CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
2.1. Hệ thống hình tƣợng thể hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chƣơng Tuệ Trung
2.1.1. Các hình tượng biểu thị thế giới tính không
Không hay tính không, nhƣ đã trình bày, là vấn đề trung tâm trong thế giới quan của Thiền học cũng nhƣ của Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Sự hình dung về thế giới, về khách thể ở thuộc tính này, theo đó là những gì đƣợc diễn đạt trong các mệnh đề “sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”1 hay “phiền não tức Bồ đề”, “sinh tử thị Niết Bàn”; nghĩa là gắn liền với trạng thái nhất nhƣ, hƣ không, trống rỗng, vốn đƣợc một số nhà nghiên cứu xem nhƣ là “cái nhìn về bản thể” [100, tr. 158]. Tuy nhiên, thế giới đƣợc mô tả nhƣ vậy là biểu hiện của chân lý tuyệt đối, vốn không thể nghĩ bàn bằng tƣ duy logic thông thƣờng cũng nhƣ ngôn ngữ thế tục. Do vậy, việc nhận thức và biểu đạt nó dẫn đến hai phƣơng thức: hoặc kiến tạo các hình tƣợng gợi dẫn và biểu trƣng cho bản thể, hoặc thông qua sự thể hiện, đồng thời thấu triệt thế giới hiện hữu thƣờng nghiệm, giới hạn và tƣơng đối. Ở phƣơng thức sau thực chất sự triển hiện khách thể thẩm mỹ lại có liên quan đến quan niệm về hai hình thức của thực tại, hai nguyên lý đã đƣợc Bồ tát Long Thọ hệ thống hóa từ các kinh văn Đại thừa: thế tục đế (chân lý tƣơng đối) và đệ nhất nghĩa đế (chân lý tuyệt đối). Mục tiêu của cách quan niệm này không phải đi đến xác lập một thế lƣỡng nguyên về tồn tại, mà là thông qua kiến giải về thế giới khách thể ngay ở trạng thái trống rỗng tự tính, vô thƣờng, không chân thực và tòng thuộc duyên sinh để triệt ngộ thế giới bản thể. Tức là bằng sự quán sát về chân lý tƣơng đối mà đạt đến chân lý tuyệt đối. Phẩm Quán Tứ đế, Căn bản
Trung Quánluận viết:
“Nhược bất y tục đế Bất đắc đệ nhất nghĩa Bất đắc đệ nhất nghĩa Tắt bất đắc Niết Bàn” (Nếu không nƣơng tục đế Thì không đạt chân đế Nếu không đạt chân đế Thì không chứng Niết Bàn)
1 Bát Nhã Ba la mật đa tâm kinh
Theo khuynh hƣớng nhƣ vậy, các tác giả Thiền sƣ nói chung, Tuệ Trung Thƣợng sĩ nói riêng cũng đồng thời xây dựng hai hệ thống hình tƣợng, trƣớc tiên là các hình tƣợng biểu thị khách thể thuộc thực tại thƣờng nghiệm, mà ở đó tính không vừa là đối tƣợng biểu đạt, vừa quy định các nguyên tắc thẩm mỹ đối với quá trình sáng tạo.
Thế giới vạn pháp dƣới nhãn quan không tính, nhƣ đã biết, cũng tức là tồn tại trống rỗng cái tự tính, tự thể. Các sự vật, hiện tƣợng thông thƣờng không tự nó phát sinh, không tự nó hủy diệt, cũng không tự nó chuyển hóa. Sự vận động, biến hiện ở đó phải nƣơng vào, tựa vào, tòng thuộc vào các quan hệ nhân quả giữa “cái này” và “cái kia” trong một chuỗi liên hệ duyên khởi lẫn nhau. Điều này một mặt cho thấy, trên phƣơng diện tu tập, quán sát về thực tại, cảnh vật thƣờng không đƣợc các bậc Thiền gia nhìn nhận trong sự biệt lập, tách biệt hay đứng yên, nhƣng mặt khác, hệ quả của cách nhìn nhƣ vậy lại tạo ra một thế giới – khách thể luôn vận động, biến đổi hết sức sống động. Đặc điểm này, khi đi vào các tác phẩm văn học Thiền, cụ thể ở đây là sáng tác của Tuệ Trung, bản thân nó lại trở thành một biểu hiện của cái đẹp, một loại giá trị thẩm mỹ, là cội nguồn cho việc kiến tạo loại hình tƣợng tƣơng ứng:
“Sơn vân dã hữu xuất sơn thế,
Giản thủy chung vô đầu giản thanh. Tuế tuế hoa tùy tam nguyệt tiếu,
Triêu triêu kế hướng ngũ canh minh.”
