CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
2.3. Không gian và sự thể hiện không gian trong văn chƣơng Tuệ Trung Thƣợng sĩ
2.3.2. Không gian vượt bỏ các giới hạn
Một đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Tuệ Trung Thƣợng sĩ, đƣợc các nhà nghiên cứu xem nhƣ đặc sắc nghệ thuật của thơ ông qua cách định danh: “Trần Tung và những khúc ca cuồng phóng”, chính là tinh thần khai phóng mạnh mẽ cùng những vần thơ tràn đầy lạc thú giải thoát, ngoài vòng tục lụy. Ở những tác phẩm nhƣ vậy, điều đáng chú ý là, bên cạnh việc xây dựng một loại hình tƣợng trung tâm độc đáo và khác biệt so với biểu hiện chung của thơ ca Phật giáo thời Lý – Trần1, ông cũng đồng thời kiến tạo một mô hình không gian tƣơng đối loại biệt, mà ở đó, những dấu ấn mang tính vạch mốc, giới hạn của đời sống hiện sinh không còn hiện hữu hay đóng vai trò quan trọng; thay vào đó là sự mở rộng không ngừng và vƣợt bỏ các chiều kích của không – thời gian sinh tồn. Đặc điểm này, trên phƣơng diện ngôn từ, đƣợc thể hiện ngay ở việc sử dụng các thuật ngữ diễn đạt ý hƣớng nới rộng các đƣờng biên: “hải giốc thiên đầu” (góc bể chân trời), “thế ngoại” (ngoài cõi thế), hay trong sự phủ định các khái niệm không gian thông thƣờng: “hà hữu hương” (làng “không có làng”), hoặc trong ý muốn siêu xuất những ràng buộc, chế ƣớc của thế tục: “xuất phầnlung” (thoát khỏi lồng), “ký sơn lâm” (gửi thân nơi núi rừng). Tất cả đều gợi đến một cảnh giới giải thoát, nằm ngoài mọi tác động của điều kiện nhân duyên, tạo nên môi trƣờng cho sự khai phóng tinh thần của chủ thể, của con ngƣời:
“Thiên địa diếu vong hề mang mang,
Trượng sắc ưu du hề phương ngoài phương. Hoặc cao cao hề vân chi sơn,
Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương. Cơ tắc xan hề hòa la phạn,
Khốn tắc miên hề hà hữu hương. Hứng thời xuy hề vô khổng địch, Tĩnh xứ phần hề giải thoát hương. Quyện tiểu phại hề hoan hỉ địa,
1 Sự khác biệt của văn chƣơng Tuệ Trung trong việc xây dựng hình tƣợng xuất phát từ sự đan xen và phức hợp giữa các khuynh hƣớng thẩm mỹ của Tam giáo (trong trƣờng hợp này chủ yếu là Thiền và Đạo). Chúng tôi sẽ còn trở lại vấn đề này sau đây.
Khát bão xuyết hề tiêu dao thang.” (Phóng cuồng ngâm) (Ngắm trời đất sao mà mênh mông, Chống gậy nhởn nhơ ngoài thế gian. Hoặc đến chỗ núi mây cao cao, Hoặc đến chỗ biển nƣớc sâu sâu. Đói thì ăn cơm hòa la,
Mệt thì ngủ làng “không có làng”. Khi hứng thì thổi sáo không lỗ,
Nơi yên tĩnh thì thắp hƣơng giải thoát. Mệt thì nghỉ tạm ở đất hoan hỉ,
Khát thì uống no thang tiêu dao.)
