Khuyến nghị cho các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 74)

2.4.3 .Vai trò điều chỉnh chính sách

3.2. Khuyến nghị

3.2.1. Khuyến nghị cho các cơ quan Nhà nước

3.2.1.1. Khuyến nghị về việc xây dựng khung pháp lý cho NGOs

“Khung pháp lý” ở đây mang ý nghĩa cả hệ thống bao quát các luật và quy định có liên quan đến sự hình thành và phát triển của khối XHDS mà NGOs là một thành viên. Khung pháp lý tốt, thúc đẩy sự phát triển của khối XHDS thì đương nhiên cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của NGOs.

Khơng thể có một khung pháp lý chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới mà phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và điều kiện của từng quốc gia. Tuy nhiên,

có thể xác định và học hỏi một số kinh nghiệp bổ ích và các phương thức thực hiện tốt của quốc tế trong quá trình áp dụng xây dựng luật mới cho Việt Nam.

Một khung pháp lý tốt cần phải điều hòa được quyền, lợi ích và trách nghiệm, nghĩa vụ của các bên, là cơ sở pháp lý để tạo ra một môi trường thuận lợi, rõ ràng, hỗ trợ cho các tổ chức XHDS hình thành, hoạt động, phát triển hiệu quả và đóng góp được nhiều nhất cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Có thể nhìn vào một số lĩnh vực cơ bản sau để xem xét việc xây dựng một khung pháp lý mang tính khuyến khích50. Các lĩnh vực được phân tích liên quan các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức XHDS và các quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:

o Bảo vệ các quyền cơ bản khi đăng ký thành lập, hoạt động và giải thể;

o Hoà nhập và quản lý tốt;

o Bền vững về mặt tài chính;

o Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình;

o Mối liên kết giữa các tổ chức XHDS với nhà nước, khu vực tư nhân và các thành phần liên quan.

(1). Bảo vệ các quyền cơ bản khi đăng ký thành lập, hoạt động và giải thể Đăng ký thành lập: Bảo vệ quyền hiến định bằng việc cho phép các tổ chức

XHDS được thành lập theo ý nguyện, và không chỉ các tổ chức có tư cách pháp nhân, các tổ chức tự nguyện dựa trên cộng đồng cũng được tham gia vào các hoạt động theo luật định. Việc đăng ký thành lập cần được định hướng để có thể tiến hành nhanh chóng, dể dàng và khơng tốn kém. Cơ quan cấp đăng ký cần công bằng, rõ ràng và có một bộ máy phù hợp với đội ngũ nhân viên có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện chức năng của mình. Luật cần quy định quyền được khiếu nại để xem xét lại quyết định của cơ quan cấp đăng ký.

Cho dù các tổ chức XHDS được đăng ký hoặc sát nhập từ một hoặc nhiều tổ chức khác nhau, nên có một danh bạ đăng ký cấp tồn quốc dành riêng cho các tổ chức XHDS và công chúng được tiếp cận với danh bạ này.

Hoạt động: Các tổ chức XHDS được phép tham gia các hoạt động làm lợi

cho thành viên của mình và tham gia các hoạt động từ thiện hoặc phục vụ lợi ích cơng cộng mà khơng trái với pháp luật hoặc các nguyên tắc đạo đức. Các hoạt động này phải tuân theo các qui định chung về cấp giấy phép và các thủ tục khác như mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hay các cơ quan công cộng khác. Các tổ chức XHDS được tham gia trong thảo luận và hình thành khung các chính sách cơng, phản biện các chính sách, chương trình của nhà nước. Các tổ chức XHDS được quyền tiếp cận với các thông tin đại chúng, báo chí và cả các kênh thông tin đại chúng của nhà nước nếu có để thơng cáo về các hoạt động của mình.

Mơ hình cấp Chứng chỉ về dịch vụ cơng ích: Khi cần thiết có một cơ quan đánh giá, quyết định xem một tổ chức có đạt yêu cầu trở thành tổ chức chuyên hoạt động cung cấp dịch vụ cơng ích hoặc từ thiện. Chứng chỉ này được coi như một tín chỉ về mức độ tin cậy, chất lượng và cơng lao đóng góp của tổ chức và thường giúp cho tổ chức đó được hưởng nhiều lợi ích hơn về thuế, ngân sách. Chứng chỉ loại này thường do một cơ quan độc lập, bao gồm nhiều thành phần có đại diện của chính phủ và chính các tổ chức XHDS 51 ban hành.