(An định thời tiết) (Mây núi đã có cái thế bay khỏi núi,
Nƣớc suối không tiếng nào không phải là tiếng gieo vào lòng suối. Hàng năm, hoa vẫn nở vào tháng ba,
Sáng sớm, gà vẫn gáy vào canh năm.)
Nhan đề bài thơ đề cập đến vấn đề thời tiết, nhƣng đó không phải câu chuyện của giới tự nhiên, mà là câu hỏi về lai lịch con đƣờng sống chết, vốn là nỗi ám ảnh chung thân của tất cả chúng sinh chƣa giác ngộ. Điều đáng chú ý là, trong một tác phẩm có khuynh hƣớng diễn đạt Thiền lý, cùng với thái độ cho rằng sinh tử là vấn đề không cần phải bàn tới, Tuệ Trung lại xây dựng các hình tƣợng nhƣ là những gợi dẫn cho quan điểm của
mình. Về mặt thi liệu, những hình tƣợng đƣợc ông sử dụng đều tƣơng đối quen thuộc, thƣờng xuất hiện trong cổ thi nhƣ hoa, kê, sơn vân hay giản thủy. Tuy nhiên, cách thể hiện thông qua cấu trúc ngữ pháp đặc biệt khiến cho ý nghĩa của chúng có phần khác biệt. Cùng sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để dẫn dụ triết lý Thiền, nhƣng “sơn vân” – “giản thủy” ở liên thơ trên không giống với “vân khởi thì” – “thủy cùng xứ” trong thơ thơ Vƣơng Duy1 hay “vân nhàn” trong thơ Trần Nhân Tông2. Chúng không gợi nhắc đến một áng mây, một dòng suối cụ thể, mang đặc tính – cho dù là đặc tính “nhàn” – cũng không đƣợc thể hiện nhƣ một phù hiệu cho trạng thái tinh thần của chủ thể. Hai dòng thơ với nhiều động từ và cấu trúc ngữ pháp đặc biệt: sau “vô” phủ định có “một chữ Ngoại hay Biệt ngầm” [14, tr.354] khiến cho ý thơ cũng nhƣ hàm nghĩa của hình tƣợng thay đổi, đi đến diễn đạt cách nhìn đối với sinh tử nhƣ là quy luật của tự nhiên. Ở cách thể hiện này, bên cạnh việc chuyển tải thái độ ứng xử với vấn đề sống – chết, bản thân hình tƣợng lại cho thấy dáng dấp của khách thể hàm tàng sự lƣu chuyển, biến động không ngừng. Mây không ở trạng thái đứng yên hay “nhàn trôi” mà đã có thế bay khỏi núi; nƣớc khe không tĩnh tại ở “nơi tận cùng của dòng nƣớc”, mà “không tiếng nào không đổ vào lòng suối”. Trong khi đó, ở liên thơ còn lại, cặp hình tƣợng “hoa” – “kê” đƣợc thể hiện trong sự đăng đối cả về cấu trúc câu thơ lẫn phƣơng diện thời gian cho thấy một tính chất khác của khách thể. Sự xuất hiện của “tuế tuế” – “triêu triêu” ở đầu mỗi dòng gợi nhắc những sự kiện lặp lại theo quy luật dƣờng nhƣ không đổi: hoa vẫn nở vào tháng ba, gà vẫn gáy vào buổi sáng. Nhƣng hoa nở, gà gáy ở đó là “tùy” vào các nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết – những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho hoạt động của chúng – còn bản thân chúng cũng nhƣ việc nở, việc gáy là không có tự tính. Mặt khác, hoa không tự nó nở nhƣng cũng không vì ai mà nở; gà không tự nó gáy, cũng không vì ai mà gáy. Sự vận động của chúng chỉ đơn giản là “pháp tự nhiên” mà chuyển hóa thuận theo quy luật của vũ trụ3. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, các thế giới hiện tƣợng
1 Vƣơng Duy – Chung Nam biệt nghiệp
2 Trần Nhân Tông – Lạng Châu vãn cảnh
3
Ở đây, trong sự thể hình tƣợng an thời xử thuận, pháp tự nhiên thực chất gắn liền với những dấu ấn ảnh hƣởng của Đạo gia đối với văn chƣơng Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Đối với vấn đề này, chúng tôi đã có dịp đề cập đến và giải quyết trong bài luận tốt nghiệp đại học của mình. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không có điều kiện để thảo luận sâu thêm, mà chỉ đề cập đến những các biểu hiện của sự ảnh hƣởng này trong các trƣờng hợp cụ thể.