Khúc ngâm mở ra một thế giới hết sức rộng lớn, đƣợc tô đậm bằng một loạt những hình dung từ mô tả các chiều kích của không gian “thiên địa”, “phương ngoại”, của “vân chi
sơn”, “thủy chi dương”. Trên nền không gian nhƣ vậy, dấu ấn hoạt động của con ngƣời
vẫn rất đậm nét, nhƣng không phải ở trạng thái trầm luân, lăn lóc giữa sinh tử, luân hồi của kiếp sống nhân sinh, hay tâm trạng cô đơn, trống trải trƣớc sự vô cùng, vô tận của đất trời nhƣ ở một số sáng tác thế tục, mà là phong thái tự do, tiêu dao, an thời xử thuận, thuận theo tự nhiên, hành xử theo thể tính của ngƣời dật sĩ ngay giữa cõi trần. Không còn phân biệt núi cao rừng sâu, tất cả chỉ còn là tùy duyên tùy tục, đói ăn khát uống. Bằng cách ấy, trong việc ứng xử với các hình thức của tồn tại, con ngƣời đã đi đến chiếm lĩnh và sống trọng vẹn mọi chiều kích của không – thời gian sinh tồn, tự do tự tại trong lạc thú giải thoát. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, với tinh thần khai phóng và buông bỏ triệt để những vƣớng mắc, câu chấp tục lụy thông thƣờng, chủ thể thẩm mỹ, trong trƣờng hợp này đã đạt đến và hòa mình vào cảnh giới siêu việt mọi giới hạn nhân sinh, không chỉ ở cấp độ ngôn từ hay thuần túy ở việc nới rộng về mặt hình các vạch mốc, mà ở cấp độ cao hơn, ngay trong chính sự buông xả nơi tinh thần của ngƣời dật sĩ đã thâu nhận đƣợc ý chỉ tối hậu của Thiền, Đạo. Ở đó, các hiện tƣớng của không gian vẫn xuất hiện nhƣng về bản chất đã bị vƣợt qua.
Một đặc điểm khác cũng cần lƣu ý khi nghiên cứu văn chƣơng Tuệ Trung là việc các sáng tác của ông vốn đƣợc xem nhƣ là những trƣờng hợp tiêu biểu cho xu hƣớng đan xen, hội nhập giữa các khuynh hƣớng thẩm mỹ của Tam giáo dƣới thời Lý – Trần. Do vậy, có thể thấy, những dấu ấn ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho, Đạo – đặc biệt là Đạo gia (không chỉ đối với cội nguồn triết học, việc xác định một con đƣờng tu tập hay sự lựa chọn mẫu hình nhân cách lý tƣởng mà còn với các quá trình văn học) là khá nổi bật, trong đó không loại trừ việc thể hiện các phƣơng diện của không – thời gian. Và về mặt này, nhƣ đã biết, Đạo gia xuất phát từ lý tƣởng thẩm mỹ về cái đẹp ngoài cõi nhân vi, cái đẹp của đạo, của “đại mỹ”, “chí mỹ”, “vô hạn chi mỹ”1, bên cạnh việc thể hiện hình ảnh của chủ thể thẩm mỹ đầy tính khai phóng, muốn vƣợt bỏ giới hạn, ràng buộc nhằm đạt tới sự thể nghiệm trạng thái tự do tuyệt đối, đồng nhất với đại tự nhiên, cũng biểu đạt một khách thể rộng lớn, đƣợc cụ thể hóa bằng không gian không giới hạn. Những mẫu hình lý tƣởng của Đạo đƣợc mô tả trong các kinh điển là bậc chân nhân thƣờng xuất trong trạng thái “không ăn năm loài thóc, chỉ hớp gió, uống sƣơng, nƣơng theo hơi mây, cƣỡi rồng mà bay ngao du ngoài bốn biển” [5, tr.121], thực chất có nhiều điểm tƣơng đồng với hình tƣợng ngƣời dật sĩ tiêu dao ngoài cõi ngoại của Thƣợng sĩ. Nói cách khác, trên phƣơng diện xây dựng hình tƣợng trung tâm cũng nhƣ thể hiện không gian của ông, những tƣ tƣởng và quan niệm thẩm mỹ của Đạo gia cũng để lại những dấu ấn nhất định. Tất nhiên, sự ảnh hƣởng nhƣ vậy không phải diễn ra một chiều, mà là sự đan xen, phức hợp có tính tôn ti, chính phụ. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là, trong tƣ tƣởng triết học cũng nhƣ văn chƣơng của Tuệ Trung, mặc dù Thiền học về căn bản vẫn giữ vai trò bản vị trong việc giao lƣu, tiếp hợp với Nho, Đạo, nhƣng ở nhiều thời điểm sự kết hợp giữa chúng là rất khó phân cắt, tạo thành những đặc điểm hết sức khác biệt so với nhiều sáng tác đƣơng thời. Trong khi, trên phƣơng diện kiến tạo hình tƣợng, sự hội nhập hình ảnh ngƣời ẩn sĩ và bậc Thiền gia trong một con ngƣời, tạo nên hình tƣợng (ngƣời dật sĩ) đa diện và rất khó bóc tách, thì trên phƣơng diện thể hiện không gian, sự nhất trí giữa Thiền – Đạo, nhƣ đã biết, lại kiến tạo nên một mô hình không gian siêu việt mọi giới hạn, mà ở đó, sự biểu hiện của nó không thuần túy diễn đạt một nhu cầu
giải thoát trong cuộc thể nghiệm nội tâm của ngƣời tu hành, mà xét từ góc độ triển hiện các vấn đề của khách thể thẩm mỹ, nó còn cho thấy một nhãn quan về tồn tại, về vấn đề “chân thực”.
