

Xã hội chưa có thói quen đóng góp cho các NGO nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà hiện vẫn chỉ quen đóng góp cho các tổ chức tơn giáo và từ thiện. Cũng theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường và Viện Xã hội học nêu trên, trong giai đoạn 2 – phỏng vấn định lượng gần 1200 người dân, có 87% cho rằng hoạt động của NGO là cần thiết hoặc có ích song chỉ có 27% số này sẵn sang đóng góp cho các hoạt động của NGO. Nói cách khác cứ trong 100 người được hỏi chỉ có khoảng 6 người sẵn sàng đóng góp cho hoạt động của NGO, 94 người cịn lại hoặc là khơng biết NGO là gì hoặc là khơng sẵn sàng đóng góp cho NGO49.

Bài tốn kinh phí được đặt ra gay gắt đối với NGOs. NGOs đứng trước lựa chọn: hoặc co cụm (rút dần các hoạt động, tập trung các hoạt động trọng điểm), hoặc mở rộng (phát triển thành các liên minh, mạng lưới). Trong bối cảnh đó, NGOs cần quan tâm hơn tới việc phát triển bộ phận thu hút tài trợ. Việc lựa chọn nguồn vốn từ nước ngoài, từ Nhà nước, doanh nghiệp hay người dân là tùy vào từng tổ chức, từng loại hoạt động, dự án. Hiện tại nguồn vốn từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng về lâu dài, nhiều chuyên gia cho rằng nguồn vốn từ tư nhân là rất có tiềm năng.

3.2. Khuyến nghị

3.2.1. Khuyến nghị cho các cơ quan Nhà nước

3.2.1.1. Khuyến nghị về việc xây dựng khung pháp lý cho NGOs

“Khung pháp lý” ở đây mang ý nghĩa cả hệ thống bao quát các luật và quy định có liên quan đến sự hình thành và phát triển của khối XHDS mà NGOs là một thành viên. Khung pháp lý tốt, thúc đẩy sự phát triển của khối XHDS thì đương nhiên cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của NGOs.

Khơng thể có một khung pháp lý chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới mà phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và điều kiện của từng quốc gia. Tuy nhiên,

có thể xác định và học hỏi một số kinh nghiệp bổ ích và các phương thức thực hiện tốt của quốc tế trong quá trình áp dụng xây dựng luật mới cho Việt Nam.

Một khung pháp lý tốt cần phải điều hòa được quyền, lợi ích và trách nghiệm, nghĩa vụ của các bên, là cơ sở pháp lý để tạo ra một môi trường thuận lợi, rõ ràng, hỗ trợ cho các tổ chức XHDS hình thành, hoạt động, phát triển hiệu quả và đóng góp được nhiều nhất cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Có thể nhìn vào một số lĩnh vực cơ bản sau để xem xét việc xây dựng một khung pháp lý mang tính khuyến khích50. Các lĩnh vực được phân tích liên quan các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức XHDS và các quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:

o Bảo vệ các quyền cơ bản khi đăng ký thành lập, hoạt động và giải thể;

o Hoà nhập và quản lý tốt;

o Bền vững về mặt tài chính;

o Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình;

o Mối liên kết giữa các tổ chức XHDS với nhà nước, khu vực tư nhân và các thành phần liên quan.

(1). Bảo vệ các quyền cơ bản khi đăng ký thành lập, hoạt động và giải thể Đăng ký thành lập: Bảo vệ quyền hiến định bằng việc cho phép các tổ chức

XHDS được thành lập theo ý nguyện, và không chỉ các tổ chức có tư cách pháp nhân, các tổ chức tự nguyện dựa trên cộng đồng cũng được tham gia vào các hoạt động theo luật định. Việc đăng ký thành lập cần được định hướng để có thể tiến hành nhanh chóng, dể dàng và khơng tốn kém. Cơ quan cấp đăng ký cần công bằng, rõ ràng và có một bộ máy phù hợp với đội ngũ nhân viên có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện chức năng của mình. Luật cần quy định quyền được khiếu nại để xem xét lại quyết định của cơ quan cấp đăng ký.

Cho dù các tổ chức XHDS được đăng ký hoặc sát nhập từ một hoặc nhiều tổ chức khác nhau, nên có một danh bạ đăng ký cấp tồn quốc dành riêng cho các tổ chức XHDS và công chúng được tiếp cận với danh bạ này.

Hoạt động: Các tổ chức XHDS được phép tham gia các hoạt động làm lợi

cho thành viên của mình và tham gia các hoạt động từ thiện hoặc phục vụ lợi ích cơng cộng mà không trái với pháp luật hoặc các nguyên tắc đạo đức. Các hoạt động này phải tuân theo các qui định chung về cấp giấy phép và các thủ tục khác như mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hay các cơ quan công cộng khác. Các tổ chức XHDS được tham gia trong thảo luận và hình thành khung các chính sách cơng, phản biện các chính sách, chương trình của nhà nước. Các tổ chức XHDS được quyền tiếp cận với các thông tin đại chúng, báo chí và cả các kênh thông tin đại chúng của nhà nước nếu có để thơng cáo về các hoạt động của mình.

Mơ hình cấp Chứng chỉ về dịch vụ cơng ích: Khi cần thiết có một cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)