CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
1.2. Thế giới quan Phật giáo
1.2.3. Thế giới quan Thiền tông
Nhƣ đã đề cập ở trên, Thiền tông là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa. Do đó, mặc dù trong quá trình phát triển của mình, Thiền đã tiếp thu nhiều “yếu tố Trung Hoa”1 về mặt tƣ tƣởng cũng nhƣ các kiến giải đối với các vấn đề cụ thể, nhƣng trên phƣơng diện tƣ tƣởng triết học, nó vẫn tiếp tục phát huy những nguyên lý căn bản của giáo lý Đại thừa, mà nổi bật là thuyết tính không của Trung Quán và quan niệm về tâm – thức của Duy thức. Điều đáng chú ý là, hai hệ thống tƣ tƣởng vốn đƣợc cho là khác biệt nêu trên lại đƣợc Thiền tông đồng thời kết hợp, để từ đó đƣa ra một chủ thuyết đặc thù và độc đáo, làm nền tảng cho những luận giải đối với các vấn đề của học phái cũng nhƣ xác lập những ứng xử cụ thể đối với thế giới, với thực tại.
Tƣơng tự nhƣ giáo lý nhị đế của Phật giáo Đại thừa, Thiền tông trong cách hình dung về thế giới cũng thể hiện rõ nét sự phân biệt về hai hình thức của tồn tại mà ở đó đối tƣợng cần nhận thức không phải thế giới của các hiện tƣợng thƣờng nghiệm, mà là
1 Nhiều học giả nhƣ Suzuki, Ngô Di, Tôn Xƣơng Vũ…gặp nhau ở quan điểm cho rằng Thiền là sản phẩm của Phật giáo Trung Hoa do những đóng góp của ngƣời Trung Hoa không chỉ ở những phƣơng diện tƣ tƣởng cụ thể với vai trò nổi bật của Tăng Triệu, Đạo Sinh…mà cả về mô thức tƣ duy. Việc Thiền chủ trƣơng “Đảm thủy khảm sài, vô phi diệu đạo” về cơ bản vẫn đi theo truyền thống Trung Quốc, vốn vẫn đƣợc Nho, Đạo phát huy. Tất nhiên, đây là một vấn đề phức tạp hơn mà do khuôn khổ của luân văn, chúng tôi không có điều kiện trình bày sâu thêm.
một thực tại chân thực, thƣờng hằng, siêu việt mọi tƣ duy logic và ngôn ngữ thông thƣờng, vốn “có thể tạm biểu đạt bằng khái niệm “Không” hay “Chân nhƣ” hoặc “Nhất nhƣ”[111, tr.26]. Nói cách khác, đối với các nhà tƣ tƣởng của Thiền học, Không chính là bản thể của toàn bộ tồn tại. Bài kệ nổi tiếng của Lục Tổ Huệ Năng:
“Bồ đề bản vô thụ Minh kính diệc phi đài Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai” [39, tr.23 – 24] (Bồ đề không phải cây
Gƣơng sáng chẳng phải đài Tự tính không một vật Bụi bặm bám vào đâu)
Đặt cạnh bài kệ của Thần Tú không chỉ cho thấy sự khác biệt giữa các khuynh hƣớng tu tập trong nội bộ tông phái, mà còn cho thấy sự khác biệt về quan niệm cũng nhƣ cách hình dung về bản chất tối hậu của tồn tại. Bài kệ nêu lên một loạt những phủ định: vô, phi, vô đối với các ý niệm: thị, như, cần phất thực, nhƣng đó không phải là sự phủ định đơn thuần giữa cái không và cái hữu, mà xuất phát từ cái không bản thể. Nói cách khác, sự phủ định đƣợc nêu lên trong bài kệ của Lục tổ chỉ có thể xác lập căn cứ trên quan niệm về Không, vốn đƣợc thể hiện tập trung trong các kinh văn Đại thừa cũng nhƣ trong Căn bản trung quán luận của Long Thọ. Tuy nhiên, khác với Trung Quán, Thiền học trong khi quán chiếu về không nhƣ là thực tƣớng của tồn tại lại có khuynh hƣớng phát huy cái diệu dụng của không hay hƣ không, gắn liền tính không trong chủ thể nhận thức:
“Các thiện tri thức! Thế giới hƣ không có thể bao hàm thể sắc, hình tƣớng của muôn vật: mặt trời, mặt trăng, các vì sao, núi sông đất lớn, suối nguồn, ngòi khe, cỏ cây, rừng rậm, ngƣời thiện kẻ ác, thiện pháp ác pháp, thiên đƣờng địa ngục. Hết thảy biển cả, các núi Tu di đều ở trong cái hƣ không đó. Diệu tính chân không của ngƣời đời cũng bao hàm của vạn pháp cũng nhƣ vậy” [39, tr.36 – 37]
Trong đoạn kinh trên, “thế nhân tính không” (diệu tính chân không của ngƣời đời) là khái niệm đƣợc dùng để chỉ cái “tính không” trong chủ thể. Điều đáng lƣu ý là, cái “tính không” đó lại đƣợc cho là cũng có thể có cái diệu dụng nhƣ cái không bản thể. Nghĩa là, trong tƣ duy của thiền học đã có sự chuyển nhập cái “thế giới hƣ không” vào mỗi chúng sinh nhƣ là một tự tính có sẵn và đầy đủ diệu dụng. Quan niệm này rõ ràng có liên quan đến quan niệm Phật tính luận vốn phổ biến trong Thiền học. Nhƣng ở đây nó còn liên quan tới một khái niệm khác, vốn đƣợc coi là đặc chất của tông phái: Tâm.
“Tâm” trong tƣ tƣởng Thiền học còn thƣờng diễn đạt cùng với khái niệm “tính” hay “tự tính” trong mệnh đề “minh tâm kiến tính”. Trong mệnh đề đó, tâm và tính thực chất là một. Hoạt động “soi sáng tâm để thấy tính”, khi thành tựu sẽ đƣa lại kết quả là sự nhận rõ cái thể tính của tâm. Khi đó, tâm là tính và ngƣợc lại tính cũng là tâm. Trong các kinh điển của Thiền học, khái niệm này cũng thƣờng đƣợc đề cập qua sự mô tả về tự tính:
“Các thiện tri thức! Tự tính có thể bao hàm hết thảy nên gọi là lớn. Muôn pháp đều ở trong tự tính của mọi ngƣời.” [39, tr.37]
Ở đây, tự tính cũng đƣợc diễn tả là có khả năng hàm chứa muôn pháp, đồng thời cũng hiện hữu trong mỗi chúng sinh – chủ thể. Từ đây, kết hợp với đoạn kinh vừa trích ở trên, ta có một “tam đoạn luận” mà kết quả của nó cho thấy, thực chất Tâm, tính và Không đều là một và là bản thể, sẵn có trong mỗi tồn tại. Tức là, đối với cách hình dung này về thể tính của thực tại, Thiền tông đã kết hợp cả thuyết tính Không của Trung quán với quan niệm về Tâm – Thức của Duy Thức để xác lập một loại bản thể: Tâm Không. Theo đó, quá trình nhận thức về thực tại không phải là hƣớng ra ngoài, mà là quay trở về nội chiếu để trực ngộ cái thể tính của tâm. Đây cũng là nguồn gốc của phƣơng thức tu tập đặc biệt của Thiền.
Ở một phƣơng diện khác, nhƣ đã trình bày, bản thể của Thiền là không, hay tâm không có sẵn trong mỗi chúng sinh. Cái bản thể này là siêu việt và không thể nhận thức bằng tƣ duy hay ngôn ngữ của nhân vi. Tuy nhiên, chúng sinh thƣờng chấp trƣớc, mê lầm nên bị bám víu vào thế giới muôn sai vạn biệt. Do đó, Thiền tông cũng nƣơng theo cái hiện tƣợng, ngôn ngữ, coi việc quán sát về nó nhƣ là phƣơng tiện nhận chân cái bản
chất của tồn tại. Ở điểm này, Thiền học cũng nhƣ cách nhìn của Phật giáo nói chung cho rằng thế giới hiện tƣợng là biến ảo, hƣ nát, không thƣờng còn và không nằm ngoài sự chi phối của nhân duyên. Nghĩa là, thế giới ở đó là không phải là một tồn tại chân thực. Mặt khác, nó lại phụ thuộc vào sự biến hiện của tâm. “Ngoài tâm ra, không một vật gì có thể dựng đặt đƣợc” [39, tr.142].