là rất động, nhƣng cái nguyên lý, luật tắc của vũ trụ là tĩnh tại, là không thay đổi. Ở đó, việc thể hiện chúng thông qua các hình tƣợng lại cũng hàm chứa một cách nhìn, một thái độ của bậc Thiền gia đối với các vấn đề của thế giới, của đời sống, mà nổi bật là sinh tử.
Ở một phƣơng diện khác, từ sự thấu triệt về tự tính không của tồn tại, các Thiền sƣ nói chung, Tuệ Trung Thƣợng sĩ nói riêng thƣờng đi đến trình bày một quan niệm khác về thế giới. Theo đó, đối với sự hiện hữu của vạn pháp, mặc dù về bản chất chúng là không chân thực, nhƣng về mặt hiện tƣợng, ngƣời ta vẫn nhận thấy chúng là có hiện hữu.Cách nhìn này khi đi vào văn chƣơng, nghệ thuật Thiền tạo thành một loại lý luận đặc biệt, đƣợc các nhà Thiền học ví nhƣ “hoa trong gƣơng, trăng nơi đáy nƣớc” hay “kính hoa thủy nguyệt”:
“Tùng phong thủy nguyệt minh,
Vô sắc diệc vô hình. Sắc thân như các thị,
Không không tầm hưởng thanh.”
(Tô Minh Trí – Tầm hƣởng) [68, tr.524] (Gió trên cành thông, trăng sáng ở dƣới nƣớc, Không có bóng cũng không có hình.
Sắc than cũng nhƣ thế đó,
[Muốn tìm nó có khác chi] tìm tiếng vang ở trong khoảng không trung.)
Ở đây, “tùng phong”, “thủy nguyệt” vẫn là có, nhƣng là cái có ở trạng thái không bóng, không hình. Do vậy, đối với nhu cầu nhận thức, tri giác của chúng sinh, chúng không phải hƣ vô nhƣng cũng không dễ nắm bắt. Tuy nhiên, chính bởi đặc điểm này mà việc thể hiện chúng lại là khiến cho hình tƣợng thơ Thiền trở nên hết sức biến ảo, sống động và tràn đầy âm sắc. Nghiêm Vũ trong Thương Lang thi thoại – tác phẩm lý luận cổ điển tiêu biểu cho khuynh hƣớng “dĩ Thiền dụ thi” – khi luận bàn về chuẩn mực thẩm mỹ của thi ca đời Đƣờng cũng đề cập đến vấn đề “kính hoa thủy nguyệt”: “Thịnh Đường chư nhân duy tại hứng thú, linh dương quải giốc, vô tích khả cầu. Cố kỳ diệu xứ thấu triệt linh lung, bất khả tấu bạc, như không trung chi âm, tướng trung chi sắc, thủy trung
chi nguyệt, kính trung chi tượng, ngôn hữu tận nhi ý vô cùng.”1 (Những nhà thơ thời Thịnh Đƣờng chỉ sáng tác khi nào có hứng thú, không để lại một vết gợn nào, tựa nhƣ con linh dƣơng treo sừng. Vì vậy chỗ thần diệu của thơ họ trong vắt lung linh, không thể gom vào đƣợc, nhƣ âm thanh giữa tầng không, nhƣ thần sắc nơi hình tƣớng, nhƣ bóng trăng in đáy nƣớc, nhƣ hình ảnh trong mặt gƣơng, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng). Ở đây, “bóng trăng in nơi đáy nƣớc, hình ảnh trong mặt gƣơng” là không thực có, là huyễn ảo, nhƣng cái huyễn ảo đó vẫn rất đẹp, vẫn giàu âm sắc, phong vị và xuất hiện đầy mỹ cảm trong thơ.