(2) Hoà nhập và quản lý tốt

Khung pháp lý về các tổ chức XHDS cần đưa ra yêu cầu tối thiểu phải có trong điều lệ hoạt động của tổ chức về hoạt động và quản lý, đặc biệt là cơ chế giảm sát hoạt động (là thành viên, hoặc là một ban giám sát, ban kiểm toán nếu là tổ chức khơng có thành viên) và hệ thống báo cáo. Ngồi ra cần có những quy định để tránh tối đa các tranh chấp giữa lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế và lợi ích của tổ chức. Và đặc biệt làm rõ nguyên tắc phi vụ lợi, nghĩa là không phân chia lợi nhuận dù trực

tiếp hay gián tiếp cho người sáng lập, các thành viên, các cán bộ, các thành viên của ban quản trị và các nhân viên, kể cả trong các trường hợp giải thể.52

Ngoài ra, khung pháp lý cần có quy định khuyến khích các tổ chức XHDS tạo các chuẩn mực cao hơn về quản lý và hoạt động của mình thơng qua các qui định về tự quản lý và qui chuẩn đạo đức. Các tổ chức bao trùm, bảo trợ, các mạng lưới cũng nên được khuyến khích hình thành để tiếp nhận và thực hiện các nguyên tắc về tự quản lý, và hoạt động.

(3) Đảm bảo bền vững về tài chính

Một khung pháp tốt cần đưa ra các cơ chế để đảm bảo, hỗ trợ, khuyến khích bền vững tài chính cho các tổ chức XHDS, trong đó cho phép các tổ chức này tiến hành các hoạt động như:

Gây quỹ: thông qua các hoạt động phù hợp về mặt luật pháp và văn hố vì

mục đích gây quỹ. Các hoạt động này cần có ghi chép lưu trữ tại cơ quan nhà nước hoặc tổ chức giám sát độc lập; có giấy phép, tiêu chuẩn cho hoạt động quyên góp; thơng tin cho cơng chúng; và có thể bị xử phạt đối với các hành vi sai trái.

Hoạt động kinh tế, thươngmại hợp pháp được phép thực hiện trong các lĩnh

vực của tổ chức và khơng phân chia lợi nhuận.Hoạt động này địi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép và có thể chịu thuế.

Miễn một số loại thuế như thuế thu nhập hoặc thuế lợi tức: đặc biệt đối với

các tổ chức vì lợi ích cơng cộng và các khoản tài trợ cho những tổ chức này nhằm khuyến khích hoạt động từ thiện và nâng cao ý thức cơng dân. Ngồi ra các tổ chức còn có thể được miễn thuế VAT, thuế hải quan, v.v.

Bên cạnh đó, khung pháp lý nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho việc trao tặng tiền, hiện vật và đầu tư vào các lĩnh vực cơng ích; cho phép nhận các khoản vốn, tài trợ nước ngồi, các khoản đóng góp hoặc chuyển nhượng một cách hợp pháp; và khuyến khích hoạt động của các tình nguyện viên, v.v.

52Trừ một số trường hợp có thể có quy định khác khi giải thể, cá nhân có thể rút tài sản hoặc vốn góp ban đầu của mình, hoặc quyết định số tài sản vốn góp này được sử dụng vào mục đích như mong muốn.

(4) Tính giải trình và minh bạch

Báo cáo: là một cơng cụ hữu hiệu để đảm bảo trách nhiệm giải trình và tính

minh bạch trong các hoạt động của các tổ chức XHDS. Để phục vụ tốt nhất các đối tượng sử dụng, các yêu cầu về báo cáo mà các tổ chức phải nộp cần đơn giản và đồng nhất giữa các cơ quan nhà nước. Những báo cáo cơ bản bao gồm:

i) Báo cáo cho các cơ quan quản lý/ cấp giấy phép hoặc đăng ký: Tối thiểu là báo cáo hàng năm về tài chính và hoạt động chung cho cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chung.

ii) Báo cáo cho các cơ quan thuế và kiểm toán bởi các cơ quan thuế hoặc kiểm toán:

Trong các báo cáo này cần có điều khoản để bảo vệ các thơng tin bí mật, độc quyền cũng như quyền được giấu tên của các nhà tài trợ và người hưởng lợi (nếu có).

Thơng tin cho công chúng: Bất kỳ tổ chức nào có các hoạt động lớn hoặc có

tài sản được tài trợ từ nguồn phúc lợi công cộng cần phải xuất bản hoặc cho công chúng tiếp cận với các báo cáo về các hoạt động tài chính và hoạt động chung của tổ chức.

Kiểm tốn do các cơ quan chun mơn tiến hành: Tất cả các tổ chức sẽ có

thể bị kiểm tốn ngẫu nhiên với thông báo từ trước bởi các cơ quan giám sát, tuy nhiên các cuộc kiểm tốn như vậy khơng nên lạm dụng sẽ gây phiền nhiễu cho các tổ chức XHDS.

Áp dụng chế tài khi vi phạm như đối với một pháp nhân bình thường khi các

tổ chức XHDS có các hành vi vi phạm các luật đặc thù đối họ (ví dụ tự trao đổi, các hoạt động gây quĩ không hợp pháp hoặc vi phạm các qui định đặc biệt trong luật thuế).