Thực chất, sự giao lƣu, tiếp hợp giữa Tam giáo nói chung, sự kết hợp Thiền – Đạo nói riêng không phải cho tới thời Lý – Trần mới xuất hiện, mà về cơ bản, nội dung mang tính nền tảng, cơ sở của quá trình dung hợp này đã đƣợc thực hiện ở Trung Quốc ở thời kỳ Thiền tông hình thành và phát triển. Trong quá trình đó, những ảnh hƣởng của nội dung giáo nghĩa Phật giáo, đặc biệt là thuyết tính Không của Đại thừa đã đƣợc một số nhà Huyền học (nổi bật là Tăng Triệu với lý luận “bất chân cố không”) tiếp thu và kết hợp với tƣ tƣởng Lão Trang, khi tác động đến các quá trình văn học đã ảnh hƣởng lớn đến nhãn kiến về “hiện thực” dƣới thời Lục Triều, trong đó đáng chú ý là việc một số quan điểm muốn “cố gắng để thoát khởi “thế giáo”, theo đuổi một loại “chí nhân” nơi “phƣơng ngoại” [134]. Tôn Xƣớc (đời Tấn) trong Dụ Đạo luận viết: “Bị trói buộc trong vòng thế giáo, tha hồ ngắm dấu vết của Chu, Khổng thì cho rằng: chí đức nhƣ mức Nghiêu Thuấn là tột cùng. Vi ngôn tới nhƣ Lão, Dịch là đủ hết, thế thì làm sao thấy đƣợc diệu thú nơi phƣơng ngoại, huyền chiếu trong hoàn vũ nữa (ngƣời viết nhấn mạnh). Buồn thay! Mũ áo đẹp bỏ thói cởi trần, nhạc Thiều Hạ bỏ nếp dân dã. Chí nhân bị tuyệt bởi thói bừa bãi, đại đạo bị phế bởi kẻ gian ngoan”1. Việc theo đuổi loại “hiện thực” ngoài thế gian nhƣ vậy, thực chất đã đề xuất một quan niệm mới về vấn đề “chân thực”. Điều này khi đi vào quá trình sáng tác có ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi phƣơng diện của văn học, trong đó có vấn đề không gian. Do đó, có thể thấy rằng, việc biểu đạt không gian rộng lớn ở “ngoài cõi” nhƣ trong tác phẩm của Tuệ Trung không chỉ dừng lại ở việc thể hiện tinh thần khai phóng của con ngƣời, mà về bản chất, là xác lập một loại thực tại tuyệt đối, ngoài cõi thế tục, thuộc về cảnh giới giải thoát mang tính lý tƣởng. Loại thực tại này, về bản chất, không đối lập và mâu thuẫn với tinh thần truy cầu giải thoát ngay tại cõi tục của Thiền, bởi về căn bản, cái không gian đƣợc thể hiện vẫn
1
Dẫn theo Tôn Xƣơng Vũ [134]. Nguyên văn: “Triền thúc thế giáo chi nội. Tứ quan Chu Không chi tính. Vị chí đức cùng ư Nghiêu Thuấn. Vi ngôn tận hồ Lão, Dịch. Yên phục đổ phù phương ngoại chi diệu thú, minh trung chi huyền chiếu hồ. Bi phu chương phủ chi uy lõa tục. Thiều Hạ chi khí bỉ lí. Chí nhân tuyệt ư mạn tập, đại đạo phế ư khúc sĩ dã”. Xem thêm : http://www.cbeta.org/result/normal/T52/2102_003.htm