Cũng nhƣ nhiều tác gia đƣơng thời, đối với vấn đề “kính hoa thủy nguyệt” với tƣ cách nhƣ một loại mỹ học về trạng thái không chân thực của khách thể, Tuệ Trung Thƣợng sĩ cũng chú ý thể hiện nó ở hai dạng thức. Trong khi dạng thức thứ nhất chủ yếu là việc so sánh các vấn đề của tồn tại nhƣ thân, nghiệp, tâm, tính…với huyễn kính,
ảnh:
“Thân như huyễn kính nghiệp như ảnh,
Tâm nhược thanh phong tính nhược bồng.”
(Vạn sự quy nhƣ)
(“Thân” nhƣ gƣơng ảo, “nghiệp” nhƣ bóng, “Tâm” nhƣ gió mát, “tính” nhƣ cỏ bồng.)
thì ở dạng thức thứ hai, khách thể lại đƣợc thể hiện đằm sâu trong các hình tƣợng hƣ huyễn, biến ảo:
“Sương dung tẩy hạ hà phương trạm,
Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa,
Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh,
Đông lưu phó hải khởi hồi ba.”
(Thế thái hƣ huyễn) (Vẻ sƣơng tắm hạ, sen mới đâm bông, Sắc gió vời xuân đến, mai đã nở hoa.
Mặt trăng phƣơng Tây đã chìm xuống chân trời thì bóng trăng khó quay trở lại,
Dòng Đông đã ra tới biển thì sóng nƣớc há có thể trở về.)
Những câu thơ giàu hình ảnh dẫn ra một bức tranh thiên nhiên thông thƣờng, gần gũi nhƣng nhiều sức gợi. Vẫn với cách sử dụng mật độ đậm đặc các động từ, Tuệ Trung tạo một cảm giác về sự vận động không ngừng của hình tƣợng trong nội bộ các dòng thơ. Sƣơng vừa tắm hạ, sắc gió xuân vừa đến – thời tiết, khí hậu thay đổi – thì các loài hoa đã chuyển trạng thái. Mặt trăng đã xuống ở phƣơng Tây, dòng Đông đã ra tới biển đều khó quay trở về. Tất cả đều thƣờng chuyển, hƣ huyễn trong một không gian không thƣờng, biến ảo. Ở đó cũng có một bông sen nhƣng không phải bông sen tịch tĩnh, siêu việt trong lò lửa nhƣ thƣờng bắt gặp trong thơ Thiền cũng nhƣ trong một số sáng tác khác của Tuệ Trung. Đóa mai cũng xuất hiện nhƣng không phải “đóa mai sân trƣớc” siêu xuất sinh tử, luân hồi trong thơ Mãn Giác, lại càng không phải bông hoa “tự nhiên nhân hóa” mang tinh thần tự tín, tự nhiệm, ƣu trội trong thơ Nho gia. Chúng hiện hữu vừa thực, vừa ảo, trong vô có hữu, trong không có sắc. Ngƣời ta vẫn hình dung đƣợc đƣờng nét, hình khối hay màu sắc, hoặc nhận biết đƣợc sự hiện diện của chúng nhƣng lại không thể nắm bắt, không thể tƣ duy mà chỉ có thể cảm nhận ở cảnh giới triệt ngộ về thế giới tính không, thế giới bản thể. Và sự thƣởng thức thẩm mỹ đối với vẻ đẹp của chúng không đơn thuần là cảm giác về sự hài hòa của hình khối, tỷ lệ mà là cái nhìn nhƣ thực về tình trạng không chân thực của hiện tƣợng – nhƣ chúng vốn là, cũng nhƣ sự hƣ huyễn của đời ngƣời, của thế thái1
:
“Quân khan Vương, Tạ lâu tiền yến,
Kim nhập bình thường bách tính gia.”