(5) Liên kết giữa chính phủ và các tổ chức XHDS:

Liên kết này cần được tăng cường, có thể thơng qua cơ chế đối thoại và hợp tác thường xuyên hoặc cơ chế chính thức hơn như một cơ quan hoặc hội đồng bao gồm đại diện của các bên. Khung pháp lý cần bao gồm cả các qui định này, thí dụ:

văn bản luật liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ cơng ích cần có các điều khoản khuyến khích sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức XHDS, khuyến khích các dự án tài trợ của chính phủ được thực hiện bởi các các tổ chức XHDS qua các hợp đồng hoặc tài trợ.

3.2.1.2. Khuyến nghị về cơ chế khuyến khích áp dụng cơng nghệ thân thiện môi trường

Theo thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, “nhiều doanh nghiệp đầu tư trước đây có

giai đoạn chạy theo tăng trưởng, xem nhẹ yếu tố bảo vệ môi trường và nhiều DN đang hoạt động ít chú ý đến việc BVMT. Những doanh nghiệp này sắp tới sẽ phải thay đổi cơng nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, hệ thống xử lý nước thải, khí thải và rác thải để đảm bảo cho mơi trường. Cịn những doanh nghiệp mới thành lập đang triển khai, chúng tôi đã tăng cường đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Thậm chí, trong ĐTM có tiêu chí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất đời sống. Hi vọng trong thời gian tới, những doanh nghiệp mới đầu tư sẽ ý thức, trách nhiệm hơn về vấn đề BVMT”.53Và để khuyến khích sự phát triển của công nghệ thân thiện môi trường, hạn chế thậm chí xóa bỏ hẳn các cơng nghệ lạc hậu gây ơ nhiễm, các biện pháp tài chính được xem như hữu hiệu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Việc ban hành các chính sách ưa đãi về thuế, vốn đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất không gây ơ nhiễm mơi trường, xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp gây ơ nhiễm sẽ tạo cơ sở thuận lợi hơn cho NGOs thuyết phục điều hoà các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp, từ đó, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, khuyến khích ý thức tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí trong q trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.doanh nghiệp hướng đến nền sản xuất sạch hơn.

(1) Ưu đãi về thuế, tín dụng

53

Nguyễn Cường, Khuyến khích đổi mới cơng nghệ thân thiện mơi trường, http://baotainguyenmoitruong.vn/, 12/07/2016

Hiện ở Việt Nam có hai loại thuế liên quan trực tiếp tới công nghệ thân môi trường: Thuế Bảo vệ môi trường và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế bảo vệ môi trường: Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, là văn bản duy nhất điều chỉnh một cách trực tiếp vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế. Đây là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Hơn nữa, thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng sạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn tới việc ra đời của các cơng nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại tới môi trường.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này có liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, thông qua những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ môi trường bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính trong việc thực hiện cơng tác bảo vệ môi trường. Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của các tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, các quy định của sắc thuế này thường thể hiện rõ nét hơn mục tiêu điều tiết của Nhà nước và cũng có tác động rõ nét hơn đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường54

54

Khánh Hiền, Chính sách thuế - cơng cụ bảo vệ mơi trường, http://moitruong.com.vn/phat-trien-ben-vung/chinh-sach-

Ngồi ra cịn có hỗ trợ của cấp ủy địa phương. Đặc biệt, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng dành một phần kinh phí ưu tiên cho lĩnh vực này

Tuy nhiên, theo kết quả dự án đánh giá thực trạng tình hình đầu tư cho đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của doanh nghiệp Việt Nam55 của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam), gần 40% doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động bảo vệ mơi trường và có chi phí thường xun cho hoạt động này. Trong số các doanh nghiệp này có tới 74% có chi phí đầu tư cho bảo vệ môi trường nhỏ hơn 10% chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Trung bình tỷ lệ chi phí thường xuyên cho bảo vệ môi trường của doanh nghiệp chỉ chiếm hơn 1% so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Trong q trình đầu tư, đổi mới cơng nghệ sản xuất, gần 70% doanh nghiệp đổi mới công nghệ 1 lần trong quá trình hoạt động, tính từ khi thành lập doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, 30% công nghệ nhập từ Trung Quốc. Số lượng doanh nghiệp đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường rất thấp, chỉ chiếm 22% trong tổng số gần 360 doanh nghiệp được khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới cơng nghệ cịn thấp. Hai nhóm ngành có nguy cơ ơ nhiễm mơi trường cao là sản xuất kim loại và kim loại đúc sẵn lại có tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ thấp hơn nữa. Theo kết quả dự án này, việc đầu tư và chi phí thường xun cho bảo vệ mơi trường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi đầu tư và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân chủ yếu là do tuy có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam (Trang 74)