tại thế gian, nhƣng việc đạt đến tính chân thực của nó lại chính là sự phủ định đối với thế gian đó, cũng nhƣ bản thân việc giải thoát hay ngộ đạo đã bao gồm sự siêu việt khỏi những ràng buộc, chế ƣớc của không gian sinh tồn. Và nhƣ vậy, việc thể hiện loại không gian vƣợt bỏ các giới hạn trong thơ Tuệ Trung bên cạnh việc cho thấy những phƣơng diện của tinh thần chủ thể trong trạng thái giải thoát, tiêu dao tự tại cũng cho thấy một nhãn kiến của bậc Thiền gia đối với tồn tại.
Tiểu kết:
Trong chƣơng 2, sự triển hiện khách thể thẩm mỹ ở văn chƣơng Tuệ Trung đƣợc xem xét trên ba phƣơng diện chính yếu: việc xây dựng hình tƣợng, việc thể hiện thời gian và không gian. Ở phƣơng diện thứ nhất, hai hệ thống hình tƣợng đƣợc kiến tạo về văn bản, là hệ quả của cách nhìn thực tại dƣới hai dạng thức của Thƣợng sĩ, vốn cũng đƣợc trình bày phổ biến trong giáo nghĩa cũng nhƣ kinh văn Phật giáo. Trong đó, các hình tƣợng có xu hƣớng đi đến biểu đạt trạng thái tồn tại chân thực, tĩnh tại, thƣờng trụ của căn bản tự thể của chƣ pháp, cho dù vẫn đƣợc nắm bắt ở tình trạng biến động, hƣ ảo, không thƣờng. Cái sinh động, cái biến chuyển của chúng gợi nhắc đến trạng thái động loạn của thế giới hiện tƣợng, nhƣng nhìn chung, cái động đó, lại đƣợc quán chiếu dƣới cái tĩnh tại của bản thể, của thực tại tuyệt đối. Trong khi đó, không gian và thời gian với tƣ cách là những hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, của đời sống con ngƣời, cũng đƣợc Thƣợng sĩ triển hiện trong văn chƣơng dƣới hai hình thức tƣơng ứng với quan niệm về hai hình thức thực tại. Ở đó, khuynh hƣớng chủ yếu trong các tác phẩm của ông là thể hiện loại không – thời gian siêu việt các giới hạn, ràng buộc của đời sống hiện sinh để hòa nhập vào cảnh giới của chân lý tuyệt đối. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Tuệ Trung không quan tâm đến các phƣơng diện không – thời gian thế tục. Thực tế, những đặc điểm của phƣơng diện này đƣợc ông thể hiện tƣơng đối sinh động với các đặc tính vô thƣờng, biến ảo của chúng. Điều đáng chú ý là, đối với việc thể hiện không – thời gian ở các đặc tính nhƣ vậy, thay vì bộc lộ sự sợ hãi, lo lắng trƣớc sự ngắn ngủi, hữu hạn của không – thời gian sinh tồn, ông lại cho thấy một cái nhìn nhƣ thực về thế giới và sẵn sàng chấp nhận chúng nhƣ chúng vốn là. Ở điểm này, các phƣơng diện của khách thể đƣợc triển hiện là tƣơng đối loại biệt so với các sáng tác thơ ca thế tục.