(Anh hãy xem đàn én trƣớc lầu họ Vƣơng, họ Tạ, Nay xuống đỗ ở nhà trăm họ bình thƣờng.)
Hai câu kết của bài thơ sử dụng điển cố rút từ tác phẩm Ô Y hạng của Lƣu Tích Vũ đời Đƣờng – vốn đƣợc nhiều tác gia đời sau sử dụng để diễn đạt về sự biến hóa bể dâu của đời sống nhân sinh – nhƣng không phải để thể hiện sự cảm thán của chủ thể nhƣ thƣờng thấy. Sự xuất hiện của cụm từ “quân khan” ở đầu câu thơ cho thấy rõ nét ý hƣớng “chỉ
1 Archie J. Balm trong Buddhist Aesthetics [Mỹ học Phật giáo] cho rằng: “Đối với Phật giáo, cứu cánh của cuộc sống là thẩm mỹ. Niết Bàn là sự thƣởng thức bản thân cuộc sống nhƣ là giá trị nội tại. [...] Thế giới này, cuộc sống này là giá trị nội tại. Niết Bàn là sự thƣởng thức thẩm mỹ đối với những gì nhƣ nó vốn là” [139, pg.250].
rõ”, khuyên nhủ chúng sinh hãy thấu suốt về bản chất không thƣờng, biến ảo của đời ngƣời, của tồn tại. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, mặc dù xây dựng các hình tƣợng đầy màu sắc, sống động, nhƣng mục tiêu của Tuệ Trung không phải là việc mô tả khách thể nói chung, mà ở đó cũng hàm chứa một nhãn kiến về thực tại, trong sự thấu triệt về sắc không, về tính không chân thực và thƣờng chuyển của thế giới. Ở điểm này, sự thể hiện nó trong văn chƣơng có sự gặp gỡ với việc ngoại hóa quan niệm về cái vô thƣờng:
“Quang âm lưu thủy,
Phú quý phù vân. Phong hỏa tán thì, Lão thiếu thành trần.”
(Trữ từ tự cảnh văn) (Ngày tháng nhƣ nƣớc trôi, Giàu sang nhƣ mây nổi. Khi gió, lửa tan đi, Thì trẻ, già thành bụi)
Vô thƣờng, nhƣ đã biết, là nhãn kiến của nhà Phật về tình trạng lƣu chuyển, không thƣờng trụ của thực tại thƣờng nghiệm, khi đi vào văn học, thƣờng đƣợc thể hiện gắn liền với sự ngắn ngủi, nhất thời, già cỗi, tàn phá, hủy hoại của hiện tƣợng, của con ngƣời. Những hình ảnh ám chỉ tới chuyện sinh tử, sắc thân bại hoại nhƣ điện chớp, “dĩ đồi thì”, “dĩ lão thiếu niên đầu” là những ảnh thƣờng xuyên xuất hiện trong thơ Thiền cũng nhƣ thơ của Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Tuy nhiên, cũng nhƣ sự thể hiện những hình tƣợng biểu hiện thế giới vô tự tính, “kính hoa thủy nguyệt”, sự diễn đạt về quan niệm thế giới vô thƣờng không phải đi đến bộc lộ sự cảm thán của con ngƣời về tình trạng “bãi bể nƣơng dâu” mà thực chất nhằm đạt đƣợc “tri kiến vô thƣờng” để làm cơ sở cho việc ứng xử với thực tại với tất cả những đặc tính của nó:
“Phong thủy đáo thì ba hốt động,
Hỏa tân giao xứ diệm tài sinh. Phương tri tứ đại nguyên vô tế,
(Vấn Phúc Đƣờng Đại sƣ tật) (Khi nƣớc gặp gió thì sóng bỗng nổi dậy, Nơi củi gặp lửa thì sự cháy bùng lên. Thế mới biết tứ đại vốn là hƣ ảo,
Hãy phó mặc cho nó men theo đƣờng Kiếm Các mà đi.)
Hiện thực cũng nhƣ sự tồn tại của con ngƣời về bản chất là sự hội hợp giữa các điều