CHƢƠNG 3: SỰ NHẤT THỂ CHỦ - KHÁCH THỂ VÀ CƠ CHẾ THẨM MỸ CỦA VĂN CHƢƠNG TUỆ TRUNG
Nhƣ đã trình bày, mặc dù luận văn đặt vấn đề nghiên cứu sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chƣơng Tuệ Trung, nhƣng thực chất cũng không thể tách rời việc tìm hiểu và luận giải các vấn đề của chủ thể. Bởi trong cách nhìn của Thiền, khách thể không khi nào tồn tại một cách độc lập, mà luôn đƣợc xác lập và biểu hiện trong mối liên hệ với các trạng thái tinh thần của chủ thể. Mặt khác, trong quá trình tu tập cũng nhƣ nhận thức thực tại, nhìn chung, Thiền gia có xu hƣớng đi đến trạng thái nhất thể giữa tâm và vật, giữa nội và ngoại, giữa ngã và các hiện tƣợng ngoại giới, siêu xuất mọi tƣ duy biện biệt. Bản chất của quá trình đó, trên phƣơng diện nhận thức, là không có trong – ngoài, sau – trƣớc, cũng không có chủ - khách, mà tất cả là một thể nhất nhƣ. Việc phân chia thành các khái niệm ở các chiều nhƣ đã đề cập (hình tƣợng, thời gian, không gian) chỉ có ý nghĩa là thao tác khoa học nhằm phát hiện những đặc điểm của văn học Thiền nói chung, văn chƣơng Tuệ Trung nói riêng, còn đối tƣợng nghiên cứu vốn nằm ngoài những biện biệt thông thƣờng. Do vậy, việc đặt mục tiêu nhận diện không chỉ những đặc sắc nghệ thuật mà cả các quá trình, cơ chế sáng tạo của bậc Thiền gia, trong trƣờng hợp này, cũng không thể loại trừ việc luận giải các dấu ấn của sự nhất thể giữa chủ – khách thể trong các sáng tác văn học Thiền của ông.
3.1. Từ vấn đề nhận thức của Thiền đến quá trình sáng tạo của văn học 3.1.1. “Tam vô” và phương pháp nhận thức của Thiền
Nói một cách sơ giản, con đƣờng từ nhận thức đến triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn học Thiền có thể đƣợc mô tả nhƣ là quá trình xuất phát từ một thế giới quan xác định, thông qua việc tu dƣỡng, đi đến đào luyện một thế giới tinh thần nội tại làm chủ thể tiếp xúc và biểu đạt các yếu tố khách quan1. Tức là, giữa thao tác nhận thức và việc thể hiện thực tại dƣới hình thức của văn chƣơng, nghệ thuật cần một yếu tố đóng
1 Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở Thiền là cái khách quan, trong trƣờng hợp này, vừa là đối tƣợng đƣợc biểu đạt nhƣng cũng vừa là một loại công cụ để bộc lộ các trạng thái của chủ thể.
vai trò trung gian, nhằm chuyển hóa và kết nối chung. Chính ở đây, phạm trù không tính cùng tam vô đƣợc các Thiền sƣ, trong đó có Tuệ Trung Thƣợng sĩ, vận dụng; trở thành nguyên lý chi phối đến mọi phƣơng diện của quá trình tri giác cũng nhƣ biểu đạt trong văn học. Trong khi, vấn đề thứ nhất, nhƣ đã biết, là khái niệm trung tâm của toàn bộ hệ thống tƣ tƣởng Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là Trung Quán tông, đƣợc Thiền tông tiếp thu và phát huy một cách triệt để trong cội nguồn triết học của học phái thì vấn đề còn lại lại là đặc sắc tƣ tƣởng, có vai trò quan trọng trong pháp môn đốn ngộ của Thiền học phƣơng Nam. Trong phẩm Định Tuệ nhất thể, Pháp bảo đàn kinh, Lục tổ Huệ Năng thuyết:
“Hỡi các thiện tri thức! Pháp môn này của ta từ các bậc Tổ đời trƣớc truyền lại, trƣớc hết lấy Vô niệm làm tông chỉ, lấy Vô tƣớng làm chân thể, Vô trụ làm căn